Gai đôi cột sống S1 là bệnh lý về xương khớp thường gây cho người bệnh cảm giác đau nhức và khó chịu. Theo đó, các dấu hiệu của bệnh không quá rõ ràng nên rất khó để bạn có thể chủ động trong việc điều trị. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm của gai đôi cột sống S1 ở phần dưới của bài viết sau.
Gai đôi cột sống L5 S1 là gì?
Gai đôi cột sống L5 S1 vốn là một dạng dị tật cột sống bẩm sinh. Tình trạng này thường xảy ra tại khu vực cột sống L5 S1. Trên thực tế, có tới 3 loại gai đôi cột sống gây ảnh hưởng tới cột sống L5S1, gồm có:
- Gai đôi cột sống ẩn: Đây thực chất chính là dạng gai đôi cột sống L5S1 nhẹ nhất và thường xảy ra phổ biến nhất. Ở trường hợp này, dây thần kinh và tủy sống tuy không bị tổn thương nhưng lại xuất hiện một khoảng trống nhỏ tại cột sống.
- Thoát vị màng tủy: Thoát vị màng tủy thường xảy ra khi phần túi dịch tủy bị lộ ra ngoài lưng em bé.
- Thoát vị tủy – màng tủy: Đây chính là tình trạng gai đôi cột sống đang ở mức độ nghiêm trọng nhất. Khi ấy, phần ống sống của trẻ sẽ bị hở ở các đốt L5S1 và xuất hiện túi chất lỏng ở ngoài cột sống.
Đặc trưng của tật gai đôi cột sống L5 S1
Khi mắc chứng gai đôi cột sống L5S1, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như:
- Cơ chân trẻ bị suy yếu. Trong các trường hợp nghiêm trọng, trẻ sẽ không thể cử động được hai chân.
- Có hình dạng bất thường ở bàn chân, cột sống hoặc hông bị cong, từ đó gây ra tình trạng cột sống bị cong vẹo.
- Xương ống chân và ngón chân bị uốn cong một cách bất thường.
- Cơ thể bị co giật.
- Có vấn đề về bàng quang và ruột.
Nguyên nhân dẫn đến gai đôi cột sống L5 S1
Thông thường, nguyên nhân dẫn đến gai đôi cột sống L5S1 là do sự kết hợp giữa các yếu tố như môi trường, chế độ dinh dưỡng và yếu tố di truyền.
- Yếu tố di truyền: Nếu như bố mẹ từng sinh con mà đứa trẻ đó từng bị gai đôi cột sống thì đứa trẻ khác cũng có nguy cơ cao mắc phải bệnh lý này.
- Cơ thể bị thiếu Folate: Folate chính là một loại vitamin có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sự khỏe mạnh ở trẻ. Chính vì vậy, khi cơ thể bị thiếu hụt folate khi mẹ đang mang bầu cũng là yếu tố dẫn đến chứng gai đôi cột sống và các dạng khuyết tật thần kinh khác.
- Bệnh tiểu đường: Khi mẹ bầu không thể kiểm soát tốt lượng đường ở trong máu, từ đó dẫn đến bệnh tiểu đường, nguy cơ sinh con bị gai đôi cột sống s1 sẽ rất cao.
- Do sử dụng một số thuốc: Việc sử dụng thuốc chống động kinh, điển hình như acid valproic sẽ làm tăng nguy cơ gây ra chứng dị tật gai đôi cột sống khi mẹ đang mang bầu. Theo đó, loại thuốc này sẽ làm cản trở sự hấp thụ của acid folic và gây ra những dị tật khác ở cột sống.
- Thừa cân, béo phì: Tình trạng béo phì trước thời điểm mang thai sẽ làm tăng nguy cơ gây ra chứng dị tật ống dẫn bẩm sinh, trong đó có tật nứt đốt sống.
Chẩn đoán gai đôi cột sống L5 S1
Thông thường, để chẩn đoán chứng gai đôi cột sống L5S1, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm máu: Để thực hiện xét nghiệm này, bác sĩ sẽ lấy mẫu máu ở người mẹ để kiểm tra loại protein được thai nhi tạo ra, đó chính là AFP. Khi nồng độ AFP bị tăng cao thì chứng tỏ trẻ đã bị khuyết tật ống thần kinh hoặc bị gai đôi cột sống.
- Siêu âm: Dựa vào sóng âm có tần số cao phát ra từ các mô trong cơ thể, hình ảnh của thai nhi sẽ được hiện lên màn hình máy tính. Trong trường hợp nếu trẻ mắc chứng gai đôi cột sống S1 thì sẽ xuất hiện túi ở vùng cột sống thắt lưng hoặc gai hở.
- Chọc nước ối: Nếu như khi thực hiện xét nghiệm máu là nồng độ AFP cao và hình ảnh siêu âm không có những dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định thai phụ chọc ối. Bằng việc sử dụng kim nhỏ để lấy phần chất lỏng có trong nước ối, bác sĩ sẽ xác định được tình trạng. Nếu như nồng độ AFP ở trong nước ối bị tăng cao, điều đó có nghĩa là những vùng da ở quanh túi ối bị thiếu.
Cách điều trị gai đôi cột sống L5 S1
1. Phẫu thuật trước khi sinh
Trước khi chào đời, trẻ bị gai đôi cột sống có thể được chỉ định phẫu thuật cột sống để tránh gây ra sự tổn thương của chức năng thần kinh. Thông thường, việc phẫu thuật sẽ diễn ra ở tuần 26 của thai kỳ. Khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ mở lại tử cung và sửa lại phần tủy sống cho trẻ.
2. Sinh mổ
Ở một số trường hợp, trẻ nhỏ bị gai đôi cột sống l5S1 thường có chân hướng xuống dưới trước khi chào đời. Khi ấy, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu nên sinh mổ để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
3. Phẫu thuật sau sinh
Trẻ sinh ra nếu bị dị tật gai cột sống nên thực hiện phẫu thuật sớm để làm giảm nguy cơ gây nhiễm trùng dây thần kinh. Theo đó, phẫu thuật sẽ có thể bảo vệ phần tủy sống khởi những chấn thương có liên quan.
Khi thực hiện phẫu thuật này, bác sĩ sẽ cho phần tủy sống trẻ vào trong cột sống rồi phủ lại bằng da và cơ để bảo vệ vùng tủy sống. Ngoài ra, để hạn chế tình trạng não úng thủy, bác sĩ có thể đặt shunt vào trong não bộ của trẻ.
Phòng ngừa gai đôi cột sống L5 S1
Để phòng ngừa chứng gai đôi cột sống, bạn nên thực hiện các biện pháp sau:
- Cần bổ sung hoạt chất acid folic thông qua sử dụng viên uống hoặc thực phẩm bổ sung theo sự chỉ định của các bác sĩ.
- Tăng cường bổ sung chế độ ăn uống với các thực phẩm giàu folate qua việc sử dụng các loại đậu, hạt hoặc rau lá xanh.
- Cần trao đổi ý kiến với bác sĩ về việc bổ sung các chất và những loại thuốc khi dùng trước và trong thời điểm mang thai.
- Khi bị bệnh tiểu đường, bệnh nhân nên kiểm soát các triệu chứng trước thời điểm mang thai.
- Duy trì chế độ ăn uống phù hợp, hạn chế tình trạng béo phì, thừa cân.
Gai đôi cột sống S1 là gì? Nguyên nhân và triệu chứng dẫn đến bệnh là do đâu? Mọi vấn đề này đã được chúng tôi giải đáp cụ thể qua phần trên bài viết. Nếu còn bất cứ điều gì cần thắc mắc, bạn đọc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể.