Viêm họng mủ còn được gọi là viêm họng có mủ là bệnh hô hấp phổ biến ở nước khí hậu nhiệt đới. Khi mắc bệnh người bệnh sẽ luôn cảm thấy đau rát khó chịu ở cổ họng, hơi thở có mùi hôi. Vậy viêm họng mủ là gì? Bệnh có lây không, có thể chữa khỏi không? Cách chữa viêm họng mủ trắng như thế nào? Tất cả những thắc mắc về căn bệnh này sẽ được giải đáp trong bài viết này, cùng tìm hiểu nhé!
Viêm họng mủ là gì?
Bệnh viêm họng mủ xảy ra khi họng bị các loại vi khuẩn, virus gây bệnh tấn công khiến họng bị viêm nhiễm kéo dài và tạo thành dịch mủ ở vòm họng. Đây chính là giai đoạn bệnh viêm họng tiến triển nặng, hình thành mủ ở trong họng.
Nguyên nhân gây bệnh
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm họng mủ, bao gồm:
- Virus, vi khuẩn
- Thời tiết thay đổi, nhiệt độ lúc nóng lúc lạnh
- Ngạt mũi nên phải thở bằng họng gây khô họng
- Ô nhiễm không khí, hít phải khói thuốc lá, thuốc lào, khói bụi
- Lạm dụng giọng nói, la hét, đau họng, viêm họng không được chữa trị
- Thường xuyên uống nước lạnh, ăn đồ ăn quá cay, nóng trong một thời gian dài
- Do bị dị ứng phấn hoa, đồ ăn hải sản, mạt bụi, lông chó mèo, hóa chất
- Tiếp xúc với người bệnh hô hấp do vi khuẩn, virus gây ra
Triệu chứng dấu hiệu nhận biết bệnh
Triệu chứng điển hình thường gặp ở người bị viêm họng mủ như:
- Ngứa cổ họng kèm dịch mủ nên người bệnh thường xuyên khạc nhổ
- Đau rát họng
- Ho khan, có thể ho khạc đờm, triệu chứng nặng hơn vào ban đêm
- Hơi thở có mùi hôi do mủ gây ra, mùi nặng hơn khi thở bằng miệng
- Khám họng thấy có chấm mủ, sưng đỏ
Viêm họng mủ có lây không?
Nguyên nhân gây bệnh là do virus, vi khuẩn vì thế bệnh có khả năng lây lan từ người sang người và bùng phát thành dịch khi thời tiết giao mùa, nhất là vào mùa lạnh.
Mầm bệnh được phát tán ra bên ngoài khi người bệnh hắt hơi, ho, nói chuyện. Ngoài ra, sử dụng chung vật dụng cá nhân khăn, mặt, cốc, đũa, bát… cũng có thể bị lây nhiễm viêm họng mủ.
Viêm họng mủ có tự khỏi không?
Viêm họng mủ không thể tự khỏi được, cần phải có biện pháp điều trị thích hợp đúng theo chỉ định của bác sĩ. Bởi lẽ đây là giai đoạn nặng của viêm họng. Trường hợp chủ quan không điều trị hoặc chữa trị không đúng phương pháp có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến tình trạng sức khỏe của người bệnh. Các biến chứng đó gồm:
- Virus, vi khuẩn lây lan sang các cơ quan xung quanh khác gây viêm phổi, viêm xoang, viêm tai giữa…
- Sưng tấy cổ họng, viêm họng, áp xe cổ họng, viêm amidan
- Thấp khớp, thấp tim, viêm cầu thận cấp
>> MÁCH NHỎ: Các cách chữa viêm họng không cần dùng thuốc
Cách chữa viêm họng mủ trắng hiệu quả
Khi mắc bệnh viêm họng mủ trắng thì cần phải có biện pháp điều trị càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số cách chữa viêm họng mủ trắng an toàn và hiệu quả:
Viêm họng mủ uống thuốc gì nhanh khỏi?
Những loại thuốc trị viêm họng mủ được các bác sĩ kê đơn thường có:
- Kháng sinh đường uống Penicillin V. Nếu bệnh nhân không đáp ứng Penicillin V thì bác sĩ sẽ kê thuốc Amoxicillin đường uống thay thế.
- Penicillin G benzathin A tiêm bắp 1 liều duy nhất. Dùng trong trường hợp bệnh nhân không thể dùng Penicillin đường uống.
