Trẻ em là đối tượng bị viêm mũi mủ phổ biến nhất bởi các em có sức đề kháng rất yếu, là điều kiện thích hợp để vi khuẩn virus tấn công. Điều này khiến cho các bậc phụ huynh vô cùng hoang mang và lo lắng. Để tìm hiểu vấn đề này, chúng ta hãy theo dõi cuộc trò chuyện dưới đây.
Hỏi đáp: Viêm mũ mủ ở trẻ em điều trị ra sao?
Chào bác sĩ!
Tôi đang rất stress về tình trạng của con mình. Cháu nhà tôi năm nay 6 tuổi, đã bị viêm mũi từ rất lâu rồi mà không khỏi. Mỗi lần như vậy tôi đều dùng kháng sinh, mua nước muối sinh lý để rửa mũi cho sạch thế nhưng được vài ngày thì mũi lại đặc như thường. Đợt gần đây mùa đông cháu lại càng nặng hơn, cả đêm chỉ thở bằng mũi, có lúc còn kêu đau. Hôm nay tôi rửa mũi giật mình thấy dịch mũi có mủ bên trong. Tôi thực sự rất sốc và lo lắng. Viêm mũi mủ như này chứng tỏ bệnh của con tôi đã nặng hơn rồi phải không bác sĩ. Phải làm thế nào để điều trị viêm mũi mủ đây, xin bác sĩ cho lời khuyên!
(Chị Lan – 32 tuổi – Đồng Nai)
Giải đáp thắc mắc viêm mũi mủ ở trẻ em điều trị sao?
Trả lời!
Chào Chị Lan!
Băn khoăn của chị cũng là thắc mắc của rất nhiều bậc cha mẹ hiện nay. Trẻ em là đối tượng bị viêm mũi hỏi thăm nhiều nhất, bởi các cháu từ 6 tháng đến 6 tuổi như con nhà chị sức đề kháng vẫn rất kém. Các tác nhân cả bên trong lẫn bên ngoài, đặc biệt là thời tiết chuyển mùa như hiện nay thì vi khuẩn càng dễ tấn công và gây bệnh hơn.
Viêm mũi mủ chia ra làm 2 dạng: cấp tính và mãn tính. Viêm mũi mủ cấp tính xảy ra bởi các tác nhân đột ngột trong khi đó thì dạng mãn tính lại được hình thành từ từ và đặc biệt khó điều trị hơn do viêm mũi đã chuyển sang dạng quá mẫn, dễ dàng phản ứng với tác nhân bên ngoài. Để viêm mũi chuyển sang dạng có mủ cũng là bởi cha mẹ chưa chú ý hoặc điều trị sai cách, điều trị muộn, trẻ không biết cách tự bảo vệ mình, ngoáy mũi, quệt mũi liên tục…
Triệu chứng đi kèm viêm mũi mủ
Viêm mũi là một căn bệnh phổ biến, thế nên khi mủ xuất hiện bên trong, cha mẹ thường không nhận ra sớm, đến khi con có dấu hiệu đau mới tá hỏa lên. Để viêm mũi mủ không gây ra những hệ lụy nguy hiểm, chị Lan cùng các bậc phụ huynh nên chú ý theo dõi thêm các biểu hiện đi kèm sau:
- Mũi có mủ bên trong.
- Đau hốc mũi, kiểu dạng xoang
- Sốt, bức rứt, kém ăn, nôn mửa, tiêu chảy kéo dài 2 – 3 ngày.
- Mệt mỏi, chán ăn, thiếu sức sống
- Rối loạn tiêu hóa
- Ngứa mũi, chảy nước mũi, ngẹt mũi kéo dài.
- Dịch nhầy mũi có mùi hôi thối, màu xanh vàng lẫn trắng…
Viêm mũi mủ ở trẻ em có nguy hiểm không?
