Tía tô không chỉ là thực phẩm quen thuộc mà nó còn có nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Để hiểu rõ hơn về những tác dụng của lá tía tô và cách sử dụng cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Tía tô là cây gì?
Cây tía tô hay còn gọi là tử tô, tô ngạnh, tô diệp. Đây là loại cây có thân thẳng đứng, có lông, cao khoảng 1m, đầu lá nhọn, mép lá có răng cưa, có màu tím hoặc xanh, hoa màu trắng hoặc tím nhạt.
Trên thế giới có rất nhiều loại tía tô khác nhau, nhưng ở Việt Nam giống tía tô có mặt trên màu xanh, mặt dưới màu tím là chủ yếu, và thường được sử dụng để ăn trong các món gỏi hoặc làm rau sống. Bên cạnh đó, còn có loại tía tô xanh và tía tô tím.
Tác dụng của tía tô đối với sức khỏe
Hỗ trợ điều trị bệnh gút
Bệnh gút là căn bệnh tích tụ và lắng đọng tinh thể axit uric tại các khớp xương, gây ra tình trạng sưng và đau nhức. Các loại thuốc điều trị chỉ có tác dụng tức thời. Nếu người bệnh không kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày thì rất khó bớt bệnh.
Bột lá tía tô là một trong những phương pháp hiệu quả để phòng ngừa và ngăn chặn bệnh gút. Dùng nó như một loại thức uống trong chế độ hàng ngày sẽ rất tốt cho sức khỏe của bạn.
Khi cơn đau xuất hiện, bạn rửa sạch 1 nắm lá tía tô, sau đó nấu thật kỹ giống như sắc thuốc bắc, cơn đau sẽ hết sau vài tiếng đồng hồ.
Dùng lá tía tô ăn hàng ngày như một loại rau trong bữa ăn để đề phòng cơn đau tái phát. Nếu thấy khớp xương sưng tấy lên, thì nhai lá tía tô ngay để ngăn chặn cơn đau.

Chữa cảm mạo
Cảm mạo là một trong những chứng bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi. Nhất là những người thể trạng yếu thì rất dễ bị cảm mạo vào lúc giao mùa. Khi đó, lá tía tô sẽ giúp bạn vượt qua bệnh này một cách nhanh chóng. Bạn có thể áp dụng theo nhiều cách như sau:
Nấu cháo: Cho vào 1 nắm lá tía tô, 2 củ hành, 3 lát gừng đã được sắc nhỏ. Có thể cho thêm vào 1 quả trứng gà và ăn cùng với cháo. Lưu ý là bạn cần ăn nóng để toát mồ hôi, như thế mới đạt hiệu quả.
Uống nước lá tía tô: Vò nát một nắm lá tía tô, sau đó cho vào 500ml nước và đun sôi. Rồi gạn nước trong để uống. Uống khi nước còn nóng và nghỉ ngơi, sau đó bạn sẽ thấy đỡ hơn rất nhiều.
Xông cơ thể: Dùng lá tía tô và một vài loại lá khác, nấu nồi lá và xông cơ thể để toát mồ hôi.
Trị đau bụng, đầy hơi
Nếu bạn thấy đầy hơi, đau bụng, thì hãy giã một nắm lá tía tô. Sau đó cho vào một ít nước và muối, rồi uống.
Trị ngộ độc cua
Giã nhỏ lá tía tô, vắt lấy nước rồi cho người bị ngộ độc uống.
Cầm máu
Khi vết thương ngoài da khiến bạn chảy máu, hãy nhai một ít lá tía tô, rắc kín lên chỗ vết thương, rồi buộc lại. Lá tía tô vừa cầm máu cho vết thương vừa không để lại sẹo.
Trị dạ dày
Lá tía tô giảm sự gia tăng axit dạ dày nhờ tanin và glucosid, giúp chống viêm và làm se vết loét ở dạ dày. Hơn nữa, nó còn giúp ngăn ngừa tình trạng trào ngược dạ dày và điều trị co thắt một cách hiệu quả.