- Erythromycin ethyl succinate thuốc kháng sinh nhóm macrolid, được bác sĩ kê đơn thay thế trong trường hợp người bệnh bị dị ứng penicillin và amoxicillin.
Chú ý:
- Cần uống đúng, đủ thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Không được tự ý ngừng thuốc hoặc tăng giảm số lượng khi chưa được sự cho phép của bác sĩ điều trị.
- Thời gian uống thuốc khoảng 10 ngày.
- Dấu hiệu triệu chứng viêm họng mủ thuyên giảm sau 2 – 3 ngày, người bệnh vẫn phải uống hết theo liệu trình bác sĩ kê đơn để đảm bảo không bị tái phát và giảm nguy cơ bị biến chứng viêm cầu thận, sốt thấp khớp.
Một số mẹo chữa viêm họng mủ tại nhà
Ngoài uống thuốc, để chữa viêm họng mủ trắng hiệu quả, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo sau:
Mật ong
Hàng ngày ăn 1 thìa mật ong nguyên chất hoặc hòa 2 – 3 thìa cà phê mật ong vào nước ấm rồi uống. Nước mật ong có tác dụng giảm đau rát, sưng viêm, khó chịu ở cổ họng, đồng thời bổ sung dưỡng chất tốt cho cơ thể. Nhờ vậy mà sức đề kháng được tăng cường, bệnh nhanh khỏi và phòng ngừa được nhiều bệnh khác.
Có thể kết hợp với gừng, chanh để tăng vị và hiệu quả trị viêm họng mủ.
Nước muối
Muối có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, làm sạch và giảm đau rát cổ họng rất tốt. Sử dụng nước muối ấm pha loãng súc miệng. Cần chú ý không được pha quá mặn sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Củ cải trắng
Sử dụng củ cải trắng để chữa viêm họng mủ sẽ đem lại hiệu quả nhanh chóng. Bên cạnh đó củ cải trắng còn giúp làm dịu mát cổ họng, giảm ho, tiêu đờm rất tốt.
Để chữa viêm họng mủ bằng củ cải trắng rất đơn giản. Bạn chỉ cần rửa sạch củ cải trắng, thái miếng nhỏ rồi luộc lấy nước uống hàng ngày là được. Sau một vài ngày tình trang đau rát, vướng víu khó chịu ở cổ họng sẽ thuyên giảm rõ rệt.
Cam thảo
Cam thảo được biết đến là vị thuốc có công dụng thanh nhiệt, giải độc tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, axit glycyrrhizic trong cam thảo còm giúp kháng khuẩn, dịu cổ họng, tiêu đờm mủ. Chính vì thể sử dụng cam thảo chữa viêm họng mủ sẽ đem lại hiệu quả bất ngờ.
Hàng ngày người bệnh hãy dùng cam thảo ngậm 2 – 3 lần, những triệu chứng bệnh sẽ giảm hẳn. Hoặc có thể uống trà cam thảo thay nước lọc mỗi ngày.
Cây rẻ quạt
Rẻ quạt dùng 2 lá tươi, đem rửa sạch, giã nát. Cho thêm một ít muối hạt vào rồi ngậm. Ngậm từ từ khi có cảm giác nóng ở cổ họng thì nhả ra. Mỗi ngày thực hiện 2 lần đến khi viêm họng mủ biến mất.
Hạt mè
Hạt mè kết hợp với hạt lanh, mật ong tạo thành hỗn hợp trị viêm họng mủ hiệu quả nhanh chóng. Hàng ngày trước khi đi ngủ, người bệnh sử dụng hỗn hợp này, sau vài ngày tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm.
Húng chanh
Húng chanh lấy 1 nắm lá, rửa sạch để ráo nước. Giã nát, thêm 2g muối hạt vào rồi ngậm trong 10 phút. Sau 2 tuần ngậm lá húng chanh muối liên tục thì tình trạng viêm nhiễm, đau rát ở cổ họng biến mất.
Qua những thông tin về viêm họng mủ trên, mong rằng bạn đọc hiểu hơn được viêm họng mủ là gì, nguyên nhân, triệu chứng nhận biết và cách điều trị bệnh. Từ đó có biện pháp điều trị thích hợp đẩy lùi căn bệnh này một cách nhanh nhất.
>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Bị viêm họng nên ăn gì nhanh khỏi?