Thông thường, tùy thuộc vào các vị trí đau lưng mà bác sĩ sẽ chẩn đoán được bạn đang mắc phải những chứng bệnh gì. Dưới đây là một số vị trí đau lưng thường gặp nhất.
Các vị trí đau lưng báo bệnh nên biết
1. Đau lưng trên
Thông thường, đau lưng trên cũng có thể liên quan đến một số bệnh lý như:
- Thoát vị đĩa đệm: Tình trạng thoát vị đĩa đệm thường xảy ra khi lớp nhâm mềm ở trung tâm của đĩa đệm bị thoát ra bên ngoài và khiến cho vùng cột sống phải gánh chịu nhiều áp lực. Từ đó sẽ gây ra triệu chứng đau lưng.
- Dây thần kinh bị chèn ép: Khi dây thần kinh bị chèn ép, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng như tê và đau ở tay hoặc chân, mất kiểm soát khi đi tiểu, đau lưng trên.
- Viêm xương khớp: Tình trạng thoái hóa khớp sẽ khiến cho các sụn xương bị bào mòn và cọ xát vào nhau. Điều này sẽ gây áp lực lên dây thần kinh ở cột sống.
- – Nhiễm trùng cột sống: Nhiễm trùng cột sống cũng là một trong số những nguyên nhân gây đau lưng trên.
- Ung thư phổi: Có tới 30 – 40% trường hợp bị ung thư phổi di căn đến xương và gây ra triệu chứng đau nhức.
2. Đau lưng dưới
- Chấn thương đĩa đệm: Nguy cơ chấn thương tại đĩa đệm thắt lưng thường xảy ra trầm trọng hơn khi tuổi càng cao. Bên cạnh đó, việc mang vác đồ vật quá nặng cũng sẽ gây hiện tượng căng cơ tại lưng.
- Đau thần kinh tọa: Tình trạng đau thần kinh tọa thường xảy ra khi các khối đĩa đệm chèn ép lên dây thần kinh tọa. Khi ấy, người bệnh sẽ bị đau tại vùng lưng dưới, chân và hông.
- Hẹp ống sống: Tình trạng hẹp ống sống thường xảy ra khi dây thần kinh thu hẹp và gây ảnh hưởng lên dây thần kinh cột sống và tủy sống. Đây là nguyên nhân gây ra những cơn đau lưng.
- Cột sống cong bất thường: Gù cột sống, cong vẹo cột sống là nguyên nhân gây ra những cơn đau thắt lưng. Cột sống cong bất thường có thể gây áp lực lên gân, cơ bắp, các đốt sống, dây chằng.
- Đau cơ xơ hóa: Tình trạng đau cơ xơ hóa gây ra những cơn đau âm ỉ tại vùng thắt lưng. Mức độ của các cơn đau sẽ có sự thay đổi tùy thuộc vào những hoạt động hàng ngày.
- Viêm cột sống dính khớp: Viêm cột sống dính khớp chính là tình trạng viêm giữa các khớp ở giữa xương cột sống. Tình trạng này sẽ gây cho người bệnh cảm giác đau đớn, nhất là tại vùng lưng.
- Lạc nội mạc tử cung: Tình trạng lạc nội mạc tử cung thường xảy ra khi các mô nội mạc tử cung phát triển ra bên ngoài của tử cung. Điều này sẽ gây ra một số vấn đề như hình thành sẹo, gặp các vấn đề trong sinh sản, đau tại vùng lưng…
- U nang buồng trứng: U nang buồng trứng được đặc trưng bởi việc hình thành túi chất lỏng có trong buồng trứng. Khi ấy, phụ nữ sẽ bị đau lưng vô cùng khó chịu.
3. Chỉ đau lưng bên trái hoặc bên phải
- Tuổi tác: Càng lớn tuổi, nguy cơ người bệnh mắc phải một số bệnh lý về xương khớp sẽ càng cao. Đây là nguyên nhân dẫn đến đau lưng.
- Vận động viên: Những vận động viên thường có nguy cơ cao bị viêm khớp, thoát vị đĩa đệm và một số bệnh lý về xương khớp khác. Điều này sẽ gây ra những cơn đau lưng và một số triệu chứng khác.
Ở một số trường hợp, chứng đau lưng bên trái còn liên quan tới các cơ quan nội tạng trong cơ thể như:
- Đường ruột: Điển hình như viêm ruột.
- Thận yếu: Phổ biến với nhiễm trùng thận, thận yếu, sỏi thận.
- Đau tử cung: Lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung.
4. Đau lưng bên trái
Một số nguyên nhân gây đau lưng bên trái phải kể đến như:
- Viêm tụy:
– Viêm tụy: Tình trạng viêm tụy thường gây ra một số triệu chứng như chướng bụng, đau bụng, buồn nôn, sốt.
- Sỏi thận: Sỏi thận chính là nguyên nhân gây đau lưng ở bên trái. Bên cạnh đó, cơn đau còn lan xuống vùng lưng trên và háng.
- Đau tim: Triệu chứng điển hình nhất của đau tim chính là đau ngực. Tuy vậy, cơn đau còn lan tới cổ, hàm và lưng trên.
- Lạc nội mạc tử cung: Lạc nội mạc tử cung gây ra các vấn đề như đau vùng chậu, đau bụng kinh, đau khi đi tiểu, đầy hơi…
- U xơ: Tình trạng u xơ thường gây ra các vấn đề như đau lưng dưới, chướng bụng dưới, chảy máu trong chu kỳ kinh nguyệt, đau khi quan hệ tình dục…
- Viêm loét đại tràng: Viêm loét đại tràng có thể gây ra đau bụng, sốt cao, suy dinh dưỡng, giảm cân, phân có máu…
5. Đau lưng bên phải
- Viêm ruột thừa: Những dấu hiệu của viêm ruột thừa phải kể đến như sưng bụng, chướng bụng, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón…
- Nhiễm trùng thận: Tình trạng nhiễm trùng thận thường gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đau lưng trên bên phải, nước tiểu có mùi hôi, sốt và ớn lạnh…
- Viêm vùng chậu: Đau trong hoặc sau khi quan hệ tình dục, đau lưng và vùng bụng dưới, đau đớn khi đi tiểu, âm đạo có mùi hôi…
Điều trị các vị trí đau lưng
1. Điều trị tại nhà
Bệnh nhân có thể kiểm soát các cơn đau lưng tại nhà bằng các biện pháp như chườm nóng, chườm lạnh hoặc sử dụng một số thuốc giảm đau. Bên cạnh đó, người bệnh nên duy trì các chuyển động nhẹ nhàng để ngăn ngừa chứng yếu cơ và tình trạng cứng khớp.
2. Điều trị y tế
- Sử dụng thuốc gây nghiện hoặc thuốc kê đơn.
- Dùng các loại thuốc trầm cảm, điển hình như amitriptyline.
- Vật lý trị liệu: Kích thích dòng điện qua da, chườm nóng, chườm lạnh, tập luyện các bài tập để rèn luyện sức khỏe.
- Tiêm cortisone
3. Điều trị chuyên môn
Ngoài các phương pháp trên, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện kế hoạch điều trị sao cho phù hợp. Trong một số trường hợp, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật để tránh những rủi ro có thể xảy ra.
Trên đây là một số vị trí đau lưng phổ biến, mỗi một vị trí lại cho biết bạn đang có nguy cơ mắc phải những bệnh lý nào. Hy vọng những nguồn thông tin này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng ngừa và điều trị để nhanh chóng khắc phục tình trạng bệnh lý.