Để đạt hiệu quả cao nhất, bạn nên dùng lá tía tô ở dạng nước sắc. Khi đó có thể hấp thu nhanh hơn, và giảm dịch vị về bình thường với những người bị dạ dày.

Trị mề đay, mẩn ngứa
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng mẩn ngứa. Khi xuất hiện các triệu chứng này, bạn có thể giã nhỏ lá tía tô, vắt lấy nước uống. Còn phần xác thì xoa vào vùng da bị mẩn ngứa. Sau một lúc, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn và tình trạng mẩn ngứa sẽ giảm dần. Khi bã tía tô khô đi, hãy tắm lại thật sạch với nước ấm.
Trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh
Từ thời xưa, lá tía tô đã được xem là loại kháng sinh tự nhiên, giúp diệt khuẩn cho cơ thể hiệu quả. Nếu bé bị rôm sảy, mụn nhọt, mẹ chỉ cần nấu nước lá tía tô và tắm cho bé trong 1 tuần, những triệu chứng này sẽ giảm dần và bớt hẳn mà không cần xoa thuốc. Tuy nhiên, không nên tắm cho bé khi da lở loét hoặc mưng mủ, vì sẽ khiến tình trạng nhiễm khuẩn nặng hơn.
Tác dụng làm đẹp của lá tía tô
Bên cạnh tác dụng đối với sức khỏe, tía tô còn có tác dụng làm đẹp. Sử dụng lá tía tô giúp da sáng mịn, làm chậm quá trình lão hóa da.
Da trắng hồng hào nhờ lá tía tô
Sở hữu làn da trắng hồng là mong ước của nhiều chị em phụ nữ. Tắm trắng với nước tía tô là cách đơn giản nhưng có hiệu quả cao. Bạn chỉ cần vò nát 15 cành tía tô rồi nấu với 2 lít nước sôi trong khoảng 10 phút. Sau đó, hòa với nước lạnh để tắm và dùng bã tía tô xoa lên người. Thực hiện 2-3 lần trong tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Cải thiện tình trạng da khô
Uống lá tía tô hàng ngày sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng da khô một cách hiệu quả. Lúc đầu, bạn hãy uống 1-2 ngụm nhỏ, sau đó tăng dần số lượng lên. Hoặc bạn cũng có thể phơi lá tía tô và uống như nước trà. Uống đều đặn hàng ngày và sau khoảng 4 tuần, bạn sẽ thấy làn da có sự thay đổi rõ rệt.
Giúp da sáng mịn
Giã nhuyễn lá tía tô, vắt lấy nước, sau đó xoa lên mặt và massage nhẹ nhàng theo chuyển động tròn. Sau 15 phút, dùng nước ấm làm sạch mặt. Thực hiện 2-3 lần trong tuần, sau khoảng 8 tuần, bạn sẽ thấy mụn giảm một cách rõ rệt. Đồng thời những vết thâm xấu xí cùng sẹo mụn bị đánh bay. Nhờ vậy bạn có làn da sáng mịn đầy sức sống.
Lưu ý khi sử dụng lá tía tô
Tuy tía tô mang đến nhiều công dụng trong sức khỏe và làm đẹp. Tuy nhiên, không phải ai cũng sử dụng được và cần lưu ý một số điều sau:
- Người có cơ địa mồ hôi bị cảm nóng thì không nên dùng lá tía tô.
- Sử dụng lâu ngày và không đúng cách có thể khiến người mệt mỏi, táo bón… Nếu bạn thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường khi sử dụng lá tía tô, thì hãy dừng lại ngay để tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
- Với phụ nữ có thai, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng lá tía tô, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Trên đây là một số tác dụng của lá tía tô với sức khỏe và làm đẹp. Hy vọng đây là thông tin hữu ích với bạn. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!
>> Tin liên quan: Công dụng tuyệt vời của cây kim ngân hoa