Nếu gặp phải triệu chứng như đau mỏi các vùng gáy lan sang các vùng khác trên đầu, tay chân, rất có thể bạn đã bị thoái hóa đốt sống cổ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như những triệu chứng của bệnh lý này.
Thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Thoái hóa đốt sống cổ hay thoái hóa cột sống cổ là một trong những bệnh lý thường gặp ở con người đặc biệt là ở những người cao tuổi. Tuy nhiên, căn bệnh đang có xu hướng tăng cao ở giới trẻ hiện nay bởi tính chất công việc, môi trường học tập và làm việc ít vận động,…
Theo đó, cơ thể con người sẽ bao gồm 7 đốt sống cổ từ C1 đến C7. Ở giữa mỗi đốt sống đều có một đĩa đệm và xung quanh đốt sống là những dây chằng, hệ gân cơ. Bệnh thoái hóa vùng đốt sống cổ do các triệu chứng hư tổn dây chằng, đĩa đệm và các bao hoạt dịch. Từ đó làm thoái hóa và gây đau nhức cho cổ mỗi khi vận động ở vùng này.
Do đặc điểm cơ thể của con người nên bệnh thoái hóa thường có tỷ lệ xảy ra cao ở vùng C4, C5, C6 hoặc C7.
Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi không?
Câu trả lời là không thể chữa khỏi hoàn toàn và triệt để 100% bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Vì đây là tình trạng lão hóa hay thương tổn ở xương khớp, mà đây lại là quy luật tất yếu của tự nhiên và không thể nào tránh khỏi.
Tuy nhiên, ta vẫn có thể sử dụng nhiều phương pháp điều trị khác nhau như: tây y, đông y, phẫu thuật, vật lý trị liệu,…để làm chậm quá trình thoái hóa, giảm thiểu cơn đau nhức và duy trì xương khớp được chắc khỏe, bền lâu. Đồng thời, điều này còn hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân ở người bệnh có kiên trì và quyết tâm hay không.
Nguyên nhân thoái hóa đốt sống vùng cổ
Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh thoái hóa đốt sống cổ mà đa số các bệnh nhân đều gặp phải đó chính là hoạt động, sinh hoạt sai tư thế. Khi làm việc lâu dài ở một tư thế, kết hợp với lười vận động; làm những công việc phải cúi, ngứa đầu; ngồi quá lâu trước màn hình vi tính hoặc thường bốc vác vật nặng là những nguyên do chính gây ra bệnh lý này.
Trường hợp sử dụng máy tính quá mức quy định, không dành nhiều thời gian cho việc vận động xương khớp cũng có thể gây ra các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ, gai cột sống, vôi hóa đốt sống,… Đặc biệt, những công việc đòi hỏi đặt tay trên bàn làm việc hoặc bàn máy tính ở vị trí quá cao hoặc quá thấp và quá lâu cũng gây ra tình trạng trên.
Vị trí ngồi làm việc phải ngang hoặc cao hơn một ít so với bàn làm việc. Nên thường xuyên vận động toàn thân sau một khoảng thời gian làm việc mệt mỏi. Khi đó, vùng cổ và vùng gáy sẽ được vận động, thư giãn. Bên cạnh đó, tránh giữ nguyên một tư thế làm việc quá lâu trong thời gian dài.
Người bệnh hay có thói quen nằm ngủ chỉ với 1 hoặc 2 tư thế và không có thói quen chuyển mình qua lại. Ngoài ra, lựa chọn gối kê đầu quá cao hoặc quá thấp cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
Thêm vào đó, một nguyên nhân khác có thể kể đến như chế độ dinh dưỡng (ăn uống thiếu hụt chất dinh dưỡng, sụt giảm các hoạt chất quan trọng như magie, canxi và vitamin trong cơ thể). Do thói quen sinh hoạt (ngửa cổ hoặc cúi cổ quá nhiều, mang vác vật có khối lượng quá nặng trên vai hoặc cổ, nằm ngủ với gối quá cao, quá mềm, sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích,…).
Những nguyên nhân kể trên có thể gây ra sự biến đổi không tố đối với cột sống cổ của mỗi người, khiến xương khớp và sụn cấu tạo nên cột sống cổ dần dần bị thoái hóa một cách nghiêm trọng.
Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ
Hầu hết các trường hợp bị thoái hóa đốt sống cổ trong giai đoạn đầu thường không có những biểu hiện gì đặc trưng phản ánh tình trạng bệnh. Khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện, biểu hiện rõ nhất chính là bệnh nhân có cảm giác đau mỏi, ê nhức, cảm thấy khó khăn khi phải vận động ở vùng cổ.
Các bệnh nhân khi bị bệnh thoái hóa đốt sống vùng cổ còn trải qua cảm giác đau buốt xuất hiện ngay cả khi họ nghỉ ngơi. Nhất cử nhất động của bệnh nhân đều có thể trở nên đau đớn, khó chịu. Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp phải những triệu chứng khác như:
- Cảm giác bị vướng hoặc bị đau khi thực hiện các động tác liên quan đến vùng cổ. Thậm chí, thỉnh thoảng người bệnh có thể bị vẹo cổ.
- Đau dai dẳng kéo dài từ vùng gáy lan ra tai và cổ. Ảnh hưởng đến tư thế của đầu cổ, gây nên tình trạng vẹo cổ, sái cổ. Người bệnh thường đau lan lên đầu, đau nhức nhiều tại vùng chẩm, trán. Đau lan xuống bả vai, hai cánh tay.
- Một số trường hợp bệnh nhân mất cảm giác của tay, hoặc đôi khi bị tê liệt cánh tay và bàn tay.
- Trường hợp khác, khi vào trời lạnh, tư thế nằm không đúng vào ban đêm sẽ gây ra triệu chứng cứng cổ. Khi mắc phải, người bệnh thường không tự mình đi được và có tâm lý sợ những cơn ho hoặc hắt hơi. Thậm chí, có người còn đau âm ỉ vùng gáy hoặc vùng đầu sau, sau đó lan đến mảng đầu phải. Ngoài ra, một số người có cảm giác đau liên tục, không thể quay đầu sang phía hai bên được.
- Triệu chứng Lhermitte: là một triệu chứng của bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ đa xơ (còn được gọi là triệu chứng “ghế thợ cắt tóc”). Khi mắc phải, người bệnh có cảm giác như có dòng điện đi từ cổ đến xương sống, thậm chí là đến các ngón tay, ngón chân. Triệu chứng này biểu hiện mạnh hơn khi bệnh nhân cúi cổ về phía trước, có thể kéo dài hoặc kết thúc nhanh chóng nhưng vẫn gây ra cảm giác khó chịu.
Kinh nghiệm chữa thoái hóa đốt sống cổ
Để điều trị bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ, y học đã đưa ra nhiều phương pháp để chữa trị. Trong đó, sử dụng thuốc tây giúp giảm đau nhức, giãn cơ, kháng viêm đối với tình trạng bệnh nhẹ và ngăn chặn sự phát triển mạnh của quá trình thoái hóa.
Ngoài ra, có thể sử dụng các liều thuốc nam lành tính với hiệu quả lâu dài và không để lại bất kỳ di chứng nào khác. Tuy nhiên, Dù bệnh nhân có sử dụng thuốc nam hay thuốc tây cũng cần kết hợp thực hiện những bài tập vật lý trị liệu để tăng hiệu quả chữa trị bệnh.
Lưu ý, thường xuyên tập thể dục tại vùng cổ và vùng vai, vì đây một trong những phương pháp phòng tránh những cơn đau và giảm bớt sự đau đớn khi bệnh tái phát. Các bài tập này có nhiều hiệu quả như: tăng giới hạn vận động của cột sống cổ, tăng sức mạnh tại khối cơ vùng cổ, đặt tư thế cột sống đúng vị trí sinh lý,…
Thời gian của mỗi bài tập vật lý trị liệu nên duy trì từ 1 đến 2 lần vào mỗi buổi sáng và thực hiện đều đặn hằng ngày. Trước khi đi ngủ cũng nên thực hiện những động tác này từ 5 đến 10 lần. Tuy nhiên, tránh thực hiện các động tác quá mạnh và nên bắt đầu từ những bài tập nhẹ nhàng, chậm rãi để đề phòng trường hợp chóng mặt do vận động, thay đổi tư thế đột ngột.