Bệnh viêm phổi là một trong số căn bệnh truyền nhiễm mà trẻ nhỏ dưới 5 tuổi thường hay mắc phải. Nếu cha mẹ không phát hiện sớm để trẻ viêm phổi kéo dài có thể dẫn tới tử vong. Để đảm bảo sự an toàn tính mạng cho trẻ trước căn bệnh nan y này, các bậc phụ huynh nên nắm vững những kiến thức sau đây.
Những nguyên nhân gây viêm phổi kéo dài ở trẻ
Viêm phổi kéo dài hay còn gọi là viêm phổi mãn tính: viêm phổi trên lâm sàng và X-quang kéo dài từ 4 tuần trở lên.
Ngoài yếu tố thời tiết thay đổi, môi trường ô nhiễm thì các nguyên nhân có thể dẫn tới bệnh viêm phổi lâu ngày ở trẻ nhỏ là:
-
Ủ quá ấm
Thời tiết lạnh, nhiều mẹ nghĩ rằng cứ ủ thật nhiều quần áo cho con sẽ tránh bị viêm phổi mãn tính và các bệnh phổi khác. Tuy nhiên, thực tế thì việc làm như vậy có thể sẽ gây thêm nhiều bệnh cho trẻ.

Thân nhiệt của con trẻ không giống như người lớn. Trẻ có thể cảm thấy nóng hoặc lạnh nhanh hơn. Trong thời tiết đang rất lạnh mà trẻ chạy nhảy, chơi đùa có thể toát mồ hôi nên việc mặc quá ấm sẽ làm mồ hôi không thoát được ra ngoài dẫn tới thẩm thấu ngược vào trong gây viêm phổi kéo dài, lâu khỏi.
=>>> Chuyện gì sẽ xảy ra khi bị viêm phổi do virus? |
-
Khó phân biệt triệu chứng viêm phổi kéo dài
Sốt cao, kéo dài kèm ho có đờm, đau tức ngực, khó thở là những triệu chứng có thể xuất hiện ở nhiều bệnh lý khác nhau như bệnh viêm phế quản mãn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,… nên cha mẹ thường không phân biệt được. Tuy nhiên, nếu trẻ sốt cao, kéo dài 2-3 ngày liền thì cha mẹ nên nghĩ ngay đó là bệnh viêm phổi.
-
Không có biện pháp phòng ngừa nguy cơ lây lan bệnh

Viêm phổi do virus hoặc vi khuẩn thường lây qua chất dịch phát ra từ miệng và mũi của người bệnh. Khi người bệnh bị ho, hắt hơi hoặc sử dụng chung ly nước, dụng cụ đựng thức ăn, hay tiếp xúc gần trẻ nhỏ sẽ làm bé bị viêm phổi nặng hơn, kéo dài hơn.
-
Trẻ bị viêm phổi kéo dài có liên quan tới suy dinh dưỡng
Khi trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ làm suy yếu hệ thống miễn dịch, không thể chống lại các bệnh một cách tốt nhất. Bởi vậy, một chế độ ăn uống kém dinh dưỡng và không khoa học sẽ làm con bạn bị viêm phổi kéo dài.
Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh viêm phổi kéo dài
Để chẩn đoán chính xác bệnh viêm phổi kéo dài, bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử; khám lâm sàng kỹ trước khi thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng.
Các xét nghiệm cần thực hiện:
- Chụp X-quang tim phổi thẳng.
- Xét nghiệm tầm soát lao, HIV.
- CTM, VS, CRP, chức năng gan – thận, ion đồ.
- Siêu âm bụng để tầm soát trào ngược dạ dày, siêu âm tim.
- Hút dịch khí quản qua đường mũi (NTA), hút dịch qua nội khí quản (ETA). (nếu bệnh nhân được đặt nội khí quản).

