Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là căn bệnh phổ biến trong cộng đồng nhất là những người già do quá trình lão hóa. Tuy nhiên thì ngày này tỷ lệ người trẻ mắc thoát vị đĩa đệm ngày càng cao. Nếu như không được phát hiện kịp thời và điều trị dứt điểm thì bệnh lý này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết được nguyên nhân và cách điều trị bệnh nhé.
Tìm hiểu về thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Như chúng ta đã biết thì cột sống giữ vai trò như trụ cột để nâng đỡ cơ thể. Ngoài ra thì giữa đốt sóng là các đĩa đệm có tính đàn hồi giúp cơ thể trở nên dẻo dai. Đĩa đệm có cấu trúc dạng thớ sợi và dạng hình tròn, dẹt gồm có: lớp vỏ bao xơ bên ngoài dày và bên trong chứa nhân keo gelatin. Đĩa đệm có tác dụng giúp cơ thể trở nên linh hoạt đồng thời cũng giảm chấn động, chịu được lực khi cơ thể vận động.
Cột sống thắt lưng chính là vị trí dễ bị thoát vị đĩa đệm nhất. Người bị chẩn đoán mắc bệnh lý này thì bao xơ đã bị rách, nứt và các chất nhầy bên trong đĩa đệm thoát ra ngoài. Sau đó chèn ép lên các dây thần kinh và lỗ tủy sống dẫn đến các cơn đau nhức, tê ở người bệnh.
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên thì đối tượng dễ mắc bệnh lý này nhất có lẽ là những người thường xuyên tiếp xúc với công việc nặng nhọc hoặc người cao tuổi. Ngoài ra, những người ngồi quá nhiều ở một vị trí cố định hoặc đứng trong thời gian dài thì nguy cơ cao cũng sẽ mắc bệnh này.
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng sẽ được chia thành 4 giai đoạn phát triển như sau:
- Giai đoạn thoái hóa đĩa đệm: lúc này nhân nhầy đã có sự biến dạng và bắt đầu có vài chỗ đứt rách nhỏ ở phía sau của vòng sợi. Tuy nhiên các triệu chứng chưa rõ ràng mà chỉ có thể nhìn thấy trên phim chụp đĩa đệm.
- Giai đoạn lồi đĩa đệm: đã xuất hiện nhiều chỗ rạn, rách và vòng xơ đã bị suy yếu lồi về một phía.
- Giai đoạn thoát vị đĩa đệm: các lớp vòng sợi đã bị đứt rách hoàn toàn, nhân nhầy đã thoát khỏi đĩa đệm nhưng vẫn là một khối với nhau. Khi đến giai đoạn này thì người bệnh sẽ cảm thấy rõ ràng các cơn đau.
- Giai đoạn cuối: đây là giai đoạn nguy hiểm cũng như nặng nhất. Lúc này bao xơ và vòng sụn đã xơ hóa phát vỡ toàn bộ và nhân nhầy sẽ thoát ra ngoài và có hiện tượng tách khỏi đĩa đệm.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Người bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng sẽ có những triệu chứng phổ biến như sau;
- Đau nhức tại vị trí cột sống thắt lưng: đầu tiên thì người mắc bệnh sẽ cảm thấy đau từ vị trí bị thoát vị đến xuống các vùng mông và hông. Ngoài ra thì các cơn đau này sẽ có xu hướng lan rộng và trở nên dữ dội, đột ngột hoặc đau âm ỉ kéo dài.
- Co cứng vùng thắt lưng: khi nhân nhầy đĩa đệm chèn ép lên các dây thần kinh thì tình trạng co cứng sẽ xảy ra. Người bệnh sẽ không thể nào mà ngồi hoặc di chuyển bình thường được vì khu vực khớp ở vùng lưng đang bị tổn thương. Không chỉ vậy mà bàn chân và ngón chân cũng bị ảnh hưởng ít nhiều do tình trạng co cứng.
- Yếu cơ: trong trường hợp bệnh đã ở giai đoạn 4 thì chắc chắn tình trạng này sẽ xảy ra. Điều này sẽ khiến cho việc vận động cũng như sinh hoạt của người bệnh trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
- Tê bì: người bệnh bị thoát vị đĩa đĩa đệm thắt lưng sẽ thấy có cảm giác như kiến bò. Đặc biệt tình trạng này sẽ diễn ra khi mà có sự chèn ép của nhân nhầy đĩa đệm lên các dây thần kinh và tủy sống.
- Mất cảm giác: khi bệnh tình trở nên nặng hơn thì cơ thể bạn sẽ bị mất cảm giác do dây thần kinh bị chèn. Điều này khiến cho việc cử động ở vùng lưng người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn và trở ngại.
- Sưng tấy: tình trạng sưng tấy không phải triệu chứng phổ biến khi bệnh nhân mắc bệnh lý này. Tuy nhiên thì cũng có một số bệnh nhân có biểu hiện sưng tấy, ửng đỏ và nóng ran tại khu vực vùng lưng.
Chuẩn đoán thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Việc chẩn đoán không chỉ giúp tìm ra nguyên nhân gây bệnh mà còn đưa ra được phác đồ điều trị thích hợp đối với từng người bệnh. Dưới đây sẽ là một số cách chẩn đoán thoát vị đĩa đệm ở lưng:
Chuẩn đoán lâm sàng
Đây là bước đầu tiên trong quá trình khám chữa bệnh giúp bác sĩ xác định được tình trạng bệnh ban đầu.
Đối với giai đoạn đau cấp: các cơn đau lưng sẽ xuất hiện sau khi mà người bệnh gặp phải một chấn thương hoặc gắng sức quá mức. Mỗi khi bê vác nặng hoặc sai tư thế thì tình trạng đau lại tái phát. Đĩa đệm sẽ lồi ra sau hoặc đĩa đệm lồi ra sau mà trong khi đó vòng sợi lại không bị tổn thương.
Đối với giai đoạn ép rễ: lúc này sẽ xuất hiện một số triệu chứng của hội chứng rễ: đau lan xuống chân, đau khi đứng, đau khi di chuyển thậm chí đau cả khi hắt hơi. Trong giai đoạn này thì vòng sợi đã bị đứt một phần hoặc toàn bộ nhân nhầy tụt ra phía sau và gây nên sự chèn ép rễ.
Chuẩn đoán cận lâm sàng
Một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh của bệnh ở vùng thắt lưng:
- Chụp X – quang quy ước: thông qua một số hình ảnh chụp X-quang như lệch vẹo cột sống hay mất ưỡn cột sống để xác định vị trí thoát vị. Bên cạnh đó việc chụp X-quang quy ước còn giúp xác định một số tổn thương khác của cột sống.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: đây là phương pháp hiện đại và có tính chính xác nhất giúp dễ dàng xác định vị trí, hình thái thoát vị và số tần thoát vị.
- Chụp cắt lớp vi tính kết hợp kết hợp chụp bao rễ cản quang: khi người bệnh nghi ngờ mình bị mắc bệnh mà không chụp được cộng hưởng từ thì sẽ cho chụp cắt lớp vi tính kết hợp bao rễ cản quang. Chụp bằng kỹ thuật này sẽ cho phép xác định vị trí, mức độ thoát vị một cách chính xác.