Nhằm kiểm soát tình trạng đau nhức, tê bì mà đau thần kinh tọa gây ra, nhiều người áp dụng sử dụng các dược liệu tự nhiên có chứa hoạt chất kháng viêm, giảm đau cao, điển hình là lá lốt. Hiệu quả của cách chữa đau thần kinh tọa bằng lá lốt đến đâu? Có gây nên các tác dụng phụ không mong muốn gì không và thực hiện cách chữa này như nào? Tìm hiểu thông tin cụ thể trong bài viết dưới đây!
Chữa đau thần kinh tọa bằng lá lốt có hiệu quả không?
Tên khoa học của lá lốt là Piper Lolot L. Đây là loại thực vật thuộc họ Hồ tiêu được biết đến với tên gọi khác là Tất bát. Người Việt thường trồng rất nhiều trong vườn nhà để kết hợp nấu thành các món ăn hấp dẫn.
Theo Y học cổ truyền, lá lốt là dược liệu có tính ấm, vị cay nồng và có mùi thơm đặc trưng. Dược liệu có tác dụng tán hàn, ôn trung, chỉ thống. Đặc biệt hiệu quả khi dùng để trị các chứng tay chân lạnh, phong hàn, tê bại tay chân. Với người bệnh đau thần kinh tọa nói riêng và người bệnh xương khớp nói chung, việc điều trị bằng lá lốt giúp cải thiện tuần hoàn máu, vừa làm dịu được cảm giác đau nhức, tê bì do bệnh tác động.
Trong khi đó, nhiều nghiên cứu hiện đại chỉ ra trong thành phần của lá lốt cho chứa nhiều hoạt chất giúp chống viêm, giảm đau nhức do đau thần kinh tọa, từ đó giúp duy trì chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
Tuy nhiên, bác sĩ cũng có biết việc thường xuyên dùng lá lốt cho thể gây ra một số vấn đề như:
- Rối loạn tiêu hóa
- Sình bụng
- Đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy
- Chảy nước mũi hôi
- Đau răng, đau đầu
- Phù thũng, gây tê thấp lưng
- Ra nhiều mồ hôi…
Hướng dẫn cách chữa đau thần kinh tọa bằng lá lốt
Đau thần kinh tọa gây ra tình trạng đau nhức ở nhiều vị trí như thắt lưng, hông, đùi, cẳng chân, thậm chí là các ngón chân. Các cơn đau sẽ càng trầm trọng hơn nếu người bệnh thực hiện cách vận động.
Khi đó, bạn có thể áp dụng một số cách chữa bằng lá lốt theo chỉ dẫn sau đây:
Kết hợp lá lốt và muối hạt chữa đau thần kinh tọa
- Chuẩn bị nguyên liệu: 200g lá lốt tươi, 10g muối hạt
- Rửa sạch lá lốt và để ráo nước
- Cho vào cối giã nát (đến khi thấy có tinh dầu tiết ra có thể dừng)
- Cho vào chảo sao nóng vàng
- Tiếp tục cho thêm 10g muối hạt đã chuẩn bị vào đảo đều
- Tắt bếp và đổ hỗn hợp ra một túi vải
- Buộc chặt túi vải, đợi bớt nóng có thể dùng chườm lên khu vực dây thần kinh tọa bị tổn thương gây đau nhức
- Chườm lá lốt từ 1-2 lần một ngày, mỗi lần chườm 20 phút
- Kiên trì thực hiện đến khi các cơn đau được cải thiện.
