Ho có đờm khi mang thai là triệu chứng mà nhiều bà bầu mắc phải. Nhiều người cho rằng phần lớn là do thai nhi mọc tóc? Có người lại nói đó là do bệnh lý?… Mời bạn đọc cùng tìm hiểu những thắc mắc của bà bầu và những giải đáp của chuyên gia y tế về hiện tượng ho có đờm lúc mang thai ở phụ nữ đặc biệt 3 tháng đầu và 3 tháng cuối ngay sau đây.
Vì sao phụ nữ mang thai bị ho có đờm?
Trong thời kỳ “đeo ba lô ngược”, đặc biệt là giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên hormone của phụ nữ suy giảm. Kèm theo sự biến đổi về tâm sinh lý, nội tiết tố nên dễ nhạy cảm với những yếu tố bên ngoài hơn. Do đó, bà bầu thường bị các loại vi khuẩn, virus; nấm và ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể. Chúng gây viêm nhiễm đường hô hấp với hiện tượng viêm họng, ho khan hoặc ho có đờm.

Ngoài ra, thời tiết thay đổi đột ngột, nóng lạnh thất thường, tăng tiết màng nhầy ở bà bầu cũng khiến mẹ bầu bị ho, hắt hơi.
4 câu hỏi xoay quanh ho có đờm khi mang thai
Mẹ ho có liên quan tới việc mọc tóc của thai nhi không?
Theo bác sỹ chuyên khoa phụ sản, từ sau 14 tuần thai nhi trong bụng mẹ sẽ mọc những sợi tóc đầu tiên. Tới giữa 20 tuần, một lớp lông tơ mềm sẽ bọc quanh bé và tự rụng đi sau sinh. Đối với những thai phụ có dấu hiệu ho khan hoặc ho có đờm trong giai đoạn này; các cụ xưa thường cho là do tóc bé mọc gây ra. Tuy nhiên, đặc điểm ho khi thai nhi mọc tóc không gây ho cho mẹ; cơn ho không đủ mạnh và thở dễ dàng, không kèm theo sốt.

Nguyên nhân
Trong trường hợp thai phụ bị ho có đờm thường là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý cần điều trị ngay như:
- Viêm phế quản cấp và mãn tính: Đờm màu vàng, xanh, đờm nhày. Những cơn ho kéo dài liên tục thành tường đợt.
- Viêm phổi: Đờm màu vàng rỉ sét, đau tức ngực vùng phổi bị viêm và hội chứng nhiễm trùng. Bệnh tuy nguy hiểm nhưng có thể điều trị khỏi mà không để lại biến chứng.
- Lao phổi: Người bệnh thường khạc đờm màu trắng đục như nước vo gạo hoặc sữa, có thể có lẫn máu đỏ tươi. Mẹ bầu bị lao phổi còn giảm cần và sốt về buổi chiều.
- Giãn phế quản: Mẹ bầu bị ho khạc đờm nhiều vào buổi sáng khi ngủ dậy. Đờm màu trắng đục như mủ và đóng thành từng khuôn.
- Áp xe phổi: Gây những ọc mủ từng đợt và có mùi hôi. Bệnh gây tổn thương nặng và phải phẫu thuật loại bỏ ổ áp xe.
- Hen suyễn: Ho khan, khó thở. Nhưng khi ho khạc được đờm thì con hen giảm, đờm có màu trắng và dính.
Làm sao nhận biết ho có đờm khi mang thai do bệnh lý gây ra?
Khi mang thai, sức đề kháng của chị em thường suy giảm; biến đổi nội tiết tố cộng thêm các điều kiện sinh lý đã tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng,… xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Viêm đường hô hấp là một trong những bệnh lý phổ biến mà phụ nữ gặp phải trong suốt giai đoạn thai kỳ.
