Chế độ ăn uống hàng ngày ảnh hưởng rất lớn đến các bệnh lý về xương khớp nói chung và chứng đau lưng nói riêng. Vậy đau lưng nên ăn gì, không nên ăn gì? Mọi vấn đề này sẽ được chúng tôi giải đáp qua phần dưới bài viết sau.
Người bị đau lưng nên ăn gì nhanh khỏi?
1. Thực phẩm giàu canxi
Thực phẩm giàu canxi thường phù hợp với những người bị đau lưng do thoát vị đĩa đệm, loãng xương, chấn thương cột sống. Theo đó, những thực phẩm giàu canxi phải kể đến như các loại hạt, đậu, hạnh nhân, cá mòi, cá hồi, phô mai, sữa chua..
2. Thực phẩm giàu vitamin D
Vitamin D có tác dụng giúp duy trì lượng phốt pho ở trong máu. Nhờ đó sẽ giúp hệ xương khớp luôn được khỏe mạnh và hạn chế những cơn đau lưng.
Theo đó, một số loại thực phẩm giàu vitamin D phải kể đến như dầu gan cá tuyết, cá hồi, các loại nấm, tôm, cá ngừ, sữa…
3. Thực phẩm giàu axit béo omega-3
Axit béo Omega 3 là một chất rất tốt cho hệ xương khớp. Hoạt chất này có tác dụng làm tăng khả năng chữa lành sự tổn thương khớp, đẩy lùi những cơn đau và kháng viêm.
Bên cạnh đó, việc bổ sung các loại thực phẩm giàu axit béo omega 3 sẽ mang đến những lợi ích khác như:
- Làm tăng sự tiết dịch, tăng độ dẻo dai và độ bền các khớp, phòng ngừa hiện tượng cứng khớp.
- Hỗ trợ điều trị những chứng bệnh như thoái hóa khớp, viêm khớp gối, thoái hóa cuộc sống, viêm cột sống…
Một số thực phẩm giàu axit béo Omega 3 phải kể đến như cá mòi, cá hồi, cá chim, cá ngừ, dầu gan cá tuyết, hầu, cá cơm, hạnh nhân, quả óc chó…
4. Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C vốn là một chất chống oxy hóa, có tác dụng làm tăng khả năng chữa lành sự tổn thương tại các khớp xương. Từ đó giúp duy trì chức năng hoạt động của xương khớp, bảo vệ vùng cột sống xương khớp và những mô mềm ở xung quanh.
Theo đó, những thực phẩm giàu vitamin C mà người bệnh nên bổ sung vào chế độ ăn uống hằng ngày như cà chua, cam, quả anh đào, bông cải xanh, súp lơ trắng, khoai tây…
5. Các loại hạt
Các loại hạt là những nhóm thực phẩm có tác dụng kích thích sự tái tạo của các tế bào xương, cải thiện mật độ xương và giúp chữa lành những đoạn cột sống bị thương tổn.
Không những thế, lượng Omega 3 có trong các loại hạt còn có tác dụng làm giảm hiện tượng cứng khớp, giảm đau. Những loại hạt và người bệnh đau lưng nên thêm vào chế độ ăn uống hằng ngày như hạnh nhân, hạt lanh, hạt chia, hạt dẻ…
6. Thực phẩm giàu vitamin K và E
Vitamin E có tác dụng chống oxy hoá. Do đó, khi đi vào cơ thể, chúng sẽ chống lại sự tổn thương của những tế bào gốc tự do và nâng cao sức khỏe tổng thể, cải thiện hệ xương khớp hiệu quả.
Trong khi đó, vitamin K vốn có tác dụng phòng ngừa và điều trị tình trạng mất xương, loãng xương. Ngoài ra, loại vitamin này còn giúp cải thiện tình trạng tê bì ở dây thần kinh và cột sống.
Những thực phẩm giàu vitamin E phải kể đến như hạt hướng dương, quả bơ, măng tây, cải bó xôi, hạnh nhân…
Thực phẩm giàu vitamin K: Cải xanh, cải bắp, bông cải xanh, dâu tây, đậu nành, sữa nguyên kem…
7. Thực phẩm giàu kali và mangan
Kali có tác dụng phòng ngừa chứng mất xương do loãng xương, giảm tê bì, đau nhức chân tay. Bên cạnh đó, kali còn chữa lành sự tổn thương tại các khớp và cột sống.
Mangan có tác dụng cải thiện mật độ xương ở cột sống, giúp cấu trúc xương luôn được sức khỏe và làm tăng khả năng hấp thụ canxi. Từ đó giúp hỗ trợ điều trị chứng đau lưng hiệu quả.
Một số thực phẩm giàu kali như các loại trái cây tươi, trái cây khô, măng tây, rau lá xanh, bông cải xanh, khoai lang, khoai tây, cà tím, củ cải, củ dền…
Thực phẩm giàu mangan: Khoai tây, rau cải xanh, quả việt quất, cá mòi, cá hồi, trứng…
8. Gừng
Trong gừng có chứa những hoạt chất có tác dụng kháng viêm và giảm đau. Do đó, đây là một loại dược liệu rất tốt đối với những người bị đau lưng do chấn thương hoặc mắc các bệnh lý về xương khớp.
9. Nghệ
Trong nghệ có chứa một lượng lớn cucurin. Do đó, bạn nên thêm nghệ vào trong các món ăn hàng ngày hoặc sử dụng để chế biến thành sữa nghệ. Khi sử dụng nghệ một cách thường xuyên, tình trạng những cơn đau lưng của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt.
