Bệnh án y học cổ truyền đau thần kinh tọa có tác dụng giúp xác định triệu chứng và tình trạng bệnh lý để bệnh nhân có hướng điều trị phù hợp. Dưới đây là những thông tin liên quan đến bệnh án để bạn có thể chủ động hơn trong điều trị bệnh.
Bệnh án y học cổ truyền đau thần kinh tọa là gì?
Bệnh án thực chất chính là tài liệu được bác sĩ lập ra khi bệnh nhân nhập viện. Theo đó, trong bệnh án thường ghi rất rõ những nguyên nhân, triệu chứng và kết quả của các xét nghiệm. Dựa vào bệnh án này, bệnh nhân sẽ sẽ được cách chăm sóc và điều trị phù hợp.
Bệnh án y học cổ truyền vốn được lập từ khi người bệnh đến thăm khám tại cơ sở, bệnh viện y học cổ truyền. Trong quá trình thăm khám và điều trị, bác sĩ sẽ ghi chi tiết tình trạng bệnh lý và hướng điều trị phù hợp.
Bệnh án y học cổ truyền đau thần kinh tọa (tham khảo)
1. Đại cương đau thần kinh tọa
Theo nghiên cứu của y học cổ truyền, căn bệnh đau thần kinh tọa thường liên quan đến tình trạng nhiễm lạnh, nhiễm trùng hoặc do các bệnh về xương khớp gây ra như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm…Ngoài ra, nguyên nhân gây đau thần kinh tọa cũng có thể là do sự xâm nhập của các yếu tố ngoại tà như phong, nhiệt, thấp, hàn. Điều này khiến cho vệ khí xâm lấn vào trong cơ thể và khiến cho kinh lạc bế tắc.
2. Bệnh sử
- Lý do thăm khám:
- Đau từ vùng thắt lưng xuống gót chân.
- Ngón chân bị tê cứng.
- Đùi đau âm ỉ.
- Quá trình phát triển bệnh lý:
- Trước khi tới bệnh viện khoảng 2 tháng, các cơn đau sẽ khởi phát từ vùng thắt lưng.
- Sau một khoảng thời gian, cơn đau sẽ lan xuống vùng mông, hông, đùi, bắp chân, bàn chân, cẳng chân, ngón chân..
- Sau khoảng 1 tháng phát bệnh, cơn đau sẽ trở nên trầm trọng hơn. Khi ấy, bệnh nhân sẽ không thể thức dậy vào mỗi buổi sáng. Mức độ các cơn đau thường trở nên trầm trọng hơn khi ho hoặc hắt hơi.
- Bệnh nhân đến bệnh viện khi các cơn đau ở mức độ nghiêm trọng, không thể di chuyển.
3. Kiểm tra sức khỏe khi nhập viện
- Mạch: 85 nhịp/phút.
- Nhiệt độ cơ thể: 37 độ C.
- Tần suất của hơi thở: 17 lần/phút.
- Huyết áp: 130/80 mmHG.
- Nhịp tim đều đặn.
- Không khó thở, không ho, tiểu tiện bình thường.
- Khó ngủ về ban đêm, ăn uống bình thường.
- Đau thắt lưng ở các đốt L4 – L5.
4. Tiền sử bệnh án
Bệnh lý cá nhân:
- Không bị chấn thương cột sống, không mắc bệnh về xương khớp..
- Không có tiền sử mắc bệnh lao.
Tính chất sinh hoạt, công việc:
- Thường xuyên mang vác đồ vật nặng.
- Không có tiền sử bị tai nạn lao động, tai nạn lao động.
Tiền sử gia đình:
- Những người trong gia đình không có tiền sử bị đau thần kinh tọa hoặc mắc những bệnh lý có liên quan.
5. Chẩn đoán
Theo Y học hiện đại:
- Triệu chứng cơ năng:
- Đau thắt lưng, đau lan xuống vùng mông, bàn chân, cẳng chân và theo dọc đường đi của dây thần kinh tọa.
- Mu bàn chân đến ngón cái, gót chân có cảm giác tê cứng, như có kiến bò.
- Thi thoảng người bệnh bị đau khi tiểu tiện hoặc đau ở hạ bộ.
