Viêm phế quản dạng suyễn (hen) là một dạng viêm phế quản mãn tính. Bệnh thường chỉ xảy ra với trẻ nhỏ do lòng phế quản nhỏ, cùng dịch tiết phế quản nhiều, trẻ lại không có kỹ thuật ho để tống đẩy đờm như người lớn. Vì thế, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu những kiến thức bổ ích dưới đây để chăm sóc trẻ hiệu quả khi bị viêm phế quản dạng hen.
Phân biệt viêm phế quản dạng suyễn với hen phế quản
Viêm phế quản dạng suyễn còn có tên gọi khác là viêm phế quản co thắt chủ yếu là do virus và vi khuẩn gây nên.
Phế quản là đường ống dẫn khí đi từ khí quản vào đến tận phổi, ban đầu là các phế quản gốc bên trái và phải, sau đó là các phế quản nhỏ hơn rồi đến các tiểu phế quản tiếp giáp với các phế nang.
Khi bị viêm phế quản, đường ống dẫn khí sẽ bị viêm nhiễm dẫn đến hiện tượng phù nề và tăng tiết dịch nhầy gây co thắt thành phế quản. Biểu hiện là những cơn ho, ho khan hoặc ho có đờm, khò khè, thở rít, bỏ ăn và nôn. Trẻ nhỏ thường là hay mắc phải viêm phế phế quản dạng hen nhiều hơn người lớn. Lý do là vì trẻ không biết kỹ thuật ho để tống tiễn chất đờm như người lớn.

Tuy nhiên, triệu chứng của viêm phế quản thể suyễn với hen phế quản lại có điểm tương đồng. Vì thế, cha mẹ có trẻ nhỏ cần phân biệt chính xác để biết được rõ con mình đang bị viêm phế quản co thắt hay là bị hen phế quản bằng cách theo dõi quá trình điều trị bệnh thuốc kháng sinh.
- Viêm phế quản dạng suyễn: Dùng thuốc sinh điều trị có biến chuyển tốt trong một thời gian hoặc hồi phục hẳn sau 2 tuần chữa trị nếu nguyên nhân gây bệnh là do virus.
- Hen phế quản: Điều trị bằng thuốc kháng sinh nhưng không có biến chuyển
Dấu hiệu viêm phế quản dạng hen
- Trẻ thường có triệu chứng cảm trong 2 – 3 ngày đầu như ho, sốt nhẹ, sổ mũi.
- Sau đó trẻ ho nhiều hơn như ho gà, kèm dịch đờm đặc. Đôi khi có thể nhầm lẫn với cơn ho có tiếng ran rít.
- Khó thở, thở nhanh hơn, khò khè. Khi bé thở sẽ thấy lồng ngực hóp lại.
- Nôn trớ sau khi ăn ăn xong do trẻ bị ngứa rát họng
- Nặng hơn bé chán ăn, bỏ bú, tím tái.

Diễn tiến của viêm phế quản dạng suyễn
Gian đoạn đầu, 2 – 3 ngày đầu tiên, bé thở nặng hoặc co thắt. Cơn có thắt có thể kéo dài cả tuần và ho kéo dài 2 tuần, sau đó giảm dần. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bệnh có thể kéo dài nhiều tuần liên.
Trẻ bị viêm phế quản dạng suyễn nếu không được xử lý sớm, đúng cách dễ bị viêm tai giữa. Nguy hiểm hơn cả là có thể dẫn đến viêm phổi, xẹp phổi, suy hô hấp,… Nếu không được điều trị kịp thời, sau khi khỏi, đường thở của bé bị tổn thương và rất nhạy cảm với các chất kích ứng đường thở. Nguy hiểm hơn sẽ dễ chuyển thành bệnh hen phế quản.
Để ngăn ngừa biến chứng và những mối nguy hiểm do viêm phế quản dạng hen gây ra thì cha mẹ cần chú ý:
- Phát hiện bệnh sớm và chữa trị theo đúng phác đồ điều trị viêm phế quản dạng suyễn của bác sĩ.
- Theo dõi cẩn thận tình trạng bệnh, nếu có bất cứ dấu hiệu gì bất thường cần phải đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Phác đồ điều trị viêm phế quản dạng hen
Điều trị giai đoạn đầu
Khi viêm phế quản dạng suyễn ở giai đoạn đầu các triệu chứng mới chớm nên có phương pháp điều trị triệt để.
Sử dụng thuốc tây: Thuốc có tác dụng long đờm, cắt cơn ho. Các loại thuốc này có công dụng giảm ho nhanh chóng. Khi sử dụng cần phải tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ, nhất là đối với trẻ nhỏ.

- Dùng thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh như Albuterol. Loại thuốc này giúp mở rộng đường thở, hiệu quả điều trị ngắn hạn.
- Thuốc corticosterod dạng hít.
- Sử dụng thuốc điều chỉnh Leukoteriene.
- Thuốc giãn ống phế quản thời gian dài kết hợp với thuốc corticosteroid dạng hít.
- Kết hợp giữa thuốc steroid và thuốc giãn phế quản.
- Cromolyn hay Theophylline.
- Thuốc chống tiết cholin dài hạn.
- Máy tạo hơi ẩm.
Bên cạnh đó, khi mới bắt đầu các triệu chứng bệnh, có thể dùng các bài thuốc dân gian để điều trị viêm phế quản. Nên hạn chế dùng thuốc tân dược.
Giai đoạn bệnh phát triển nặng
Nếu trẻ có các biểu hiện viêm phế quản dạng suyễn nặng như khó thở, không thở được thì ngay lập tức hãy đưa trẻ đến bệnh viện trung tâm y tế để được hỗ trợ cấp cứu và điều trị bệnh kịp thời.
Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản dạng hen tại nhà như nào?
- Cho trẻ dùng thuốc đúng chỉ định của bác sỹ như uống thuốc kháng sinh khi bị sốt trên 39°C. Nếu bé có dấu hiệu khó thở hay thở rít thì cần dùng thuốc cắt cơn hen nhằm giãn phế quản nhanh cho trẻ.
- Hút mũi và nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên cho trẻ. Biện pháp này sẽ hạn chế dịch mũi không chảy xuống đường thở, đồng thời đảm bảo mũi họng được sạch sẽ.
- Đảm bảo nhiệt độ ẩm phù hợp trong nhà.
- Cho bé uống nhiều nước có thể là nước ép hoa quả hoặc nước canh ấm nhằm giúp loãng đờm.
- Sử dụng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Đầy đủ các nhóm vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
- Hạn chế trẻ tiếp xúc với chốn đông người, khói thuốc lá, khói bụi hay vật nuôi, hoa,…

Ngoài ra, khi cha mẹ thấy trẻ có những dấu hiệu như:
- Dùng thuốc cắt cơn hen không hiệu quả hoặc hiệu quả kéo dài không bao lâu
- Thở nhanh, nói không ra tiếng.
- Móng tay, môi và chân tím tái hoặc hõm trên xương đòn, xương sườn đồng thời cánh múi phập phồng,…
Cha mẹ cần đưa bé đi cấp cứu ngay. Bởi vì, có thể bệnh viêm phế quản dạng suyễn ở trẻ đã tăng nặng và gây biến chứng nguy hiểm rồi.
Qua những thông tin về bệnh viêm phế quản dạng suyễn ở trẻ, hi vọng hữu ích cho nhiều cha mẹ. Có thể, giúp chăm sóc và bảo vệ bé tốt hơn.
>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: 6 cách phân biệt bệnh viêm phế quản và hen phế quản