10. Các loại quả mọng
Theo một số nghiên cứu cho thấy, trong quả mọng có chứa một lượng lớn vitamin C và chất chống oxy hóa. Đây đều là những thành phần có tác dụng giảm đau, kháng viêm, tăng cường miễn dịch cho cơ thể và bảo vệ xương khớp.
Người bị đau lưng nên kiêng gì?
1. Thực phẩm giàu đạm
Nhóm thực phẩm giàu đạm có tác dụng kích thích phản ứng viêm, làm tăng nguy cơ gây tổn thương xương khớp và khiến các cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó, khi cơ thể tiêu thụ quá nhiều đạm nồng độ canxi ở trong xương sẽ bị suy giảm, nồng độ của acid uric trong máu tăng cao. Đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh gút, thoái hóa xương khớp.
2. Thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo
Thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ vốn là những thực phẩm có thể tăng phản ứng viêm ở trong cơ thể và làm suy yếu cấu trúc của xương khớp. Do đó sẽ làm giảm mật độ xương và khiến cho các cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
Những thức ăn giàu chất béo và dầu mỡ gồm có đồ ăn chế biến sẵn, thức ăn đóng hộp, đồ chiên rán quá nhiều dầu mỡ…
3. Thức ăn nhiều muối
Các loại đồ ăn nhiều muối sẽ làm tăng mức độ thoái hóa xương khớp cũng như phản ứng viêm ở trong cơ thể. Do đó mà mức độ và tần suất của các cơn đau sẽ ngày trở nên nghiêm trọng hơn.
4. Thực phẩm cay nóng
Bệnh nhân bị đau lưng không nên sử dụng quá nhiều thực phẩm cay nóng. Bởi lẽ, chúng sẽ làm tăng khả năng phản ứng viêm và khiến các cơn đau lưng kéo dài hơn.
5. Rượu , bia và chất kích thích
Lượng cồn có trong rượu bia sẽ khiến cho sụn khớp bị hư tổn và tăng mức độ tổn thương cuộc sống. Do đó đây đều là những chất không tốt cho sức khỏe và hệ xương khớp.
Danh sách 5 món ăn giảm đau lưng hiệu quả
1. Món gà hầm tam thất
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm tam thất 5gr, 1 con gà trống khoảng 510 mg.
- Bạn nhổ sạch sẽ lông gà, loại bỏ nội tạng bên trong và rửa lại bằng nước sạch.
- Đem tam thất rửa thật sạch rồi thái ra thành những lát mỏng.
- Bạn cho tam thất vào trong bụng gà rồi thêm rượu và muối vào.
- Bạn hầm cách thủy cho tới khi gà chín nhừ thì sử dụng.
- Nên duy trì ăn món gà từ 2 đến 3 lần mỗi tuần để giúp cải thiện các triệu chứng lưng một cách hiệu quả.
2. Món thịt dê hầm đỗ trọng
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm 1 củ gừng nhỏ, 1 củ cải trắng, 30gr đỗ trọng và 500gr thịt dê.
- Rửa sạch phần thịt dê rồi cắt ra thành những khúc sao cho vừa ăn.
- Gọt phần vỏ bên ngoài và rửa sạch, thái củ cải trắng thành những lát nhỏ.
- Nấu thịt dê cùng với củ cải trắng trong khoảng 10 phút. Sau đó bạn thêm gừng và đỗ trọng vào.
- Bạn nấu cho đến khi nào thịt nhừ thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi sử dụng.
3. Món canh thận dê nấu đậu đen và đỗ trọng
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm đậu đen 60gr, đỗ trọng 12gr, hồi hương 3gr, gừng tươi 9gr, thận dê 1 đôi, tiêu 3gr.
- Đem thận dê rửa cho thật sạch, loại bỏ màng sợi trắng bên ngoài rồi thái nhỏ.
- Luộc sôi hồi hương, đồ trọng, đậu đen và gừng tươi.
- Cho thận vào rồi luộc chín lên.
- Cho tiêu, gừng và thêm gia vị cho vừa ăn.
4. Món gà ác xào nấm hương
- Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm 1 con gà ác, nấm hương 10gr, mộc nhĩ 5gr, gia vị, hành, tiêu.
- Nhổ bỏ lông, bỏ nội tạng và rửa sạch gà.
- Chặt gà thành từng miếng.
- Đem rửa sạch mộc nhĩ, nấm hương rồi cắt thành miếng.
- Cho tỏi, hành và gà vào chảo rồi xào nóng lên, đảo đều cho tới khi thịt gà săn lại.
- Cho mộc nhĩ, nấm hương vào xào chín rồi thêm gia vị vào, đảo trong 1 phút.
5. Món cháo phòng kỷ
- Nguyên liệu dành cho bài thuốc gồm có phòng hỷ 12gr, ý dĩ 60gr, đậu đỏ nhỏ 60gr và các loại gia vị.
- Rửa sạch những nguyên liệu trên rồi cho vào trong nồi.
- Thêm nước vào rồi hầm trong 2 đến 3 giờ.
- Bạn cho gia vị vào rồi ăn khi lúc món ăn còn nóng.
Đau lưng nên ăn gì, không nên ăn gì? Mọi vấn đề này đã được chúng tôi giải đáp cụ thể qua bài viết. Để thấy được sự cải thiện rõ rệt của bệnh lý, bạn nên kết hợp với các phương pháp điều trị để hiệu quả đạt mức tối ưu nhất nhé.