- Triệu chứng thực thể:
- Cột sống: Mất đường cong sinh lý, bị vẹo cột sống do ngồi sai tư thế.
- Chèn ép rễ thần kinh L5: Mất cảm giác ở ngón cái, teo nhóm cơ ở mu bàn chân và chân trước.
- Rễ S1: Không thể di chuyển được bằng mũi chân, ngón út mất cảm giác.
- Chẩn đoán hình ảnh:
- Chụp X – quang.
- Đo mật độ xương.
Theo Y học cổ truyền:
- Tứ chẩn:
- Bệnh nhân tỉnh táo, không bị lú lẫn.
- Sắc mặt hồng hào, mắt sáng.
- Không phù nề, thể trạng cơ thể ổn định.
- Các chân di chuyển không bằng nhau.
- Văn chẩn:
- Giọng nói không ngắt quãng.
- Không nấc, không ho.
- Hơi thở không hôi.
- Vấn chẩn:
- Cơ thể sợ lạnh.
- Không sốt, không sợ nóng.
- Ăn uống bình thường.
- Đại tiện bình thường.
- Đau nhức từ vùng cột sống thắt lưng tới mặt sau của đùi và gót chân.
- Đau nhiều hơn khi trời lạnh hoặc di chuyển nhiều.
- Không đau bụng, đau ngực.
- Thiết chẩn:
- Da không mụn nhọt, phù nề.
- Bụng không có khối u.
6. Điều trị
Phép điều trị: Đả thông kinh lạc, khu phong tán hàn, bổ thận, hoạt huyết, tăng cường gân cốt.
Châm cứu + bấm huyệt:
- Thông huyệt: Túc lâm khấp (DA41), Ủy trung (Bq40).
- Thông kinh hoạt lạc bàng quang và kinh Đởm: Huyền Chung (Đ.39), Phong thị (Đ.31), Thận Du (Bq.23), Dương lăng tuyền (Đ.34), Hoàn khiêu (Đ.30), Khí hải du, Đại Trường Du, Côn lôn (Bq.60)…
- Hoa Đà: Vùng thắt lưng trái L4 – L5.
Bài thuốc điều trị:
- Điều trị: Khu phong tán hàn, hành khí hoạt huyết
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm Quế chi, Tế tân, Trần bì, Ngải cứu, Chỉ sắc mỗi loại 8gr; Ngưu tất, Thiên niên kiện, Kê huyết đằng, Đan sâm, Xuyên khung, Độc hoạt, Uy linh tiên mỗi loại 12gr và 6gr Cẩu tích.
- Bạn cho những nguyên liệu trên sắc thành nước uống mỗi ngày.
Xoa bóp
- Bệnh nhân xoa bóp từ thắt lưng xuống mặt sau cẳng chân khoảng 3 lần.
- Sau đó, người bệnh bóp mặt sau của cẳng chân tới vùng thắt lưng 3 lần.
- Bấm vào các huyệt như Thận du, Giáp tích, Đại trường du, Hoàn khiêu, Ủy trung, Dương lăng tuyền, Trach biện.
- Bạn thực hiện xoa bóp mỗi ngày 1 lần và nên duy trì trong 15 ngày.
Chế độ sinh hoạt:
- Người bệnh nên duy trì chế độ ăn uống bình thường.
- Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, hạn chế mang vác đồ vật nặng.
- Hạn chế đi lại và di chuyển.
- Nên vận động 30 phút mỗi ngày.
Hướng dẫn phòng tránh đau thần kinh tọa
- Nên duy trì tư thế tốt khi đứng, ngồi hoặc ngủ để tránh gây ra sự áp lưng lên vùng thắt lưng.
- Không hút thuốc lá.
- Duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
- Duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao để giúp cột sống linh hoạt và kéo giãn các cơ.
- Lựa chọn những bộ môn ít gây sự tổn thương đến vùng lưng như đi bộ, yoga, bơi lội, thái cực quyền.
Trên đây là những thông tin có liên quan tới bệnh án y học cổ truyền đau thần kinh tọa. Để được thăm khám cũng như chẩn đoán chính xác bệnh lý, bạn nên chủ động đến các cơ sở y tế nhé.