Căn bệnh thoái hóa cột sống hiện nay mang lại rất nhiều phiền toái cho mọi người. Căn bệnh này cũng đang dần xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau. Sự ảnh hưởng của bệnh là vô cùng lớn đối với sức khỏe của mỗi người. Vậy bản chất thoái hóa cột sống là gì? Thoái hóa cột sống liệu có chữa được không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa căn bệnh thoái hóa này là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay tại bài viết chia sẻ dưới đây nhé!
Thoái hóa cột sống là gì?
Trong Y học ngày nay, thoái hóa cột sống là hiện tượng cột sống bị viêm. Khi bị viêm, các đốt cột sống của bạn sẽ bị chịu những tổn thương nhất định. Những tổn thương mà viêm cột sống gây ra sẽ làm bạn trở nên khó khăn trong việc di chuyển. Theo các chuyên gia, thoái hóa cột sống là căn bệnh có xu hướng mãn tính kéo dài. Nếu tình trạng viêm cứ kéo dài 1 thời gian, bệnh sẽ có những biến chứng gây tổn thương nhất định.
Căn bệnh thoái hóa cột sống có bệnh lý ban đầu là ở vị trí các đốt sống cổ. Căn bệnh không chỉ diễn ra ở những người lớn tuổi mà kể cả những người trẻ tuổi. Những người ít vận động, thường xuyên làm việc văn phòng sẽ thường gặp những dấu hiệu bệnh lý ở đầu và cổ.
Thoái hóa cột sống gây khó khăn trong sinh hoạt và cuộc sống. Theo thống kê hiện nay, tỷ lệ người mắc căn bệnh thoái hóa ở cả nam và nữ đều như nhau. Vấn đề tuổi tác cũng là một nguyên nhân chính nữa gây nên hiện tượng thoái hóa cột sống. Một số thói quen ảnh hưởng xấu đến cột sống như: sinh hoạt không khoa học, các chấn thương trong quá trình di chuyển,…
Căn bệnh thường gây ra những tổn thương chính ở trên đĩa đệm và phần sụn khớp. Các vấn đề về sưng, viêm sẽ gây ra những cơn đau & biến dạng cột sống cổ. Về cơ bản hiện nay, các vị trí thường chịu vấn đề thoái hóa thường là ở vùng cổ. Ngoài ra, còn các vị trí khác như thắt lưng (vị trí L5 S1 hoặc L4 L5).
Thoái hóa cột sống có chữa được không?
Căn bệnh thoái hóa cột sống được đánh giá là căn bệnh mãn tính phát triển khá chậm. Chính vì thế, việc điều trị sẽ chủ yếu chú trọng vào phương pháp làm giảm triệu chứng. Đồng thời làm giảm khả năng biến chứng và ngăn ngừa biến chứng tái phát. Các vấn đề khác về biến chứng sẽ được các bác sĩ tư vấn cho bạn kịp thời để nắm rõ bệnh trạng.
Về bản chất, việc phát hiện và điều trị căn bệnh này cần nhiều thời gian và phương pháp. Trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh cần giữ thái độ lạc quan để chữa bệnh. Nếu bạn đã phát hiện được bệnh, bạn cần tích cực tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Khi đã theo đúng lộ trình chữa trị, bạn sẽ hoàn toàn có khả năng khám và chữa bệnh dứt điểm.
Hiện nay, với trình độ phát triển Y học hiện đại và tiên tiến nên việc chữa trị không quá là khó. Các phương pháp chữa trị hiện nay khá đa dạng, có thể bằng thuốc, vật lý trị liệu. Ngoài ra, hiện nay Y học còn áp dụng phương pháp phẫu thuật để chữa trị thoái hóa. Phẫu thuật hiện đại làm giảm những biến chứng nguy hại đến sức khỏe.
Phương pháp phẫu thuật không được khuyến khích sử dụng trừ những trường hợp bất khả kháng. Cách thức điều trị phẫu thuật tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và tốn kém chi phí. Chính vì thế, khi có dấu hiệu căn nguyên của bệnh, bạn nên có những biện pháp kịp thời để không để bệnh nặng hơn. Đồng thời, bạn cũng cần có sự chuẩn bị tinh thần để quá trình chữa trị diễn ra được suôn sẻ.
Nguyên nhân chính gây thoái hóa cột sống
Nguyên nhân chính gây ra căn bệnh thoái hóa đốt sống được cho là việc vận động sai tư thế. Công việc gò bó, bạn luôn phải làm việc trong 1 tư thế cố định. Sự ít vận động cũng dẫn đến căn bệnh thoái hóa. Các tư thế làm việc như cúi ngửa, hoặc phải mang vác nặng trên đầu cũng gây ra thoái hóa.
Các công việc văn phòng ngồi thường xuyên trước màn hình máy vi tính cũng gây ra thoái hóa. Khi làm việc trước máy tính, các vị trí đặt bàn tay trên bàn làm việc đôi khi quá cao hoặc thấp cũng sẽ ảnh hưởng đến đốt sống.
Tại các vùng cổ hay vùng gáy trên cơ thể không được tiếp xúc và vận động thường xuyên. Bạn thường xuyên nhìn lên rồi lại ngồi xuống trong 1 tư thế chính. Hoặc có thể là do vị trí ngồi làm việc của bạn quá thấp hoặc cao so với bàn làm việc.
