Thuốc kháng sinh Tetracycline được sử dụng rộng rãi, thường dùng để chữa trị những bệnh nhiễm trùng, mụn trứng cá… Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng đúng và lưu ý khi sử dụng loại thuốc này. Để đạt được hiệu quả trị bệnh tốt nhất và ngăn ngừa các tác dụng phụ của thuốc xảy hãy tham khảo những thông tin dưới đây.
Thông tin về thuốc Tetracycline
- Dạng thuốc: Viên nén 250mg, viên ném 500mg, mỡ tra mắt hàm lượng tetracyclin 1%.
- Thành phần: Thành phần chính của thuốc là Tetracycline hydrochloride.
Tác dụng chữa bệnh của thuốc Tetracycline
Tetracycline được sử dụng để tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại. Thuốc tác dụng nhiều với vi khuẩn gram dương, âm, vi khuẩn kị khí, ưa khí, mycoplasma, rickettsia, clamydia.
Cơ chế tác dụng của thuốc Tetracycline
Thuốc Tetracycline có khả năng kháng khuẩn, ngăn chặn sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn nhờ ức chế sự tổng hợp protein của tế bào vi khuẩn.
Cách thức như sau: Gắn vào phần 30S của ribosom nên ức chế gắng aminoacyl-ARNt mới vào vị trí được tiếp nhận.
>> Tin liên quan: Immubron dùng như thế nào? Giá bao nhiêu?
Nên dùng thuốc Tetracyclin như thế nào?
- Sử dụng lúc đói trước khi ăn khoảng 1 tiếng hoặc sau khi ăn 2 tiếng sẽ mang lại hiệu quả trị bệnh tốt nhất.
- Nếu sử dụng thuốc thấy dạ dày bị khó chịu thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ xem thuốc Tetracycline có sử dụng kèm chung với thức ăn được không.
- Sử dụng 1 cốc nước đầy uống cùng mỗi liều thuốc. Chỉ thay đổi khi bác sĩ hướng dẫn dùng cách uống khác.
- Sau khi uống thuốc thì không được nằm trong khoảng 10 phút, do thuốc không được dùng ngay trước khi đi ngủ.
- Trước hoặc sau khi dùng thuốc chứa nhôm, magie, can xi thì cần phải uống thuốc Tetracycline từ 2 – 3 giờ.
- Liều lượng sử dụng sẽ phải tùy trạng trạng và mức độ đáp ứng của thuốc. Riêng trẻ nhỏ, liều lượng sẽ được sử dụng theo cân nặng.
- Thuốc Tetracycline hoạt động hiệu quả nhất nếu liều lượng thuốc trong cơ thể luôn được duy trì ở mức ổn định. Do đó, cần uống đủ đủ theo thời gian.
- Sử dụng thuốc đến khi hết liệu trình điều trị của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý ngưng sử dụng thuốc cho dù các biểu hiện triệu chứng bệnh biến mất sau khi uống vài liều điều trị. Nếu tự ý ngừng dùng thuốc quá sớm sẽ khiến vi khuẩn phát triển, khiến bệnh dễ bị tái phát lại.
- Dạng thuốc mỡ Tetracycline được sử dụng tra mắt thì chỉ bôi ngoài da và tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ hoặc hướng dẫn trên bao bì.
- Nếu có bất cứ dấu hiệu triệu chứng bất thường nào xảy ra khi sử dụng thuốc thì cần phải thông báo cho bác sĩ ngay lập tức.
Chỉ định
Thuốc Tetracyclin được chỉ định điều trị các bệnh lý:
- Nhiễm khuẩn do rickettsia, chlamydia, xoắn khuẩn, lậu cầu, tả, nhiễm khuẩn đường sinh dục, hô hấp, tiết niệu.
- Chữa viêm phổi, viêm phế quản
- Chữa trị các bệnh dịch tả, trứng cá, đau mắc, dịch hạch và các bệnh lý do vi khuẩn nội bào gây ra.
- Sử dụng với những kháng sinh khác để hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, chữa sốt rét, vi khuẩn kháng thuốc, bệnh do sinh vật đơn bào gây ra.
Chống chỉ định
Không dùng thuốc Tetracyclin trong những trường hợp sau:
- Người bệnh quá mẫn cảm với thành phần của thuốc Tetracyclin.
- Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
- Trẻ nhỏ dưới 8 tuổi.
- Người mắc bệnh thận hoặc bệnh gan nặng.
Cách dùng và liều lượng thuốc Tetracyclin
Liều lượng ở người lớn và trẻ em khác nhau. Dưới đây là cách dùng và liều lượng thuốc Tetracyclin:
Liều lượng Tetracyclin ở người lớn
- Mụn trứng cá: Uống 500mg/ngày và 2 lần/ngày. Uống liên tục trong 14 ngày hoặc có thể lâu hơn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tính chất của nhiễm trùng.
- Viêm phế quản: Uống 500mg sau mỗi 6 giờ trong khoảng 10 ngày.
- Bệnh Brucella: Uống 500mg và mỗi ngày 4 lần. Uống liên tục trong 3 tuần. Đồng thời, thực hiện tiêm bắp streptomycin 1 g 2 lần/ngày/tuần đầu và 1 lần/ngày/tuần 2.
- Bệnh nhiễm khuẩn Chlamydia: Uống 500mg, mỗi ngày uống 4 lần. Thực hiện uống liên tục trong một tuần.
- Đối với người bệnh nhiễm khuẩn Chlamydia không mang thai được khuyến nghị nên dùng thuốc doxycycline để điều trị.
- Bệnh nhiễm khuẩn Helicobacter pylori: Uống 500mg sau mỗi giờ, uống đều đặn trong 2 tuần. Ngoài thuốc Tetracyclin thì cần uống kèm với thuốc metronidazole, bismuth và thuốc kháng H2.
- Chứng viêm khớp, viêm tim: Uống 500mg sau mỗi 6 giờ. Uống thuốc đều đặn, đúng thời gian từ nửa tháng đến một tháng. Thời gian uống thuốc Tetracyclin phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tính chất của bệnh.
Liều dùng tetracyclin ở trẻ em
- Không sử dụng thuốc cho trẻ dưới 8 tuổi.
- Trẻ trên 8 tuổi: Uống 25 – 50mg/kg hàng ngày. Chia nhỏ thành 4 liền bằng nhau.
Tác dụng phụ của thuốc Tetracyclin
Nếu gặp phải bất cứ tác dụng phụ nào dưới đây thì hãy ngừng dùng thuốc Tetracyclin và liên hệ với bác sĩ ngay lập tức:
- Đau đầu khó chịu, suy giảm thị lực, choáng váng.
- Chán ăn, bỏ bữa, vàng da, xanh xao.
- Tiểu tiện ít hoặc bí tiểu.
- Sốt, đau nhức khó chịu toàn thân, ớn lạnh, có các biểu hiện của cảm cúm.
- Phát ban đỏ, rộp da, lột da.
- Suy nhược, sốt, lú lẫn.
- Rất dễ bị chảy máu, thân tím.
- Buồn nôn, nôn, tim đập nhanh, đau dữ dội ở phần trên dạ dày và lan đến cả lưng.
Những tác dụng phụ của thuốc Tetracyclin ít nghiêm trọng hơn gồm:
- Buồn nôn và nôn, dạ dày khó chịu, bị tiêu chảy.
- Lưỡi bị sưng, khó nuốt, có đốm trắng ở môi hoặc trong miệng.
- Sưng đau ở bộ phận sinh dục, vùng trực tràng.
- Bị nấm candida, ngứa ngáy và tiết dịch âm đạo.
Khi nào cần đến bệnh viện cấp cứu?
