Kim ngân hoa mới nở có màu trắng tinh nhưng sau vài ngày sẽ ngả sang màu vàng óng. Ngoài ra có nhiều giống chuyển sang màu đỏ, cam, hồng, hồng tím. Cây kim ngân hoa không chỉ có hoa thơm, màu sắc bắt mắt rực rỡ được sử dụng làm cây cảnh mà còn là vị thuốc quý trong Đông y. Cùng tìm hiểu rõ hơn về loại cây này nhé!
Thông tin về cây kim ngân hoa
- Tên khoa học: Lonicera japonica Thunb, tên tiếng Anh: Honeysuckle.
- Tên gọi khác: Cây vàng bạc, cây nhẫn đông.

Đặc điểm cây kim ngân hoa
- Là loại cây leo, mọc hoang ở miền núi rừng. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi như Cao Bằng, Lào Cai, Hòa Bình, Thanh Hóa…
- Thân kim ngân hoa dài 9 – 10m, đường kính thân 1 – 2cm.
- Cành non màu xanh, có lông. Khi già, thân chuyển màu nâu đỏ và cành nhẵn.
- Lá màu xanh, hình trứng, mọc đối, cuống ngắn. Cây kim ngân hoa có khả năng chịu rét tốt nên lá xanh tốt gần như quanh năn, mùa đông không bị rụng lá.
- Hoa có màu trắng, sau vài ngày chuyển sang vàng óng. Một số giống chuyển sang màu đỏ, hồng, cam. Trong cùng một thời điểm, trên cây có cả hai màu hoa trắng và vàng nên được gọi là kim ngân. Hoa kim ngân hình ống xẻ hai bên, mọc thành chùm 2 – 4 hoa, có mùi thơm dịu.
- Quả hình cầu, có màu đen và mọng.
Cây kim ngân hoa không những dùng để trang trí, che mát, làm thuốc đông y mà còn có khả năng dự báo thời tiết. Theo kinh nghiệm dân gian, trời đang nắng mà kim ngân hoa tỏa hương thơm nức thì sau khoảng 7 – 10 giờ nữa sẽ có mưa.
Bộ phận được dùng làm thuốc là hoa dạng khô. Cành và lá kim ngân khô cũng được sử dụng nhưng ít phổ biến.
Cây kim ngân hoa có tác dụng gì?
Trong Đông y, kim ngân hoa được sử dụng để chữa trị nhiều loại bệnh như chữa ho, viêm phế quản, viêm phổi, cảm lạnh….
Theo phong thủy, kim ngân hoa là cây cảnh sinh tài lộc.
Theo y học hiện đại, hoa kim ngân có chứa nhiều tinh dầu, bao gồm:
- Geraniol, α-pinen, tannin
- Carvacrol, eugenol, stimasteryl-D-Glucoside
- Flavonoid: Axit clorogenic, luteolin, luteolin-7-glucosid, lonicerin…
Cành lá kim ngân hoa có chứa axit clorogenic và saponin.
Chính vì vậy mà cây kim ngân hoa có các tác dụng điển hình sau:
- Tác dụng kháng khuẩn: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước sắc hoa kim ngân có tác dụng ức chế mạnh mẽ đối với:
- Trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lao, trực khuẩn lỵ Shiga, trực khuẩn ho gà, trực khuẩn mủ xanh.
- Tụ cầu vàng, tụ cầu khuẩn, não cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn.
- Các loại nấm ngoài da và virus cúm Spirochete.
- …
- Tác dụng kháng viêm, chống virus: Sử dụng kim ngân hoa sẽ giúp giảm chất xuất tiết, giảm nhiệt và tăng tác dụng thực bào của bạch cầu.
- Tác dụng trên đường huyết, chống lao.
- Kim ngân hoa có tác dụng làm hưng phấn trung khu thần kinh với cường độ bằng 1/6 của cà phê.
- Tác dụng ngăn chặn choáng phản vệ.
Bên cạnh đó, kim nhân hoa còn có tác dụng tốt với mắt, làm giảm cholesterol trong mái, tăng chuyển hóa lipid, chất béo, lợi tiểu, không có độc tố…
Kim ngân hoa chữa bệnh gì?
Có thể sử dụng cây kim ngân hoa để chữa trị các bệnh lý sau:
- Nhiễm khuẩn
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên như cảm lạnh, cảm cúm, viêm phế quản, viêm phổi…
- Sốt
- Rối loạn tiêu hóa: Viêm ruột, đau, viêm ruột non, kiết lỵ
- Viêm não
- Giang mai
- Viết loét
- Đái tháo đường
- Đau đầu
- Viên khớp dạng thấp
- Rối loạn nước tiểu
- Ung thư
- Tăng tiết mồ hôi, nhuận tràng, ngừa thai ngừa độc, trị viêm ngứa da.
Các bài thuốc trị bệnh từ cây kim ngân hoa
Tùy thuộc vào bệnh lý, tình trạng sức khỏe, độ tuổi mà liều dùng, cách dùng khác nhau. Cụ thể:
Trị cảm cúm
- 6g kim gân hoa, 200ml nước và 3g cam thảo. Sắc đến khi còn 100ml, chắt lấy nước thuốc. Chia nước thuốc thành 2 – 3 lần uống trong ngày.