Kết hợp lá lốt và rượu gạo chữa đau thần kinh tọa
Cách chữa vừa giúp đẩy lùi các cơn đau, vừa kích thích tuần hoàn lưu thông máu, thư giãn cơ, ngăn ngừa biến chứng bại liệt. Thực hiện theo hướng dẫn sau đây:
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm: 200g rễ cây lá lốt và 1,5 lít rượu gạo
- Loại bỏ đất trên rễ, rửa sạch nhiều lần với nước
- Để ráo rễ cây lá lốt, sau đó cho vào bình thủy tinh
- Đổ rượu đã chuẩn bị lên trên và đậy kín nắp binh
- Sau 30 ngày có thể mang hỗn hợp rượu rễ lá lốt ra sử dụng
- Lấy một lượng rượu vừa đủ, xoa bóp lên khu vực đau nhức
- Vừa bôi vừa xoa bóp trong 15 phút, ngày thực hiện từ 1-2 lần
Uống nước lá lốt giảm đau thần kinh tọa
Thực hiện cách chữa này tương đối đơn giản nên được áp dụng phổ biến. Hướng dẫn cách chữa cụ thể như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm 5g lá lốt tươi và 2 chén nước lọc
- Rửa sạch lá lốt và cắt thành từng khúc nhỏ
- Cho lá lốt vào nồi, đổ thêm 2 bát nước
- Đun sôi trong 15 phút và tắt bếp
- Lọc lấy nước lá lốt uống, bỏ bã
- Nên uống nước lá lốt khi còn ấm nóng để đảm bảo hiệu quả
- Mỗi ngày uống 1 lần, dùng liên tục trong 10 ngày để cải thiện hiệu quả và triệu chứng bệnh.
Chữa đau thần kinh tọa bằng lá lốt kết hợp với ngải cứu
Nhiều người bệnh kết hợp 2 dược liệu là lá lốt và ngải cứu để tăng cường hiệu quả điều trị. Công dụng của lá lốt đến bệnh đau thần kinh tọa bạn đọc đã biết. Ngải cứu thì quá nổi tiếng trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp. Hoạt chất của dược liệu được chứng minh giúp ức chế vi khuẩn, giảm tình trạng đau nhức xương khớp, tê bì.
Thực hiện cách chữa này theo hướng dẫn cụ thể như sau:
- Nguyên liệu chuẩn bị gồm 100g lá lốt, 100g ngải cứu và 10ml giấm gạo
- Rửa sạch lá lốt và ngải cứu và để ráo nước
- Lần lượt giã nát cả 2 dược liệu, trộn thêm giấm vào hỗn hợp đã giã nát
- Cho vào chảo chưng nóng
- Đợt hỗn hợp bớt nóng có thể mang đắp trực tiếp lên khu vực đang đau nhức, tê bì
- Mỗi ngày thực hiện từ 1-2 lần, đắp trong thời gian từ 20 đến 30 phút
- Duy trì thực hiện đến khi thấy các triệu chứng thuyên giảm
Ngoài các cách chữa trên, người bệnh có thể sử dụng lá lốt đun lấy nước ngâm chân hoặc kết hợp cùng các thảo dược khác như chìa vôi, cỏ xước, độc lực… Bạn cũng có thể kết hợp sử dụng lá lốt trong các món ăn vừa để tăng hương vị, vừa để cải thiện tình trạng bệnh.
Lưu ý khi chữa đau thần kinh tọa bằng lá lốt
Người bệnh cần lưu ý một số điều sau khi thực hiện chữa đau thần kinh tọa bằng lá lốt:
- Trao đổi cách chữa với bác sĩ chuyên khoa để có lời khuyên chính xác
- Chỉ nên áp dụng cách chữa với các trường hợp đau nhẹ đến trung bình. Các trường hợp đau dữ dội nên sử dụng các phương pháp chữa mang lại hiệu quả điều trị cao hơn.
- Lá lốt phát huy hiệu quả tương đối chậm. Do đó, người bệnh cần phải hết sức kiên trì, không bỏ cuộc giữa chừng.
- Chú ý nhiệt độ khi thực hiện các bài thuốc chườm tránh tình trạng bỏng da
- Việc điều trị bằng lá lốt chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng, không thể điều trị dứt điểm đau thần kinh tọa. Người bệnh cần hết sức lưu ý để có cách điều trị kết hợp tốt nhất.
Trên đây là tổng hợp thông tin giải đáp thắc mắc về hiệu quả của cách chữa đau thần kinh tọa bằng lá lốt. Nếu đang gặp phải tình trạng này, bạn có thể tham khảo và áp dụng phù hợp. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và thành công!