Nguyên nhân gây viêm mũi mủ ở trẻ có thể là do bị nhiễm khuẩn hoặc các tác nhân bên ngoài. Nhất là vào lúc giao mùa, nóng lạnh thất thường, trẻ dễ bị viêm mũi mủ nhất. Khi triệu chứng viêm mũi mủ kéo dài trên 7 ngày; kèm theo dấu hiệu đau tai, khó thở, khàn tiếng thì cha mẹ phải đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và điều trị ngay lập tức. Nếu không bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm tai, viêm tai giữa cấp
- Bệnh viêm xoang cấp
- Viêm phổi
Cách điều trị viêm mũi mủ
Điều trị toàn thân
- Thuốc kháng sinh đường uống
- Giảm triệu chứng bằng thuốc paracetamol để giảm sốt, thuốc xịt mũi, rửa mũi.
- Thuốc giảm phù nề và kháng viêm: amitase, alphachymotrypsine, corticoid (không lạm dụng)… chứa enzym ức chế quá trình viêm…
Việc dùng thuốc điều trị viêm mũi mủ phải có sự chỉ định của bác sĩ, dựa trên kết quả xét nghiệm, nuôi cấy mủ, kinh nghiệm bác sĩ… tốt nhất là tới bệnh viện lớn.
Điều trị tại chỗ
Thuốc chống co mạch chống xung huyết mũi: naftazolin 0,05-0,1%, xylometazolin, xymethazolin… được dùng trong quá trình điều trị viêm mũi mủ.
Quá trình điều trị tại chỗ sẽ được bác sĩ chỉ định dùng trong khoảng 1 tuần hoặc hơn, không kéo quá dài tránh nhờn thuốc hoặc để lại tác dụng phụ.
Các loại thuốc này hiệu quả khá mạnh thế nên liều lượng cũng như tần suất phải được những bác sĩ đầu ngành chỉ định, chớ tự ý tăng để mau chóng khỏi.
Bên cạnh việc dùng thuốc Tây, chị Lan và bệnh nhân có thể tham khảo những bài thuốc Đông Y. Thuốc Đông Y tập trung vào gốc rễ của bệnh, tiêu diệt vi khuẩn, bổ phế phổi và nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Đó mới là mấu chốt cần giải quyết.
Lưu ý khi dùng thuốc điều trị viêm mũi mủ ở trẻ em
Sử dụng loại thuốc nào, cũng như hiệu quả của thuốc chữa viêm mũi mủ ở trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, như:
- Tình trạng sức khỏe
- Cơ địa của bé
- Mức độ tiến triển bệnh của trẻ
Do đó, không phải khi nào cũng điều trị những loại thuốc nói trên. Cha mẹ không nên lạm dụng, sử dụng thuốc bừa bãi; có thể khiến bệnh nặng hơn, thậm chí dẫn đến tử vong ở trẻ. Tốt nhất nên cho bé đến bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám và hướng dẫn cụ thể; giúp bệnh nhanh khỏi hơn.
Phòng ngừa viêm mũi mủ ở trẻ
Các bậc phụ huynh chú ý, để phòng tránh viêm mũi mủ cho bé cần:
- Giữ vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ, đồ chơi của bé sạch sẽ.
- Luôn giữ ấm cổ họng, tránh gió lùa trực tiếp vào cổ họng
- Vệ sinh mũi họng thường xuyên cho bé; giúp loại bỏ chất nhầy, gỉ mũi. Từ đó, góp phần phòng tránh bệnh viêm nhiễm hô hấp như viêm xoang, nghẹt mũi, viêm mũi,…
- Dạy và nhắc trẻ không được ngoáy mũi, bởi như vậy, niêm mặc mũi rất dễ bị tổn thương.
>> Có thể bạn quan tâm: Viêm mũi xung huyết là gì?
Trên đây là cuộc trao đổi giữa bác sĩ và chị Lan, một độc giả có con bị viêm mũi mủ. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp chị và các bậc phụ huynh, bệnh nhân khác có thêm kiến thức bổ ích.