Nếu gặp bất cứ triệu chứng phản ứng dị ứng với thuốc Tetracyclin sau đây thì ngay lập tức đưa đến bệnh viện cấp cứu:
- Phát ban, mặt sưng phù
- Khó thở
- Cổ họng, lưới, môi bị sưng phù
Tương tác thuốc
Thuốc Tetracyclin có thể tương tác với một số loại thuốc khiến thuốc mất, giảm tác dụng hoặc có thể làm gia tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ. Bao gồm:
- Không dùng thuốc Tetracyclin đồng thời với sữa, muối can xi, nhôm, sắt.
- Thuốc Methoxyfluran sẽ là gia tăng độc tính của Tetracyclin trên thận.
- Hoạt tính kháng khuẩn của thuốc Tetracyclin sẽ bị giảm nếu như người bệnh đang sử dụng thuốc phenytoin, barbiturat.
Những thông tin về thuốc Tetracyclin trên đây mang tính chất tham khảo. Để đảm bảo an toàn và thuốc đạt hiệu quả cao nhất khi sử dụng, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Đối với các trường hợp bị viêm phế quản giai đoạn mạn tính cần điều trị lâu dài thì các loại thuốc tây y và thuốc tetracylin không còn tác dụng nữa. Thay vào đó bạn cần tìm được bài thuốc an toàn hiệu quả đặc biệt là nên theo y học cổ truyền.
Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường – điều trị viêm phế quản tận gốc
Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa, nguyên tắc cốt yếu trong điều trị viêm phế quản phổi là tập trung giải quyết căn nguyên, cải thiện triệu chứng và phục hồi chức năng tỳ phế. Nhưng hầu hết các phương pháp trị viêm phế quản hiện nay chỉ hướng đến giải quyết triệu chứng mà bỏ qua phục hồi tổn thương tỳ phế.
Để khắc phục vấn đề này, BS Nghĩa và các lương y tại nhà thuốc Tâm Minh Đường, An Dược đã bào chế bài thuốc Cao Bổ Phế với hiệu quả toàn diện trong điều trị viêm phế quản.
Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường là kết tinh của 8 loại thảo dược quý gồm Bách bộ, Kim ngân hoa, Trần bì, Cát cánh, Kinh giới, Cải trời, La bạc tử, Tang Bạch Bì. Mỗi vị thuốc được gia giảm theo công thức gia truyền tạo nên hiệu quả vượt trội trong điều trị viêm phế quản.
Đặc biệt, từ 10 kg thảo dược tươi mới thu được 0,7 kg cao nguyên chất nên dược tính trong Cao Bổ Phế là rất lớn. Thành phẩm Cao Bổ Phế đạt tiêu chuẩn có dạng cao đặc, không khét, mùi thơm thảo dược đặc trưng.
Cao Bổ Phế với thời gian cô cao ở nhiệt độ 100 độ C suốt 48 tiếng làm giảm độ bền cơ học, bẻ gãy các liên kết hữu cơ giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ, rút ngắn thời gian điều trị viêm phế quản. Điều này đã hóa giải nỗi e ngại của bệnh nhân về tác dụng chậm của thuốc Đông Y bấy lâu.
Theo đó, sau khoảng 3 – 5 ngày các triệu chứng viêm phế quản như ho khan, hắt hơi, sốt cao… giảm tới 90%. Khoảng 1 – 2 liệu trình, vi khuẩn trong đường hô hấp bị tiêu diệt, tỳ phế được bồi bổ giúp tăng cường sức đề kháng, chữa viêm phế quản tận gốc.
Với những ưu điểm vượt trội trên Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường đã giúp hàng ngàn bệnh nhân trên khắp cả nước điều trị viêm phế quản phổi thành công.
Theo yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ để tiện liên hệ:
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm
Minh Đường: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – HN
Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ
Hotline: 0983.34.0246
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An
Dược: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM
Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ
Điện thoại: 0903.876.437
>> Có thể bạn quan tâm: Ho có đờm uống thuốc gì?