Bệnh viêm amidan hốc mủ kiêng gì? Bệnh viêm amidan hốc mủ nên ăn gì? Liệu có bao giờ bạn quan tâm đến vấn đề này hay không? Vấn đề ăn uống, dinh dưỡng là một trong những yếu tố kỳ quan trọng có tác động trực tiếp đến kết quả điều trị bệnh. Trong bài chia sẻ bên dưới đây, một vài thông tin hữu ích về các món ăn nên và không dành cho người bệnh viêm amidan hốc mủ, tham khảo ngay nhé.

Việc dùng thuốc điều trị bệnh viêm amidan hốc mủ chỉ có tác dụng phần nào, giúp giảm thiểu triệu chứng. Bên cạnh đó người bệnh cần kết hợp nhiều yếu tố, từ ăn uống, kiêng khem mới có thể mang lại kết quả điều trị bệnh về lâu về dài, ngăn ngừa tái phát.
Người bệnh viêm amidan hốc mủ kiêng gì hay nên ăn gì? Những thông tin hữu ích này, sẽ là thiếu xót nếu bạn bỏ qua.
Tin liên quan:
- Viêm amidan khạc ra máu có đúng không?

Bệnh viêm amidan hốc mủ kiêng gì?
Các loại gia vị, thực phẩm, món ăn cay nóng
Nhóm thực phẩm đầu tiên mà người bệnh viêm amidan hốc mủ cần kiêng đó là các loại gia vị, thực phẩm, món ăn cay nóng tiêu biểu như các món cho ớt, hạt tiêu, mù tạt… Tất cả các loại gia vị cay nóng này chỉ khiến cho tình trạng đau đớn vùng cổ họng thêm nghiêm trọng hơn và khiến bệnh tình khó điều trị hơn.
Đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ
Ngoài ra các nhóm thực phẩm giàu chất béo, các loại dầu mỡ chiên xào nhiều lần người bệnh cũng cần hạn chế.
Đồ ngọt như socola
Bác sĩ chuyên khoa về dinh dưỡng cũng khuyên rằng, mặc dù socola hay nho khô đều là những thực phẩm được nhiều người yêu thích nhưng nó lại có khả năng thúc đẩy bệnh tình nặng hơn; khiến siêu vi phát triển và khiến bệnh lâu khỏi hơn. Vì vậy, viêm amidan hốc mủ kiêng gì? Câu trả lời là đồ ngột như socola; người bệnh cũng cần phải hạn chế nếu muốn khỏi bệnh.
Đồ uống có cồn, chứa chất kích thích
Ngoài ra các loại đồ uống có chứa cồn, chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê, hay đồ uống lạnh, đồ uống có ga người bệnh viêm amidan hốc mủ hãy chú ý nhé. Tránh càng xa càng tốt.

Người bệnh viêm amidan hốc mủ nên ăn gì?
Bên cạnh các món ăn cần tránh, dĩ nhiên chúng ta sẽ không thể bỏ qua các loại thực phẩm tốt cho cơ thể, có tác dụng thúc đẩy giúp bệnh tình nhanh lành hơn, hỗ trợ quá trình điều trị đạt kết quả tốt hơn.
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước cũng là cách đơn giản để giảm thiểu tình trạng, triệu chứng bệnh mà bạn cần phải ghi nhớ. Mỗi ngày mỗi người cần nạp đủ từ 1,5 – 2 lít nước, và có thể hơn với những người vận động nhiều, ra mồ hôi nhiều.
Rau xanh, trái cây tươi
Các loại rau xanh, trái cây tươi…. Mọi người không thể bỏ qua. Đây là những thực phẩm mà người khỏe cũng như người bệnh đều phải bổ sung hàng ngày. Người khỏe bổ sung với mục đích gia tăng sức đề kháng, giúp bạn khỏe mạnh hơn nữa. Và với người ốm yếu, bổ sung rau xanh sẽ giúp bạn nhanh hồi phục sức khỏe hơn.
Đặc biệt các loại rau như cà chua, ngó sen, dưa chuột, lê, dưa hấu, cam… đều rất tốt cho bệnh nhân viêm amidan hốc mủ.

Bị viêm amidan có nên ngậm nước muối không?
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết: Nước muối có khả năng sát khuẩn, khử trùng cực kì tốt; giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus trú ngụ ở mảng bám trong miệng. Vì thế câu hỏi viêm amidan có nên ngậm nước muối không, trả lời là có. Ngậm nước muối sẽ hỗ trợ điều trị bệnh nhanh khỏi hơn.
Tuy nhiên, khi ngậm nước muối chữa viêm amidan cần chú ý:
- Thực hiện 4 – 5 lần/ngày, vào buổi sáng khi thức dậy và tối trước khi đi ngủ.
- Nồng độ nước muối không cao quá 0.9%
- Có thể mua nước muối sinh lý ở các cửa hàng thuốc; hoặc pha theo tỷ lệ 1 lít nước đun sôi để nguội với 9g muối.
- Súc miệng bằng nước muối loãng trong khoảng 30s, sau đó mới súc họng.
- Nên dùng nước sôi để nguội súc miệng lại thật sạch; giúp loại bỏ vi khuẩn, mảng bám ra bên ngoài.
Bị viêm amidan hốc mủ uống thuốc gì?
Các loại thuốc tây thường được sử dụng như:
- Kháng sinh toàn thân: Nhóm thuốc được dùng phổ biến là Beta lactam như Penicilin. Có thể thay Penicilin có thể thay bằng Erythromycin nếu người bệnh bị dị ứng. Một số loại thuốc khác như: Zinnat, Clamoxyl, Cephalexine, Augmentine,… Bệnh nhân được chỉ định dùng BenzathinPenicilin trong 2 tuần nếu viêm amidan do liên cầu tan huyết nhóm A.
- Thuốc chống viêm, giảm sưng phù nề: Alpha choay, Alpha chimotrypsin, amitase…
- Dùng thuốc kháng viêm, sát khuẩn tại chỗ: oropivalone, betadine, lysopaine…
- Thuốc giảm đau: Paracetamol.
- Sử dụng thuốc giảm ho.
Bên cạnh đó, viêm amidan hốc mủ uống thuốc gì? – Các loại nước súc miệng làm sạch và dịu họng như nước muối sinh lý. Ngoài ra, các bác sĩ chuyên khoa cũng đưa ra lời khuyên bệnh nhân có thể dùng thuốc đông y chữa viêm amidan.

Viêm amidan hốc mủ bao lâu thì khỏi?
Bệnh viêm amidan hốc mủ tái phát sẽ gây sốt và đau rát cổ họng. Các triệu chứng này xuất hiện 3 ngày nếu được điều trị kịp thời bằng thuốc kháng sinh sẽ nhanh chóng khỏi. Nếu chủ quan không chữa trị thì kéo dài 7 – 10 ngày; gây ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc và sinh hoạt của người bệnh.
Nếu bị viêm amidan hốc mủ mãn tình thì sẽ có 4 – 5 đợt tái phát bệnh trong một năm.
Người bệnh viêm amidan hốc mủ kiêng gì? Người bệnh viêm amidan hốc mủ nên ăn gì? Sau khi tham khảo những thông tin chia sẻ bên trên đây, chắc hẳn bạn đã có được câu trả lời đầy đủ và rõ ràng. Hãy tìm hiểu ngay và dựa vào đó, lên cho mình một danh sách các món ăn nên ăn và không nên ăn, xây dựng cho bản thân một thực đơn khoa học để có thể đẩy lùi bệnh viêm amidan hốc mủ được hiệu quả nhất nhé. Chúc bạn luôn khỏe mạnh.