Khi bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, bà bầu có thể hứng chịu những cơn ho liên tục, kéo dài. Hiện tượng ho đờm nhớt màu vàng đặc kèm triệu chứng đau tức ngực; khó thở, sốt là dấu hiệu cho biết thai phụ đang mắc lao phổi, viêm họng hoặc viêm phế quản; và một số bệnh lý về bệnh phổi khác.
Ho có đờm khi mang thai 3 tháng đầu có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Ho thông thường, không sốt
Nếu phụ nữ mang thai chỉ ho thông thường; các cơn ho nhẹ, xuất hiện không thường xuyên; hoặc ho không kèm theo sốt, không có đờm thì không quá lo lắng. Trường hợp này ho không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng lại gây khó chịu, mệt mỏi cho mẹ bầu. Lúc này nên sử dụng các bài thuốc dân gian trị ho hiều quả như sử dụng mật ong, gừng, chanh, lá hẹ, tỏi…
Ho có đờm kéo dài
Trường hợp mẹ bầu bị ho có đờm dai dẳng; kèm theo sốt, ù tai, nhức đầu, đau ngực… thì rất nguy hiểm. Đây có thể là triệu chứng ban đầu của bệnh viêm họng. Nếu để lâu ngày sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý như viêm phổi, viêm phế quản… ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Khi mẹ bầu ho khạc đờm gây áp lực lên vùng bụng, ảnh hưởng đến hoạt động của thai nhi; có thể dẫn đến động thai, thậm chí có nguy cơ bị sảy thai sớm.
Triệu chứng này không điều trị dứt điểm có thể dẫn tới viêm phế quản mãn tính, viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,… Sử dụng thuốc tân dược trong giai đoạn ho có đờm khi mang thai 3 tháng đầu rất nguy hiểm; có thể gây hại cho sức khỏe của thai nhi như sinh non, dị tật câm điếc hoặc chết lưu,… Vì vậy, bà bầu nên áp dụng những phương pháp chữa trị an toàn, tự nhiên.

Phải làm gì khi bị ho có đờm trong giai đoạn mang thai?
Để xử trí triệt để tình trạng ho khạc đờm khi mang thai; trước tiên bạn cần phân biệt được rõ cơn ho của mình là do nguyên nhân mọc tóc hay do bệnh lý gây nên để từ đó có cách trị ho thích hợp.
Ngậm hoặc súc nước muối
Bà bầu bị ho có đờm nên pha một thìa cà phê muối trong 250ml nước ấm sạch và súc hoặc ngậm 3-5 lần mỗi ngày. Thời điểm thích hợp nhất là vào buổi sáng và trước khi đi ngủ. Đây là biện pháp giảm ho, diệt khuẩn trong hầu họng và tống đờm ra ngoài rất an toàn, hiệu quả cho bà bầu.
Uống nhiều nước
Bà bầu nên uống nhiều nước để làm loãng đờm, giảm khó chịu. Có thể dùng nước lọc, nước trái cây hoặc canh đều tốt. Nên uống nhiều nước canh gà, canh rau củ vừa giảm đờm vừa bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Sử dụng bài thuốc dân gian
Uống thuốc ho tân dược luôn ẩn chứa những rủi ro nguy hiểm đối với sức khỏe thai nhi và bà mẹ. Vì thế, cách trị ho có đờm an toàn bạn nên dùng bài thuốc dân gian như: Chưng quất với mật ong; sử dụng bột nghệ với nước ấm, nướng vỏ cam hoặc quýt để ăn,…
Ngậm chanh với muối
Các mẹ bầu lấy một quả chanh tươi, rửa sạch và thái lát mỏng. Sau đó trộn với muối hạt và ngậm ít nhất ngày 5 lần. Ngoài ra, chị em có thể dùng chanh vắt lấy nước; hòa cùng chút muối rồi uống. Cách này sẽ có tác dụng làm sạch vi khuẩn ẩn láu trong khoang miệng gây ho khạc đờm.