Các nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ cũng bị ảnh hưởng ít nhiều bởi tình trạng ăn uống của bạn. Chế độ dinh dưỡng không đủ chất. Bạn ăn uống không đủ chất, tụt canxi, vitamin, magie,…Thói quen sinh hoạt cũng ảnh hưởng khá nhiều đến tình trạng cột sống của bạn. Vấn đề lạm dụng những thực phẩm kích thích có hại cho sức khỏe như bia, rượu,…
Trong lúc ngủ, bạn chỉ nên lựa chọn 1, 2 tư thế ngủ cố định. Bạn không nên có thói quen chuyển mình quá nhiều trong khi ngủ. Hãy sử dụng những loại gối vừa tầm, không nên chọn gối quá cao để kê ngủ. Kê ngủ bằng gối cao sẽ khiến cổ gáy của bạn bị thoái hóa nhanh hơn do khớp cột sống bị chèn nghẽn.
Việc mất dần đĩa đệm cũng sẽ khiến phần cột sống của bạn bị khô. Điều này sẽ khiến cho các đốt sống cổ không thể tiếp xúc với nhau hoặc việc cử động sẽ bị khó khăn hơn. Ở phần xương, thoái hóa đĩa đệm thường khiến cho cột sống bị tăng sinh xương để có thể củng cố.
Triệu chứng của thoái hóa cột sống
Trong thời gian đầu của bệnh, hầu hết các trường hợp đều không có nhiều dấu hiệu. Nếu các triệu chứng bệnh bắt đầu xuất hiện thì đó cũng là lúc bạn cảm thấy đau buốt hơn. Các vận động thường ngày sẽ trở nên khó khăn hơn, biểu hiện rõ rệt nhất đó là ở vùng cổ.
Hầu hết các bệnh nhân bị thoái hóa đều có cảm giác đau nhức và khó chịu. Các cơn đau có thể xuất hiện ngay cả lúc nghỉ ngơi hoặc có thể là đau đớn ở mọi cử động. Phần lớn các triệu chứng chính thường có những biểu hiện cụ thể sau đây:
- Các di chuyển và cử động ở phần cổ luôn có cảm giác bị vướng lại. Thậm chí là đau buốt và có thể có nguy cơ bị vẹo cổ, vẹo cột sống.
- Xuất hiện các cơn đau kéo dài từ phần gáy lan dần ra tai và cổ. Các cơn đau ảnh hưởng tới tư thế đầu và cổ, gây ra tư thế bị sái cổ. Cơn đau thường lan lên tới từ phần đầu, xuất hiện cơ đau từ vùng chẩm, trán. Cơn đau từ phần vai gáy đau xuống bả vai, đau ở 1 cánh tay hoặc 2 cánh tay.
- Một số trường hợp bạn sẽ bị mất đi cảm giác sâu của cánh tay. Có nhiều khi bàn tay và cánh tay còn bị tê liệt.
- Trong 1 số trường hợp thời tiết lạnh và việc bạn nằm sai tư thế có thể gây cứng cổ vào sáng sau đó. Bị cứng cổ có thể gây cảm giác khó đi lại và kèm theo là các cơn đau họng, sổ mũi. Có 1 số trường hợp khác xuất hiện những cơn đau ê ẩm ở vùng gáy hoặc cả mảng đầu phía sau. Cũng có những trường hợp không thể cử động đầu sang trái hoặc phải được.
- Dấu hiệu Lhermitte: là triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ đa xơ cứng hay còn gọi là hiện tượng ghế thợ cắt tóc.
Cách chữa trị thoái hóa cột sống
Điều trị thoái hóa đốt sống cổ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu của bệnh. Mục tiêu của điều trị là giảm đau. Đồng thời, giúp duy trì các hoạt động thông thường nhất của cột sống. Ngăn ngừa tổn thương vĩnh viễn cho tủy sống và dây thần kinh. Y học hiện nay có tất cả 3 phương pháp chữa và điều trị thoái hóa cột sống phổ biến:
Điều trị nội khoa
Đầu tiên là loại thuốc chống viêm và giảm đi các cơn đau không steroid (NSAID). Việc lựa chọn các loại thuốc giảm đau sẽ còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe chung và các bệnh lý đi kèm.
- Corticosteroid: Đây là 1 liệu trình ngắn của việc uống thuốc tiên dược có thể làm giảm đi cơn đau. Nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, việc tiêm liều Corticosteroid là thực sự cần thiết. Sử dụng thuốc giãn cơ: có 1 số loại thuốc, ví dụ như cyclobenzaprine có thể làm giảm đi sự co cơ cho bạn. Từ đó, giúp cho các cơn đau kéo dài của bạn thuyên giảm đi.
- Thuốc chống động kinh: Một số loại thuốc điều trị động kinh. Chẳng hạn như gabapentin (Thần kinh, Horizant) và pregabalin (Lyrica). Các loại thuốc này có thể làm giảm cơn đau của các dây thần kinh bị tổn thương.
Vật lý trị liệu
Thông qua các bài tập để giúp kéo dài và tăng cường sức cơ ở cổ và vai. Đặc biệt với các phương pháp như kéo dãn, xoa bóp vùng, điện phân dẫn,…Các phương pháp này sẽ giúp làm giảm biểu hiện đau cho đốt sống đi đáng kể.
Phẫu thuật
Nếu như phương pháp điều trị bảo tồn của bạn thất bại. Hoặc trường hợp các các dấu hiệu và triệu chứng thần kinh như ở tay chân cần phẫu thuật. Việc phẫu thuật sẽ giúp làm giảm bớt đi sự chèn ép, tạo thêm chỗ cho phần tủy sống và rễ thần kinh. Các phương pháp phẫu thuật có thể thực hiện là:
- Loại bỏ 1 phần đĩa đệm thoát vị hoặc là xương.
- Loại bỏ đi 1 phần của đốt sống.
- Hợp nhất 1 phần của cổ bằng cách tiến hành ghép xương và phần cứng.