Ung thư phổi có lây không? Tại sao trong gia đình có người mắc ung thư phổi, các thành viên khác cũng có nguy cơ bị bệnh là băn khoăn của nhiều người. Bởi họ có tâm lý lo sợ bị lây nhiễm ung thư phổi từ người thân trong quá trình chăm sóc
Ung thư phổi có lây không?
Ung thư phổi có lây không là thắc mắc của nhiều người. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và khẳng định rằng bệnh ung thư phổi không lây nhiễm. Các thí nghiệm đã chỉ ra người bệnh ung thư phổi không phải là nguồn lây nhiễm, không truyền nhiễm.

- Ung thư phổi không lây truyền từ người sang người.
- Không lây nhiễm khi ăn uống hay hít thở không khí.
Ung thư phổi có lây không? – Xin khẳng định lại ung thư phổi không phải là bệnh lây nhiễm. Vì thế, không nên lo lắng ung thư phổi lây nhiễm khi chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi.
Người bệnh không nên tự ti khi tiếp xúc với mọi người. Cũng như, mọi người xung quanh không được tránh xa người bệnh ung thư phổi. Hãy giúp họ có được tâm lý thoải mái, lạc quan, hòa nhập với cuộc sống để điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Tại sao những người trong gia đình dễ bị ung thư phổi?
Nhiều trường hợp người thân trong gia đình bệnh nhân ung thư phổi cùng bị ung thư phổi. Tuy nhiên, đây không phải là do ung thư phổi lây nhiễm mà bởi các yếu tố:
– Do nguồn gen bất thường, bệnh có khuynh hướng di truyền. Nếu có người thân mắc ung thư phổi thì các thành viên trong gia đình có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhiều so với người khác. Mặc dù không phải trường hợp nào cũng thế nhưng nếu gia đình có người từng mắc ung thư phổi thì nên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời.
– Sống trong môi trường có yếu tố gây ra bệnh ung thư phổi
– Có lối sống thiếu khoa học, không lành mạnh.
– Nguyên nhân chính gây ung thư phổi là do hút thuốc lá. Mặc dù hút thuốc lá không phải là con đường lây bệnh cho người khác nhưng sẽ làm tăng tỷ lệ mắc ung thư phổi cho người khác.

Do vậy cách phòng ngừa ung thư phổi tốt nhất là:
- Không hút thuốc lá.
- Tránh xa môi trường không khí ô nhiễm, hóa chất độc hại.
- Hạn chế uống rượu bia, đồ uống có chất kích thích.
- Có lối sống lành mạnh.
- Luyện tập thể dục thể thao khoa học,…
Làm thế nào để phát hiện bệnh ung thư phổi?
Ung thư phổi thường khó phát hiện sớm do có các triệu chứng của bệnh hô hấp thông thường khác nên thường bị nhầm lẫn. Ở giai đoạn đầu, bệnh thường không có triệu chứng nên rất khó phát hiện.
Chỉ đến khi bệnh tiến triển có các triệu chứng rõ rệt mới phát hiện ra. Một số dấu hiệu ung thư phổi như:
- Ho kéo dài, cơn ho dữ dội kèm theo máu
- Thở gấp, khó thở, đau tức ngực
- Mệt mỏi, khó chịu
- Giọng nói khàn
- Giảm cân không rõ nguyên nhân
- Viêm phổi,….
Click ngay: Triệu chứng bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối
Do đó, để có thể phát hiện bệnh ung thư phổi sớm cũng như các bệnh lý khác thì cần khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.

Như vậy, qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời ung thư phổi có lây không. Đồng thời, bạn cũng không còn băn khoăn tại sao những người trong cùng một gia đình lại có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao.
Mặc dù, ung thư phổi không lây nhiễm nhưng cũng không được chủ quan trong điều trị, chăm sóc và phòng ngừa bệnh. Bởi bất cứ yếu tố nguy hại nào cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.