Xét nghiệm khác
Tùy thuộc vào các triệu chứng lâm sàng mà có thể thực hiện thêm một số xét nghiệm khác như:
- CT scanner ngực: chỉ định khi viêm phổi kéo dài. Trường hợp viêm phổi tái phát cần cân nhắc. Xét nghiệm này để lọai trừ dị vật đường thở hoặc dị dạng bẩm sinh đường hô hấp.
- Sinh thiết phổi: khi vẫn không tìm được nguyên nhân gây viêm phổi; sau khi đã thực hiện các xét nghiệm trên.
- Hô hấp ký: trẻ từ 6 tuổi, khi đã loại trừ lao và không có chống chỉ định.
- Khí máu động mạch.
- Trường hợp viêm phổi kéo dài thực hiện nội soi hô hấp – Rửa phế quản phế nang (LBA).
Thực hiện xét nghiệm miễn dịch: Được bác sĩ chỉ định khi nghi ngờ bị nhiễm trùng nặng, nhiễm trùng dai dẳng; các biểu hiện và tác nhân gây viêm phổi hiếm gặp. Các xét nghiệm đó gồm:
- Định lượng Immonuglobulin.
- Điện di đạm.
- Định lượng lympho T, B.
Nguyên tắc điều trị viêm phổi kéo dài ở trẻ
Thực hiện đúng theo phác đồ điều trị viêm phổi kéo dài mà bác sĩ chỉ định.
Thuốc kháng sinh: Thời gian đầu theo phác đồ điều trị viêm phổi bệnh viện (nếu nghi nghiễm trùng bệnh viện); hoặc phác đồ điều trị viêm phổi cộng đồng. Tùy theo đáp ứng điều trị, tuổi người bệnh, mức độ bệnh; và kết quả vi trùng học (rửa phế quản – phế nang, ETA, NTA) mà có kháng sinh thay thế.
Điều trị các bệnh lý đặc hiệu đi kèm viêm phổi như: Trào ngược dạ dày thực quản, hen suyễn, dị dạng phổi bẩm sinh, tim bẩm sinh, suy giảm miễn dịch…
Điều trị hỗ trợ: vật lý trị liệu, chữa trị triệu chứng bệnh và chế độ ăn uống, tập luyện.
Những điều trị khác:
Sử dụng thuốc nhóm Corticoid nếu là viêm phổi kẽ sau khi đã loại bỏ lao.
Phẫu thuật cắt thùy phổi: được chỉ định hạn chế. Chỉ áp dụng trong trường hợp viêm phổi mãn tính khu trú ở thùy phổi mất chức năng, cấu trúc thùy phổi bị phá hủy; abcès phổi (nhiều ổ nhỏ hay một ổ abcès lớn chiếm toàn bộ thùy phổi); giãn phế quản.

Phương pháp phòng bệnh viêm phổi kéo dài ở trẻ nhỏ
- Vào mùa đông, các mẹ nên mặc đủ ấm cho con. Chọn các loại áo quần thoải mái, giữ được thân nhiệt cho bé.
- Tránh đưa trẻ tới chỗ đông người khi bị viêm phổi đề phòng bệnh tăng nặng, khó chữa trị.
- Đối với trẻ từ 0-6 tháng nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn và kéo dài cho đến khi được 18-24 tháng tháng tuổi. Ngoài ra, nên chăm sóc và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để bé tăng cường hệ miễn dịch chống chọi với bệnh tật một cách tốt nhất.
Bệnh viêm phổi hoàn toàn có thể chữa khỏi được dễ dàng bằng kháng sinh thích hợp amoxicillin nếu bệnh nhân được phát hiện sớm. Vì vậy, khi cha mẹ thấy trẻ có hiện tượng tím tái toàn thân; khò khè, khó thở; ho khan hoặc ho có đờm lâu ngày không khỏi thì nên đưa trẻ cấp cứu kịp thời; ngăn ngừa biến chứng gây tử vong do bệnh viêm phổi kéo dài gây nên.