Bệnh lao phổi đã từng là một căn bệnh nan y, nhưng hiện nay đã có phương pháp điều trị dứt điểm, vậy tại sao vẫn có rất nhiều bệnh nhân lao phổi tái phát trở lại?
Nguyên nhân khiến lao phổi tái phát là gì?
Rất nhiều người khi mắc phải chứng bệnh lao phổi đã lâm vào tình trạng tuyệt vọng nghĩ rằng sẽ phải sống chung với căn bệnh này cả đời. Thế nhưng họ dường như sống lại trước tin mừng của ngành y tế thế giới rằng đã có thuốc trị khỏi căn bệnh này.
Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn, rất nhiều người tưởng chừng đã thoát khỏi căn bệnh lao phổi; nhưng chỉ một thời gian sau chứng bệnh lao phổi tái phát bất ngờ. Điều này xảy ra là do phương pháp điều trị hay là do chính bản thân bệnh nhân? Các bạn hãy tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Nhiều người thắc mắc tại sao tôi mắc bệnh lao phổi đã điều trị dứt điểm nhưng vẫn tái phát? Phải chăng do bạn đã mắc phải một trong các lỗi sau đây:
Trong thời gian điều trị, chẳng may bạn đã làm khác những chỉ định của bác sĩ; sử dụng thuốc sai liều hay không đúng thời điểm. Hoặc nhiều khi bạn quên uống thuốc, hay tự ý ngưng thuốc mà chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
Chưa thực hiện đầy đủ các yêu cầu phòng tránh phát bệnh, thường xuyên tiếp xúc với nguồn bệnh. Không luyện tập thể dục đều đặn; không bổ sung đủ các chất dinh dưỡng và khoáng chất khiến cơ thể suy yếu, không đủ sức đề kháng; góp phần cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập trở lại.
Thường xuyên tiếp xúc với các môi trường khói bụi, ô nhiễm; sử dụng các chất gây nghiện như thuốc lá, thuốc lào, rượu bia,…
Biểu hiện bệnh lao phổi tái phát
Triệu chứng điển hình của lao phổi tái phát dưới đây giúp mọi người có thể đi khám sớm và điều trị kịp thời.
- Ho: Đây là biểu hiện của mọi loại bệnh lao phổi.
- Khạc ra đờm: là dấu hiệu tăng xuất tiết do phổi phế quản bị kích thích hoặc do có tổn thương tại phổi phế quản.
- Đau ngực, khó thở: Khi ta bị bệnh lao phổi tái phát, đau ngực là triệu chứng dễ nhận biết. Người bệnh ho nhiều sẽ gây ra ức chế lên phế quản, gây khó thở, đau ngực. Đặc biệt là khi phổi thì khả năng trao đổi khí sẽ càng khó khăn hơn.
- Sốt: Đây là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân lao phổi tái phát. Có nhiều dạng: sốt cao, sốt thất thường, hay gặp hơn cả là là sốt nhẹ hay gai lạnh về chiều.
- Gầy, sụt cân: là biểu hiện của bất cứ bệnh nhân bị lao phổi nào.
- Ho ra máu: có đến 60% bệnh nhân lao phổi tái phát gặp triệu chứng ho ra máu; thể hiện có tổn thường và chảy máu đường hô hấp.
- Ra mồ hôi: Có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có lao phổi tái phát. Trong lao phổi, ra mồ hôi trộm là do rối loạn thần kinh thực vật. Triệu chứng này dễ nhận biết nhất ở trẻ nhỏ.
- Mệt mỏi, chán ăn: Dấu hiệu bệnh lao phổi tái phát này rất phổ biến. Nguyên nhân là do tác động tâm lý, tình trạng sức khỏe, căng thẳng, stress gây ức chế khiến người bệnh mệt mỏi, thiếu ngủ, chán ăn. Đây là triệu chứng nhiều người thường hay bỏ qua.
Lao phổi tái phát có chữa được không?
Nếu không may mà căn bệnh lao phổi tái phát, nếu phát hiện kịp thời thì khả năng điều trị vẫn còn cơ hội. Tuy nhiên, nếu tình trạng của bạn xảy ra là do lao kháng thuốc thì khả năng chữa khỏi là rất thấp.
Do vậy, bạn nên chấp hành nghiêm túc toàn bộ những yêu cầu của bác sĩ điều trị; và thực hiện đẩy đủ các chỉ thị sau khi điều trị nhằm tránh tình trạng bệnh quay trở lại.
Cách phòng tránh lao phổi tái phát
Ngoài việc nắm bắt các nguyên nhân khiến lao phổi tái phát, bạn cần nắm vững những biện pháp phòng tránh sau đây để ngăn ngừa bệnh lao triệt để:
Tránh tiếp xúc với nguồn gây bệnh
Bệnh lao phổi có tốc độ lây lan vô cùng mạnh mẽ, chỉ cần tiếp xúc với người bệnh lao, trò chuyện và cười đùa là bạn đã có nguy cơ nhiễm phải vi khuẩn lao. Đặc biệt, khi người bệnh khạc nhổ, ho, hắt hơi,… lượng vi khuẩn phóng ra càng nhiều và nguy cơ lây bệnh càng cao.
Để thận trọng hơn, bạn nên đeo khẩu trang mỗi khi tiếp xúc với người lạ. Đặc biệt hạn chế tiếp xúc với người mắc các chứng bệnh lao phổi; và không xuất hiện thường xuyên ở chốn đông người.
Tăng cường hệ miễn dịch
Trong quá trình điều trị bệnh lao phổi, hầu hết các bệnh nhân đã phải trải qua một giai đoạn khá dài. Khi đó các cơ quan hô hấp cũng bị tác động và bị tổn thương nghiêm trọng. Do vậy, để phòng ngừa lao phổi tái phát, bạn cần tích cực tăng cường sức đề kháng để chống lại vi khuẩn xâm nhập.
Mỗi ngày bạn cần rèn luyện sức khoẻ để cơ thể thêm khoẻ mạnh; và bổ sung đầy đủ rau quả vào thực đơn hàng ngày nhằm tạo ra một hệ miễn dịch vững chắc; ngăn ngừa mọi vi khuẩn gây hại quay trở lại.
Tránh xa các chất kích thích và chất gây nghiện như thuốc lá, cà phê, bia rượu,… Sử dụng những thực phẩm sạch và tránh xuất hiện ở những nơi ô nhiễm nhiều khói bụi.
Tái khám đúng kỳ hạn
Kết hợp cùng các biện pháp trên, bạn cần thường xuyên đến cơ sở y tế tái khám định kỳ. Như vậy để được kiểm tra sức khoẻ nhằm nắm bắt được diễn biến bệnh tình và tình hình sức khoẻ. Đồng thời, bạn nên tham gia vào các buổi tư vấn hướng dẫn bệnh nhân phòng tránh bệnh lao và lao phổi tái phát.
Hãy trở thành những bệnh nhân thông minh; thực hiện các biện pháp nhằm nhanh chóng tránh xa căn bệnh lao phổi và tuyệt đối không để chúng tái phát trở lại.
>> XEM THÊM: Cách điều trị lao màng phổi đơn giản mà hiệu quả