Mặc dù người ta vẫn nói không thể tránh khỏi những dị nguyên khiến viêm mũi trở nên trầm trọng, thế nhưng đừng vì thế mà coi thường việc ăn uống. Những gì bạn tiêu thụ hàng ngày hoặc là giúp giảm bớt triệu chứng, hoặc chính là nguyên nhân khiến viêm mũi dị ứng nặng hơn. Hãy cùng tìm hiểu xem viêm mũi dị ứng không nên ăn gì nhé!
Viêm mũi dị ứng không nên ăn gì?
Viêm mũi dị ứng xảy ra khi hệ miễn dịch bị tấn công bởi các tác nhân mà cơ địa dị ứng như lông động vật, phấn hoa; bụi bẩn, thời tiết, nấm mốc…
Triệu chứng chủ yếu của căn bệnh này là những tràng hắt hơi bất tận, ho, chảy nước mũi, đau họng, ngứa mũi, tắc nghẽn mũi, khó thở…

Chế độ ăn uống góp phần tích cực vào việc điều trị bệnh, ngược lại thì nếu lựa chọn thực phẩm không đúng, triệu chứng của bạn sẽ thê trầm trọng. Vậy viêm mũi dị ứng không nên ăn gì?
Trái cây kích thích viêm mũi
Một số trái cây sẽ kích thích dị ứng phấn hoa và thực phẩm trong bệnh viêm mũi dị ứng. Ngay trong những loại trái cây dường như vô hại, vỏ của chúng cũng có thể chứa lông và gây dị ứng, chưa kể đến thành phần bên trong. Những người viêm mũi dị ứng nên tránh chuối, dưa… vì những loại quả này chứa thành phần gây ô nhiễm phân tử tương tự như cỏ dại. Đương nhiên không phải loại hoa quả nào cũng khiến bạn bị dị ứng mũi, có rất nhiều trái cây tốt cho sức khỏe mà vẫn an toàn với bạn. Nếu không ngại thì hãy ăn vài miếng để test xem viêm mũi liệu có phản ứng với loại trái cây này không.
Thực phẩm gây dị ứng
Đương nhiên, bạn dị ứng với những thực phẩm nào thì nên tránh xa chúng. Ngay cả khi bạn nghĩ rằng chúng chẳng liên quan gì đến chứng viêm mũi dị ứng của mình, thế nhưng sự kích ứng từ bên trong vẫn luôn xảy ra bởi yếu tố cơ địa.

Rau
Một số loại rau sẽ gây dị ứng viêm mũi bao gồm ngô và cần tây. Cần tây có chứa các protein giống với phấn hoa cỏ, là chất kích thích mạnh cho dị ứng. Nếu bạn thích ăn 2 loại thực phẩm này thì có một cách rất đơn giản, đó là xóc bỏ bụi vẩy (ngô) và rễ (cần tây) rồi nấu chín chúng; các protein dị ứng sẽ bị giết trong quá trình đun sôi, bắt nhiệt.
Thực phẩm và đồ uống lạnh
Thêm một câu trả lời cho danh sách viêm mũi dị ứng không nên ăn gì. Những người bị viêm mũi dị ứng cũng có thể bị hen suyễn đi kèm. Thực phẩm và đồ uống cực lạnh gây ra sự co thắt trong ống thở lớn gọi là co thắt phế quản. Kem, trà sữa, sữa chua lạnh; thậm chí cả đồ uống có ga có thể kích thích sự co thắt phế quản; dẫn đến ho, khó thở, khò khè…

Chất phụ gia
Viêm mũi dị ứng không nên ăn gì ư, đừng quên bổ sung chất phụ gia vào danh sách câu trả lời nhé. Một số phụ gia thực phẩm nhân tạo có thể làm trầm trọng thêm chứng viêm mũi dị ứng. Chúng bao gồm các chất bảo quản, hương liệu và chất màu nhân tạo. Thủ phạm lớn nhất gây viêm mũi dị ứng là thuốc nhuộm màu vàng FD & C 5, bột ngọt và benzaldehyde.
Thảo mộc và các loại hạt
Ragweed – một dạng dị ứng thông thường được biết với bệnh nhân viêm mũi dị ứng; tồn tại trong cùng một họ thực vật như hoa cúc và echinacea. Hai loại thảo mộc này được tìm thấy trong trà, hỗ trợ hệ miễn dịch và các chất bổ sung thảo dược. Hạnh nhân, hạt phỉ và hạt hướng dương cũng có thể khiến các triệu chứng viêm mũi dị ứng nặng nề hơn.
Thêm vào đó, ngũ cốc và các loạt hạt chứa rất nhiều gluten – một tác nhân dị ứng của rất nhiều người. Vì thế, hãy loại bỏ chúng khỏi thực đơn của mình.
Thực phẩm nên ăn
Ngoài viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì?, người bệnh cũng nên bổ sung những thực phẩm sau:
Nước ấm
Nước ấm giúp đường hô hấp của người bệnh được thông thoáng và nước mũi dễ dàng đẩy ra.

Cá
Axit béo omega-3 rất tốt cho sức khỏe. Người bệnh viêm mũi dị ứng nên bổ sung vào thực đơn ăn uống; nó có thể làm giảm nguy cơ dị ứng phát triển. Omega 3 được tìm thấy trong các loại cá như cá hồi, cá ngừ và các thu.
Sữa chua
Một vài nghiên cứu chỉ ra vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ làm giảm phần nào triệu chứng dị ứng phấn hoa ở trẻ nhỏ.
Các loại hạt chứa gluten
Cung cấp hàm lượng vitamin E, magie cho cơ thở. Nghiên cứu chỉ ra rằng:
Magiê giúp chống lại triệu chứng thở khò khè ở bệnh nhân viêm phổi, hen suyễn; đồng thời tăng cường chức năng phổi.
Vitamin E giúp tăng cường hệ miễn dịch và làm giảm nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Vitamin E còn là một chất chống oxy hóa; giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây hại. Các gốc tự do có thể gây tổn thương mô oxy hóa; gây dị ứng, viêm nhiễm và hen phế quản.
Cam, táo và cà chua
Đây là ba loại quả chứa nhiều vitamin C; đây là chất chống oxy hóa hiệu quả. Các chuyên gia trong nghiên cứu phát hiện ra rằng các loại quả này đã giúp chống lại bệnh dị ứng và hen suyễn. Điều này rất quan trọng vì bị bệnh hen suyễn cũng bị dị ứng khác.

Nho
Trong vỏ nho có chứa nhiều chất resveratrol và chất chống oxy hóa; giúp giảm viêm cho cơ thể. Nghiên cứu cho thấy nho giúp chống lại các triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng và tình trạng thở khò khè hiệu quả.
Trên đây là một số thực phẩm trả lời cho câu hỏi viêm mũi dị ứng không nên ăn gì. Hãy nhớ rằng điều này rất quan trọng, nó quyết định đến việc hiệu quả trị bệnh của bạn. Đừng lo lắng, bởi ngoài những món ăn này thì có rất nhiều thực phẩm có ích như sữa chua, cá, táo, cam, cà chua, nho.. đang chờ đợi bạn!
Chúc bạn có nhiều sức khỏe!
Có thể bạn quan tâm: Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối