Phồng đĩa đệm là căn bệnh mà nhiều gặp phải hiện nay. Trong xã hội hiện đại ngày nay, việc con người ngồi một chỗ với tư thế xấu quá lâu hay mắc các căn bệnh thừa cân béo phì chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này. Vậy phồng đĩa đệm nguy hiểm đến sức khỏe của bạn như thế nào? Có chữa khỏi hay không? Cách chữa căn bệnh này như thế nào? Hãy cùng bài viết tìm hiểu rõ nhé.
Bị phồng đĩa đệm có nguy hiểm không?
Phồng đĩa đệm có thể nói là không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến đáng kể đến cuộc sống thường ngày của bạn. Và nếu không được kịp thời chẩn đoán và chữa bệnh thì sẽ dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm.
Khi bị phồng đĩa đệm, khả năng vận động của người mắc sẽ bị suy giảm đáng kể. Lúc này, nhân nhầy không còn nằm ở vị trí ban đầu. Nói cách khác, nhân nhầy bị bị thoát ra phía ngoài, rách bao xơ và tủy sống cùng với dây thần kinh sẽ bị chèn ép. Điều này sẽ tạo ra những cơn đau vô cùng dai dẳng và không cho phép bạn hoạt động cơ thể dù ở cường độ nhẹ.
Và theo ghi nhận về người bệnh phồng đĩa đệm hiện nay thì có những trường hợp dẫn đến rối loạn đại tiểu tiện, bệnh nhân mất cảm giác với gân cơ, tứ chi hoàn toàn tê liệt nếu tủy sống thần kinh bị khối thoát vị bị chèn ép quá lớn.
Phình đĩa đệm L4 L5
Cột sống của cơ thể con người sẽ được cấu tạo từ nhiều đốt sống nhỏ khác nhau. Những đốt sống thành phần này sẽ sếp chồng lên nhau với cầu tạo giải phẫu như sau:
- 7 đốt sống cổ (C1- C7)
- 12 đốt sống lưng (L1-L5)
- 5 đốt sống cùng (S1-S5)
- 4 đốt sống cổ
Và trong thực tế, khu vực phồng đĩa đệm ở L4 và L5 là phổ biến nhất. Điều này có thể giải thích qua việc 4 đốt sống thắt lưng là nơi phải chịu áp lực nhiều nhất từ sức nặng của cơ thể. Chính vì vậy mà những người thừa cân béo phì dễ gặp phải việc phình đĩa đệm L4 L5 vì sức nặng cơ thể là rất lớn.
Ngoài ra, việc cột sống bị thoái hóa cũng là một lý do khác gây ra bệnh phình đĩa đệm. Đây là hiện tượng tính đàn hồi của vòng sụn xơ bị suy giảm. Một lý do khác gây ra phồng khu vực đĩa đệm L4 L5 là việc bệnh nhân gặp phải các chấn thương liên quan đến cột sống như: tai nạn giao thông, chấn thương khi chơi thể thao…

Lồi đĩa đệm L5 S1
Lồi đĩa đệm L5 S1 là khu vực điểm tựa chính của cuộc sống bị ảnh hưởng. Khi bị ảnh hưởng ở khu vực này thì việc cúi người, ưỡn người hay khom người.
Tình trạng lồi đĩa đệm L5 S1 là tình trạng khi bao xơ bị phồng lên nhưng chưa bị rách. Lúc này, nhân nhầy vẫn nằm ở phía trong và chưa bị lệch ra ngoài. Tuy nhiên, giai đoạn này rất dễ dẫn đến biến chứng đến thoát vị đĩa đệm.
Khi lồi đĩa đệm L5 S1, khả năng vận động của bạn suy giảm rõ rệt, chân tay có cảm giác tê bị và những cơn đau sẽ liên tục kéo đến.

Phồng – Lồi đĩa đệm có chữa khỏi được không?
Hiện nay theo nghiên cứu thì nếu có giải pháp chữa trị phù hợp thì bệnh phồng đĩa đệm có thể chữa khỏi. Ngoài ra, nếu ở mức độ nhẹ và tổn thương ít thì lồi đĩa đệm có thể hoàn toàn tự lành.
Tùy vào hiện trạng sức khỏe và mức độ của bệnh thì bác sĩ đưa ra các phát đồ chữa trị cụ thể khác nhau.
- Nếu chữa bệnh phồng – lồi đĩa đệm ở các bệnh viện y học cổ truyền thì bác sĩ sử dụng thuốc Đông Y kết hợp với các bài trị liệu vật lý. Các bài trị liệu sẽ bao gồm như: xung điện, điện châm hay chiếu tia hồng ngoại. Hiện nay, các phương pháp chữa trị đông y được nhiều người chọn trong việc chữa phồng hay lồi đĩa đệm.
- Nếu chữa bệnh tại các cơ sở y tế, bệnh viện tây y thì sẽ được chữa trị tại khoa chuyên về xương khớp. Trong quá trình điều trị, bác sĩ có thể kê toa thuốc cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc giảm đau chống viêm không có steroid, các loại vitamin có kèm với đường uống hoặc đường tiêm.

Cách chữa phồng đĩa đệm đơn giản
Nếu bị phồng đĩa đệm ở mức độ nhẹ, bạn có thể sử dụng các bài tập đơn giản để chữa lành căn bệnh này. Cụ thể như bài tập hông:
Vùng xương và cơ dưới lưng sẽ được thư giãn và kéo dãn, giúp người bệnh linh động hơn trong vận động. Hãy tập 5 lần mỗi ngày, sau một thời gian sẽ tăng lên 10 lần. Cách thực hiện như sau:
- Nằm ngửa trên một tấm thảm, gập hai đầu gối lại và nhẹ nhàng ép chặt mông và cơ bụng lại để phần lưng của bạn có thể áp sát và thẳng trên mặt thảm
- Cố gắng rướn nhẹ vùng cơ hông lên phía trên và giữa tư thế như ban đầu. Sau đó đếm từ 1 đến 5 rồi cho cơ thể trở lại vị trí ban đầu
- Tiếp đó uốn cong phần lưng để phần hông được hướng xuống dưới, giữ nguyên tư thế và đếm từ 1 đến 5.
- Sau đó thả lỏng người và thư giãn.
