Gai cột sống L4 L5 là bệnh xương khớp mà rất nhiều người hay mắc phải. Không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh, mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Để hiểu rõ hơn về vị trí, cũng như cách chuẩn đoán bệnh xương khớp này, mọi người hãy theo dõi bài viết sau.
Vị trí gai cột sống L4 L5
Trước khi tìm hiểu về vị trí gai cột sống lưng L4 L5, mọi người cần biết về khái niệm bệnh gai cột sống là gì và nó được hình thành từ đâu để hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
Gai cột sống là gì?
Mọi người có thể hiểu đơn giản rằng, gai cột sống là việc các đốt xương sống hình thành các gai xương chèn ép vào các dây thần kinh, gây ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân. Các gai xương này được hình thành khi có quá nhiều canxi tồn tại trong cơ thể người bệnh. Nếu để lâu dài, sẽ thấy đau khi ngồi hoặc đứng quá lâu hoặc thay đổi tư thế đột ngột và bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.
Vị trí gai cột sống L4 L5
Theo nghiên cứu, cột sống của con người có tổng cột 33 đốt sống, trong đó bao gồm
- 7 đốt sống cổ được kí hiệu từ C1 – C7
- 12 đốt sống ngực, kí hiệu từ T1 – T12
- 5 đốt sống lưng, kí hiệu L1 – L5
- 5 đốt sống cuối cùng, kí hiệu S1 – S5 và khoảng 3 – 5 đốt xương cụt
Hai đốt sống L4 và L5 là hai đốt xương nằm ở phần cuối của cột sống lưng, có vai trò hỗ trợ cơ thể xoay, gập người,.. cũng như giúp cơ thể được đứng thẳng. Đây là hai đốt sống chịu trọng lượng cơ thể lớn nhất, vì vậy rất dễ bị tổn thương.
Gai cột sống L4 L5 là việc hai đốt xương này mọc gai xương, quá trình này thường diễn ra trong âm thầm và dễ nhầm lẫn với các cơn đau lưng thông thường. Khi các gai xương phát triển lớn sẽ gây tổn thương phần sụn, xương, dây chằng và chèn ép lên các dây thần kinh ở vùng thắt lưng gây ra những cơn đau ở vùng lưng.
Gai cột sống lưng không chỉ gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày, mà khi mắc bệnh lâu dài, bệnh nhân có thể bị tê hoặc mất cảm giác ở các chi. Vì vậy, khi có dấu hiệu đau lưng dai dẳng, người bệnh nên thực hiện chuẩn đoán gai cột sống để kịp thời điều trị.

Chuẩn đoán gai cột sống L4 L5
Để chuẩn đoán bệnh nhân có mắc bệnh gai cột sống L4 L5 hay không, các bác sĩ sẽ thông qua các triệu chứng lâm sàng để phán đoán sơ bộ và thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để cho ra kết quả chính xác nhất.
Chuẩn đoán lâm sàng
Để nhận biết bệnh nhân có mắc bệnh gai cột sống lưng L4 L5, các bác sĩ sẽ thông qua các triệu chứng lâm sàng sau đây để chuẩn đoán sơ bộ:
- Bệnh nhân thường xuyên bị đau vùng thắt lưng, khi ấn tay vào các đốt sống L4 L5 sẽ bị đau nhói.
- Thấy đau nhức khi cúi, xoay hoặc vặn người và phải cúi hoặc xoay người chậm vì bị đau xương vùng thắt lưng.
- Thường xuyên cảm thấy tay chân tê bì, nhức mỏi và mất cảm giác.
- Đối với một số bệnh nhân sẽ có triệu chứng đau nhức ở vùng hông và mông
- Một số triệu chứng khác như: mất cân bằng khi đang di chuyển, rối loạn dây thần kinh thực vật hoặc rối loạn tiểu tiện và đại tiện

Các phương pháp xét nghiệm chuyên sâu
Sau khi chuẩn đoán sơ bộ qua các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra một số xét nghiệm cho bệnh nhân để cho ra kết quả chuẩn đoán chính xác.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu sẽ giúp loại trừ đau cột sống do các nguyên nhân khác, đồng thời có thể phát hiện các bệnh về máu, tim, và thận do gai cột sống gây nên.
- Xét nghiệm điện học: Xét nghiệm điện học là phương pháp chuẩn đoán đo tốc độ gửi tín hiệu của dây thần kinh về não và các bộ phận cơ thể. Từ đó, xác định mức độ dây thần kinh bị chèn ép và bị tổn thương, cũng như loại bỏ các nguyên nhân khác gây đau thắt lưng.
- Chụp X- quang: Chụp X – quang là phương pháp xác định vị trí gai cột sống chính xác nhất, giúp bác sĩ xác định có gai xương ở các đốt sống L4 L5 hay không. Đồng thời kiểm tra mức độ chấn thương của xương khớp và sự phát triển của các gai xương ở vị trí L4 L5.

- Chụp cắt lớp vi tính – CT scan: Chụp cắt lớp vi tính sẽ giúp kiểm tra bệnh nhân có sự thay đổi trong cấu trúc xương hay không, đồng thời xác định mức độ chèn ép của gai xương lên dây thần kinh. Ngoài ra, phương pháp này có thể phân tích mức độ bệnh và các vấn đề về xương khớp mà bệnh nhân mắc phải
- Chụp cộng hưởng từ – MRI: Chụp cộng hưởng từ là phương pháp chuẩn đoán chuyên sâu giúp kiểm tra bệnh nhân có bị tổn thương đĩa sụn và các dây thần kinh cột sống có bị chèn ép từ gai xương. Và đây là phương pháp tiên tiến nhất được nhiều bệnh nhân lựa chọn sử dụng hiện nay.
Sau khi xét nghiệm chuẩn đoán chuyên sâu về gai cột sống L4 L5, bác sĩ sẽ đưa ra tiến trình chữa trị phù hợp với từng bệnh nhân. Tùy theo mức độ bệnh, bệnh nhân sẽ được bác sĩ cho uống thuốc, thực hiện vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật. Ngoài ra, việc uống thuốc từ các dược liệu tự nhiên và kết hợp châm cứu, bấm nguyệt, xoa bóp sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị.