Chế độ vận động hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn hiệu quả điều trị của căn bệnh đau thần kinh tọa. Vậy đau thần kinh tọa có nên đi bộ, chạy bộ không? Để giải đáp vấn đề này, bạn đọc hãy theo dõi những thông tin dưới bài viết sau.
Đau thần kinh tọa có nên đi bộ không?
Căn bệnh đau thần kinh tọa được đặc trưng bởi tình trạng những cơn đau nhức âm ỉ lan dọc theo đường đi của các dây thần kinh. Bên cạnh đó, đau thần kinh tọa còn gây ra cảm giác tê yếu, tê bì tại chân và tay. Điều này khiến cho người bệnh trở nên rất khó khăn khi đi lại và vận động.
Khi bị đau thần kinh tọa, người bệnh nên đi bộ hàng ngày. Theo đó, những công dụng đem lại khi bệnh nhân duy trì thói quen đi bộ đó là:
- Giúp duy trì chức năng hệ xương khớp, tăng cường sự linh hoạt tại các khớp.
- Giảm đau nhức và sưng viêm tại các khớp.
- Thư giãn dây chằng, cơ và hệ thống các dây thần kinh.
- Giữ cân nặng ở mức ổn định.
- Ổn định tâm lý, hạn chế căng thẳng, stress.
- Tăng cường khả năng vận động.
- Tăng cường sức mạnh của cơ.
- Giúp vận chuyển máu, các chất dinh dưỡng tới khớp xương và vùng cột sống.
- Giúp xương khớp thêm khỏe, tăng cường sự linh hoạt của mình.
- Hỗ trợ giải nén dây thần kinh tọa và mạch máu.
- Tăng cường độ chắc khỏe và dẻo dai của vùng cột sống.
Do đó, người bệnh đau thần kinh tọa nên đi bộ từ 20 đến 30 phút mỗi ngày để làm thuyên giảm triệu chứng bệnh và nâng cao sức mạnh xương khớp.
Đau thần kinh tọa có nên chạy bộ không?
Khi bệnh mới ở giai đoạn đầu, bệnh nhân đau thần kinh tọa nên chạy bộ hoặc đi bộ chậm chứ không nên vận động với cường độ nhanh. Bởi lẽ, việc di chuyển với tốc độ nhanh sẽ khiến cho cột sống bị tổn thương và gây chèn ép lên dây thần kinh.
Do đó, người bệnh chỉ nên chạy bộ với tần suất từ 10 đến 20 phút mỗi ngày. Việc chạy bộ sẽ giúp nâng cao sức khỏe xương khớp, tăng cường lưu thông máu và làm xoa dịu cảm giác tê bì, đau nhức khớp.
Đau thần kinh tọa có nên tập thể dục không?
Bệnh nhân bị đau thần kinh tọa nên được khuyến khích tập luyện thể dục thể thao để cải thiện các vấn đề về xương khớp. Tuy nhiên, mỗi ngày người bệnh chỉ nên tập từ 10 đến 30 phút mỗi ngày và không nên tập gắng sức. Bên cạnh đi bộ, người bệnh có thể tập những môn thể thao như bơi lội, yoga, đạp xe, các bài tập dưỡng sinh.
Theo đó, những lợi ích đem lại của việc tập thể dục thể thao đó là:
- Rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
- Tăng cường sự linh hoạt và độ bền của các khớp.
- Kiểm soát các cơn đau, tăng cường khả năng lưu thông máu.
- Tăng cường sức mạnh các cơ.
- Thư giãn vùng cột sống lưng.
- Hỗ trợ điều trị đau khớp, viêm khớp.
Lưu ý khi đi bộ, chạy bộ, tập thể dục cho người đau thần kinh tọa
1. Lưu ý khi đi bộ, chạy bộ
- Lựa chọn giày tập phù hợp: Khi đi bộ, bạn nên lựa chọn những đôi giày vừa kích cỡ chân, có khả năng chống sốc tốt. Bạn tuyệt đối không đi dép lê hoặc đi chân đất bởi sẽ ảnh hưởng đến bàn chân.
- Có lộ trình luyện tập phù hợp: Mỗi ngày bạn chỉ nên đi bộ từ 10 đến 20 phút, chạy bộ khoảng 10 phút.
- Trước khi chạy bộ, bạn nên khởi động cơ thể khoảng 10 phút. Ban đầu, bạn hãy đi bộ, sau đó mới chạy bộ với tốc độ chậm.
- Khi đi bộ, bạn chỉ nên bước ngắn và đi không quá 1.5km mỗi ngày. Ở giai đoạn sau bạn mới bắt đầu tăng tốc đi nhanh hơn.
- Khởi động trước khi đi bộ chạy bộ: Trước khi đi bộ, bạn nên khởi động cơ thể từ 5 đến 10 phút để làm giãn cơ và tăng tiết dịch nhầy tại các ổ khớp.
- Nếu cảm thấy bị đau nhiều khi đi bộ hoặc chạy bô, bạn nên dành ra 5 phút để nghỉ ngơi.
- Trong quá trình chạy bộ hoặc đi bộ, bệnh nhân nên giữ tốc độ đều và không nên gồng mình.
- Nên lựa chọn buổi sáng hoặc buổi chiều để đi bộ và chạy bộ, bạn nên chọn những nơi có không khí thoáng mát, nhiều cây xanh.
- Bệnh nhân nên duy trì thói quen đi bộ đều đặn hàng ngày, không nên tập luyện ngắt quãng bởi sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị bệnh.
2. Lưu ý khi tập thể dục
- Người bệnh nên lựa chọn những bài tập phù hợp để tránh cơn đau xảy ra trầm trọng hơn.
- Để tránh sự tổn thương tại vùng cột sống, bạn nên lựa chọn các bài tập phù hợp như bơi lội, yoga, các bài tập co giãn cơ, đi bộ, đạp xe, chạy bộ chậm…
- Trong trường hợp nặng, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia để lên kế hoạch tập luyện cho phù hợp.
- Trước khi tập thể dục, thể thao, bạn nên khởi động làm nóng cơ thể với những bài tập khởi động.
- Cường độ luyện tập tăng dần từ chậm dần lên nhanh dần.
- Thời gian đầu khi mới tập luyện, bạn chỉ nên thực hiện các bài tập đơn giản, sau đó mới tăng tốc độ dần lên.
- Thời điểm phù hợp nhất để tập luyện các bài tập thể dục thể thao đó là từ 5h đến 6h30 vào buổi sáng hoặc 17h đến 16h buổi chiều. Bên cạnh đó, bạn nên tập luyện ở những nơi có nhiều cây xanh, thoáng mát, địa hình bằng phẳng và không gập ghềnh.
- Để tránh mất sức, đảm bảo được lượng oxy đưa vào cơ thể, bạn nên hít thở đều đặn khi tập luyện.
- Nếu cảm thấy quá mệt mỏi hoặc xuất hiện các cơn đau đột ngột, bạn nên ngừng tập luyện và dành ra 5 phút để nghỉ ngơi. Sau đó, bạn tiếp tục tập luyện cho đến khi cơ thể phục hồi. Trong trường hợp nếu như tình trạng đau nhức không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên ngừng ngừng việc tập luyện và thử lại trong những ngày tiếp theo.
- Giống như đi bộ, bệnh nhân nên duy trì thói quen tập luyện mỗi ngày, ít nhất là 5 buổi mỗi tuần. Bạn chú ý không nên tập luyện ngắt quãng hoặc ngừng tập luyện cho tới khi nhận thấy có sự thay đổi của bệnh lý.
Đau thần kinh tọa có nên đi bộ, chạy bộ không? Mọi vấn đề này đã được giải đáp cụ thể qua phần trên bài viết. Để nhanh chóng cải thiện bệnh lý, bạn nên lưu ý đến những vấn đề quan trọng đã được chúng tôi đề cập đến nhé.