Quất chưng đường phèn
Sử dụng 4 – 5 quả quất cho vào chén, thêm 2 thìa cà phê đường phèn; rồi hấp cách thủy. Uống nước quất mỗi ngày 3 lần sẽ giúp bà bầu giảm ho khạc đờm hiệu quả.
Nước nghệ ấm
Ho có đờm khi mang thai có thể sử dụng nước nghệ ấm, có thể đầy lùi được cơn ho. Hòa 1 muỗng bột nghệ vào cốc nước nóng. Có thể cho thêm một chút muối trắng. Uống nhấm từ từ.

Lá diếp cá nấu nước vo gạo
Một liệu pháp trị ho khạc đờm khi mang thai 3 tháng đầu nữa mà chị em có thể áp dụng an toàn. Cách thực hiện rửa sạch lá diếp cá; ngâm với nước muối pha loãng. Sau đó, chắt lấy một bát ô tô nước vo gạo và cho lá diếp cá vào cùng một nồi đun sôi trong 15 phút. Bà bầu bị ho có đờm nên uống khi nước còn ấm sẽ có giá trị chữa bệnh hiệu quả.
Có chế độ ăn uống khoa học
Rau xanh, trái cây tươi và ngũ cốc rất giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa cao có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch của bà bầu. Do vậy, chị em bị ho có đờm khi mang thai 3 tháng đầu nên chú ý tới chế độ ăn uống dinh dưỡng và lành mạnh bằng các loại thực phẩm kể trên nhé!
Tránh sử dụng đồ ăn lạnh sẽ làm tăng đờm cho bà bầu. Chú ý bổ sung đồ ăn giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng. Chú ý không nên tắm nước lạnh ngay cả khi trời nóng nên dùng nước ấm sẽ tốt cho cơ thể và quá trình điều trị chứng ho khạc đờm khi mang thai.
Trong trường hợp không kèm theo sốt, đờm nhớt màu vàng hay đau tức ngực, khó thở thì không cần dùng thuốc.
Tránh căng thẳng
Chức năng hệ thống miễn dịch của bà bầu phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần và thể chất. Do đó, khi mẹ bầu thường xuyên căng thẳng có thể ảnh hưởng tới quá trình điều trị và tâm lý của thai nhi khiến trẻ bị đồng tính hoặc sảy thai.
Bởi vậy, để điều trị chứng ho có đờm khi mang thai 3 tháng đầu an toàn, hiệu quả chị em nên hạn chế lo lắng về những điều nhỏ nhặt; và duy trì một thái độ sống tích cực bằng cách ăn thật nhiều thực phẩm giàu chất xơ, chất sắt; tập luyện thể dục nhẹ nhàng, ngủ đủ giấc.
>> XEM THÊM: Mẹo chữa ho có đờm bằng mật ong và gừng tươi
Cách phòng ngừa ho có đờm khi mang thai
- Mẹ bầu nên uống đủ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày. Có thể thay bằng nước ép trái cây, trà hoặc súp.
- Vệ sinh sạch sẽ; rửa tay thường xyên bằng xà phòng và nước sạch.
- Nên uống nhiều nước cam tươi.
- Khi bị ho, mẹ bầu nên ho vào giấy để không làm lây lan vi trùng, virus ra môi trương xung quanh.
- Dùng súp gà trị cảm cúm, ho cho mẹ bầu.
- Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, khoa học. Nghỉ ngơi, ngủ nghỉ điều độ. Có giấc ngủ ngon.
Qua các câu hỏi về tình trạng ho có đờm khi mang thai 3 tháng đầu trên chắc hẳn bạn cũng đã từng thắc mắc mà chưa được giải đáp thỏa đáng. Hi vọng rằng qua những chia sẻ, giải đáp trên sẽ giúp bạn phần nào tháo gỡ mối lo lắng khi mang thai; từ đó có hướng điều trị, phòng ngừa cho phụ hợp.