Phân biệt viêm phế quản và hen phế quản sẽ giúp việc điều trị bệnh chính xác. Bởi lẽ đây là 2 bệnh hô hấp mãn tính rất dễ nhầm lẫn với nhau. Cùng lương y Lê Thành Tân tìm hiểu 6 cách phân biệt viêm phế quản và hen phế quản ngay sau đây nhé!
Đặc điểm chung viêm phế quản và hen phế quản
Phế quản là tổ chức khí quản ở giữa phổi và khí quản. Khi thời tiết thay đổi thất thường, môi trường bị ô nhiễm, sức đề kháng giảm hoặc bị vi khuẩn, vi – rút tấn công sẽ gây viêm nhiễm cấp tình đường hô hấp.

Cả viêm phế quản và hen phế quản đều là tình trạng ống phế quản bị viêm. Các đường ống dẫn khí co lại gây khó thở, ho, tức ngực và thở khò khè. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách, bệnh hen phế quản có thể phải chung sống với bệnh suốt đời. Ngược lại, viêm phế quản có thể chữa trị được dứt điểm.
6 cách phân biệt bệnh viêm phế quản và hen phế quản
Nguyên nhân gây bệnh
Nếu hen phế quản (hay còn gọi là bệnh hen suyễn) là một bệnh mạn tính đường thở thì bệnh viêm phế quản chỉ là một dạng nhiễm trùng ở phổi do vi khuẩn hoặc virus gây nên.
Bên cạnh đó, hen phế quản có thể do cơ địa dị ứng hoặc gian đình có tiền sử bệnh. Nếu cha mẹ bị hen thì khả năng mắc hen suyễn cao hơn những người khác.
Có những bệnh nhân bị hen phế quản bẩm sinh có thể phải sống chung suốt đời với căn bệnh. Trong khi bệnh viêm phế quản chỉ xuất hiện sau trận cảm lạnh thông thường, nếu điều trị viêm phế quản sớm và kịp thời thì bệnh khỏi hoàn toàn.

Thời gian diễn tiến của bệnh
Viêm phế quản thường là tiến trình cấp tính, sẽ khỏi sau khoảng 5 – 10 ngày. Triệu chứng ho có thể kéo dài một vài tuần khi khỏi bệnh. Viêm phế quản có thể tiến triển thành mãn tính, đặc biệt ở người hút thuốc lá.
Hen phế quản là bệnh mãn tính. Biểu hiện ho, khó thở, thở khò khè lặp lại trong thời gian dài.
Triệu chứng bệnh
Với người bị bệnh viêm phế quản có thể gây ra cơn sốt nhẹ, ớn lạnh cơ thể, mũi có chất ngày màu xanh.
Những người bị bệnh hen suyễn thì có thể không có những triệu chứng này cụ thể. Phân biệt viêm phế quản và hen phế quản, cần chú ý, cơn hen thường xuất hiện lúc nửa đêm. Người bệnh khó thở, thở khò khè, thở ra co kéo hõm ức. Nghe phổi có tiếng ran. Có thể kèm theo sốt nhẹ. Các triệu chứng hen phế quản sẽ tái diện khi thời tiết thay đổi, khi có các yêu tố kích thích (khói bụi, đồ ăn dị ứng, phấn hoa,…)
Đối tượng mắc viêm phế quản và hen suyễn
Những đối tượng dễ mắc phải hen phế quản gồm có:
- Những người có bệnh dị ứng: Viêm mũi dị ứng, nổi mề đay.
- Bệnh hen có tính di truyền cao: Nếu bố hoặc mẹ bị hen nguy cơ con cái mắc bệnh tới 25-30%. Nếu cả bố mẹ đều bị hen thì con chắc chắn sẽ bị bệnh tới 50-60%.
- Nhiễm trùng đường hô hấp tái phát thường xuyên, hay tiếp xúc với khói thuốc lá, môi trường nhiều khói bụi cũng là nguyên nhân gây bệnh hen phế quản.
Triệu chứng hen phế quản chủ yếu là khò khè, ho khan, ho nhiều vào nửa đêm hoặc sáng sớm (thường nhầm với bệnh viêm phế quản), nặng ngực, khó thở.

Còn với bệnh nhân bị bệnh viêm phế quản xuất hiện hầu hết độ tuổi, giới tính nhất là người già và trẻ nhỏ có hệ miễn dịch kém, người làm việc trong môi trường ô nhiễm như công nhân hầm lo, giáo viên,…
Chẩn đoán
Viêm phế quản cấp tính được chẩn đoán khi bị ho đột ngột, không do cảm lạnh, viêm phổi gây ra. Các bác sĩ thường dược vào bệnh sử, triệu chứng, kết quả khám sức khỏe để chẩn đoán.
Viêm phế quản mãn tính được chẩn đoán khi ho có đờm kéo dài ít nhất 3 thàng liền và trong 2 năm liên tiếp. Bên cạnh, chẩn đoạn còn dựa trên bệnh sử, kiểm tra sức khỏe, đô chức năng hô hấp, chụp Xquang ngực.
Hen phế quản chẩn đoán phức tạp hơn. Các xét nghiệm kiểm tra khả năng thở ra, mức độ tắc nghẽn đường hô hấp. Sau khi dùng thuốc hít làm giãn phế quản xác định tình trạng nghẽn đường dẫn khí. Người bệnh cần phải thực hiện các xét nghiệm này nhiều lần.
Cách điều trị viêm phế quản và hen phế quản
- Viêm phế quản
Viêm phế quản cấp thường tự khỏi, do hầu hết nguyên nhân gây bệnh là virus, không phải dùng thuốc kháng sinh. Trường hợp đi kèm ho, thở khò khè, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc giãn phế quản dạng hít.
Điều trị viêm phế quản mãn tính thường theo phác đồ điều trị dưới đây:
- Tiêm phòng viêm phổi và cúm.
- Uống thuốc nhóm steroids giảm viêm.
- Sử dụng thuốc kháng sinh trong giai đoạn bùng phát.
- Ngoài ra, cách chữa trị khác như sử dụng thuốc giãn phế quản hoặc thuốc làm sách chất nhầy dư thừa.

- Hen phế quản
Cách điều trị hen phế quản tập trung vào:
Dùng thuốc có tác dụng nhanh để cắt cơn hen suyễn đột ngột. Kiểm soát tình trạng co thắt, viêm nhiễm tiềm ẩn. Thường sử dụng Corticosteroid dạng hít để trị viêm nhiễm lâu dài. Hoặc một số thuốc điều trị dài hạn khác như thuốc ức chế leukotriene và theophylline.
Giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất các cơn hen bằng cách hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.
Viêm phế quản và hen phế quản có một số triệu chứng giống nhau ở giai đoạn đầu phát bệnh như ho, ho khan nên người bệnh và người nhà bệnh nhân cần chú ý để theo dõi, đưa tới cơ sở y tế để được chẩn đoán đúng bệnh nhằm điều trị sớm, kịp thời.
=>> Tìm hiểu thêm: 3 cách xử trí nhanh khi bị viêm phế quản ho ra máu