Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối là cách đơn giản, hiệu quả mà lại ít tốn kém được đông đảo người bệnh sử dụng. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách sử dụng nước muối chữa viêm mũi dị ứng đúng cách giúp bệnh nhanh chóng được đẩy lùi.
Tại sao nước muối có thể chữa viêm mũi dị ứng?
Nước muối pha loãng nồng độ 0,9% có tính chất sát khuẩn, kháng viêm hiệu quả, được sử dụng làm sạch vết thương bên ngoài, tránh viêm nhiễm.
Đối với viêm mũi dị ứng nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do bị nhiễm vi khuẩn, virus, nấm từ bên ngoài qua đường hô hấp. Những loại vi khuẩn này sẽ trú ngụ, sinh sôi tại các hốc mũi, hốc xoang, nên chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối đúng cách sẽ giúp tiêu diệt sạch, chữa trị viêm mũi hiệu quả.
Nước muối nồng độ 0,9% bằng với nồng độ thẩm thấu tế bào ở cơ thể con người, vì thế dùng nước muối này chữa viêm mũi là hoàn hảo nhất, đem lại hiệu quả cao.
Các thành phần trong nước muối có khả năng loại bỏ vi khuẩn gây bệnh ngăn ngừa sự hình thành và làm loãng dịch nhầy trong mũi, giảm triệu chứng nghẹt mũi, khó thở do bệnh gây ra.
Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối có ưu điểm nổi trội là cách thực hiện đơn giản, an toàn nên có thể chữa được cho cả trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai.
Hướng dẫn thực hiện chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối
Chuẩn bị:
Trước khi tiến hành dùng nước muối chữa viêm mũi dị ứng thì người bệnh cần phải vệ sinh sạch sẽ tay, xi lanh (đã bỏ kim) đựng nước muối.
Có thể pha nước muối theo tỷ lệ 9g muối với 100ml nước hoặc mua nước muối sinh lý ở các hiệu thuốc.
Thực hiện:
Bước 1: Đưa người về phía trước, nghiêng đầu qua bên phải một góc 45 độ nếu thực hiện thao tác xịt mũi bên trái trước, nếu xịt nước muối mũi bên phải trước thì nghiêng đầu qua trái.
Bước 2: Cho vòi xịt xi lanh vào lỗ mũi, rồi xịt nhẹ nhàng để nước vào mũi không quá nhiều và chảy qua lỗ mũi còn lại. Khi thực hiện, người bệnh cần phải há to miệng để nước muối không chảy xuống tai.
Bước 3: Thực hiện lặp lại thêm 1 lần nữa tại mũi này, sau đó chuyển sang mũi bên kia.
Bước 4: Thực hiện xong bước 3 thì phải hỷ nhẹ mũi để dịch nhầy trong mũi ra hết. Không được hỷ mạnh nếu không dịch nhầy có thể tràn sang các khoang khác gây viêm nhiễm xoang đó.
Ngoài ra, có thể kết hợp nước muối sinh lý và nước ép tỏi
Thành phần của nước ép tỏi có các hoạt chất chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn. Vì thế, nó được sử dụng để chữa trị viêm mũi hiệu quả. Khi kết hợp với nước muối sinh lý sẽ có hiệu quả trị bệnh cao hơn.
Cách thực hiện: Dùng 1 cốc nước muối sinh lý, cho thêm 3 – 4 thìa cà phê nước ép tỏi; khấy đều. Tiếp theo, dùng xi lanh để hút và bơm dung dịch này vào xúc rửa hai bên lỗ mũi; tương tự như cách làm ở trên.
Cần chú ý gì khi chữa viêm mũi bằng nước muối?
Cần cẩn thận khi xịt nước muối sinh lý vào mũi, xịt đúng cách, há miệng khi thực hiện thao tác để nước mũi không chảy vào ống tai, nếu không có thể gây ra bệnh viêm tai giữa.
Khi xịt nước muối vào mũi, bệnh nhân sẽ thấy đau nhưng cần kiên kì thực hiện mỗi ngày 2 lần, sau 4 – 5 ngày tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm, mũi thông thoáng, dễ thở hơn.
Áp dụng cách chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối ngay sau khi mới có biểu hiện của viêm mũi dị ứng sẽ có đạt được hiệu quả cao nhất.
Nước muối có tác dụng chữa trị viêm mũi dị ứng tốt nhưng đói với những người không bị bệnh hô hấp thì không nên dùng nước muối nhỏ mũi hàng ngày. Nếu áp dụng sẽ khiến cho môi trường bên trong mũi bị thay đổi, từ khô ráo khỏe mạnh chuyển sang bị ẩm ướt, dễ kích thích làm tăng nguy cơ bị viêm mũi hơn.
Tham khảo cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây
Có nhiều loại lá cây có tác dụng chữa viêm mũi dị ứng. Sau đây là một số loại lá cây hay được sử dụng nhất.
Lá cây bèo cái
Hầu hết ai cũng biết cây bèo cái là loại cây quen thuộc ở vùng quê nước ta; được sử dụng làm thức ăn gia súc; mà không biết đến tác dụng chữa viêm mũi dị ứng.
Hướng dẫn dùng lá cây bèo cái chữa viêm mũi dị ứng: Bèo cái rửa sạch, ngâm với nước muối; giã nát rồi lọc lấy nước để uống. Khi uống thêm một chút mật ong và vàu lát gừng hiệu quả trị viêm mũi dị ứng sẽ tốt hơn. Mỗi ngày người bệnh nên uống khoảng 3 cốc; sau vài lần triệu chứng bệnh giảm rõ rệt.
Lá húng chanh
Y học hiện đại đã chỉ ra rằng, lá húng chanh có chứa nhiều tinh dầu giàu salixylat eugenol, phenol; có công dụng kháng khuẩn mạnh mẽ.
Trong Đông y, lá húng chanh là vị thuốc có tính ấm, vị cay; có tác dụng tiêu độc, tiêu đờm rất tốt. Thường được dùng để trị ho có đờm, hen suyễn, viêm phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm họng.
Cách chữa viêm mũi bằng lá húng chanh: Rửa sạch lá húng chanh, để ráo nước; hãm với nước sôi, dùng để uống như trà. Uống hàng ngày, mũi sẽ được thông thoáng, người bệnh dễ thở hơn. Ngoài ra, có thể dùng húng chanh xông mũi.
Trên đây là cách chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối và một vài lưu ý trong quá trình sử dụng, hi vọng nó sẽ giúp ích phần nào cho bạn đẩy lùi bệnh viêm mũi dị ứng khó chịu.
>> XEM NGAY: 5 cách chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng dứt điểm