- 4g kim ngân hoa; kinh giới, tía tô, cam thảo đất, sài hồ nam hoặc cúc tần mỗi loại 3g; 2g mạn kinh và 3 lát gừng. Sắc các vị thuốc này, chắt lấy nước, để nguội khoảng 30 phút rồi uống.
Trị tiêu chảy
Lấy 2 – 5g kim ngân hoa hoặc có thể thay bằng 10 – 12g cành lá kim ngân sắc lấy nước uống hàng ngày. Khi tình trạng tiêu chảy thuyên giảm thì liều lượng giảm dần và khỏi hẳn thì dừng uống.
Chữa bệnh sởi
Vị thuốc: 30g kim ngân hoa và 30g cỏ ban. Rửa sạch các vị thuốc, giã nhuyễn rồi thêm nước đun sôi để nguội vào. Lọc bỏ bã, lấy nước uống. Hoặc có thể phơi khô và sắc uống.
Thông tiểu
Vị thuốc: 6g kim ngân hoa và 3g cam thảo. Rửa sạch các vị thuốc, cho vào ấm sắc thuốc, thêm 200ml. Sắc đến khi còn 100ml là được. Chắt nước thuốc, chia làm 2 – 3 phần bằng nhau. Uống trong ngày.
Chữa viêm phúc mạc, ruột thừa
Vị thuốc: 120g kim ngân hoa, 80g đương quy, 40g địa du, 16g hoàng cầm, 20g ý dĩ nhân, 80g huyền sâm, 40g mạch môn và 12g cam thảo. Sắc một thang uống mỗi ngày.
Trị quai bị, đau họng
Nguyên liệu: 16g kim ngân hoa, 18g đậu xị, 12g trúc điệp, 12g ngưu bàng tử, 12g liên kiều, 8g cát cánh, 8g tinh giới tuệ, 4g bạc hà và 4g cam thảo.
Cho tất cả các vị thuốc trên vào ấm sắc lấy nước uống. Mỗi ngày một thang.
Chữa lở ngứa, mụn nhọt
- Bài thuốc 1: 20g kim ngân hoa, 12g cam thảo. Sắc lấy nước uống. Bên ngoài, sử dụng kim ngân hoa tươi trộn với rượu đắp vào chỗ lở ngứa, mụn nhọt.
- Bài thuốc 2: 6g kim ngân hoa, 3g cam thảo. Sắc với 200ml nước, đến khi còn 100ml là được. Chia nước thuốc thành 2 – 3 phần bằng nhau, uống trong ngày.
Chữa viêm ruột thừa, viêm phúc mạc
Vị thuốc: 120g kim ngân hoa, 80g huyền sâm, 80g đương quy, 40g địa du, 40g mạch môn, 20g ý dĩ, 16g hoàng cầm và 12g cam thảo 12g. Sắc mỗi ngày một thang lấy nước uống.
Tăng tuổi thọ
Kim ngân hoa là vị thuốc Đông y có tính hàn, vị ngọt, không độc tố. Tác dụng vào tỳ và tâm. Uống nước kim ngân hoa sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc nhờ vậy mà sẽ giúp tăng tuổi thọ.
Chữa sữa không xuống, kết lại gây sưng đau, viên vú
Vị thuốc: Kim ngân hoa 10g, hoàng kỳ 10g, đương quy 10g và cam thảo 10g. Sắc lấy nước, thêm 1/2 chén rượu vào dùng để uống.
Hỗ trợ dự phòng viêm não
Vị thuốc: 20g kim ngân hoa, 20g hạ thảo khô và 20g bồ công anh. Cho tất cả các vị thuốc vào sắc lấy nước uống.
Lưu ý trước khi sử dụng cây kim ngân hoa chữa bệnh
Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng kim ngân hoa nếu:
- Phụ nữ đang mang thai và cho con bú
- Dị ứng với bất cứ hoạt chất nào của cây kim ngân hoặc những vị thuốc đi kèm khác.
- Đang sử dụng bất cứ một loại thuốc nào
- Đang mắc một bệnh lý nào đó
- Dị ứng với thực phẩm, phấn hoa, lông chó mèo, chất bảo quản…
Cách trồng cây kim ngân hoa
Thời điểm trồng: Mùa xuân hoặc mùa thu.
Có thể trồng bằng hạt giống hoặc chiết cành, thân bò dưới đất.
Chọn cắt dây kim ngân bánh tẻ vừa phải không non, không già.
- Cuộn tròn thành 2 – 3 vòng có đường kính khoảng 15cm.
- Đặt vào túi đất đã chuẩn bị trước, rồi lấp kín lại sao cho ngọn thò ở trên mặt túi.
- Tưới nước thường xuyên, sau 1 tháng cây bắt đầu mọc.
Lưu ý khi trồng cây kim ngân hoa
- Nên trồng cây ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời để cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Đồng thời cũng sẽ cho hoa nhiều hơn.
- Không trồng ở nơi bị che khuất, cây sẽ rất dễ bị rệp tấn công, lượng hoa ít.
- Cây ít bị sâu bệnh bệnh nên nếu có sâu thì cần loại bỏ bằng phương pháp thủ công, không sử dụng thuốc trừ sâu để đảm bảo tính dược liệu an toàn.
- Làm giàn leo cho cây để cây tốt và cho nhiều hoa hơn.
Trên đây là một số thông tin về cây kim ngân hoa. Mong rằng những thông tin này giúp ích cho bạn.