Thuốc Telfast có chứa hoạt chất fexofenadine. Đây là một loại thuốc kháng histamine, dùng để chữa trị những triệu chứng biểu hiện dị ứng theo mùa như chảy nước mắt nước mũi, hắt hơi, ngứa họng, nổi mẩn ngứa, mề đay… Cùng tìm hiểu rõ hơn về loại thuốc này ngay sau đây nhé!
Telfast là thuốc gì và tác dụng
Telfast là thuốc chứa fexofenadine hydrochloride. Đây là một chất kháng histamine. Thuốc Telfast giúp giảm các triệu chứng dị ứng bằng cách ngăn tác động của histamine mà cơ thể tạo ra khi tiếp xúc với một số dị nguyên, tác nhân gây hại cho cơ thể.
Telfast là một thuốc kháng histamine không an thần, đã được chứng minh là không gây buồn ngủ.
- Có tác dụng điều trị các triệu chứng của viêm mũi dị ứng theo mùa:
- Ngứa mũi
- Hắt hơ, sổ mũi
- Nghẹt mũi
- Ngứa, chảy nước mắt và đỏ mắt
- Điều trị nổi mề đay, mẩn đỏ, ngứa ngáy.
>> Có thể bạn quan tâm: Thông tin cần biết về bệnh viêm mũi
Những điều cần biết trước khi sử dụng Telfast
Chống chỉ định
Nếu bạn dị ứng với fexofenadine hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
Cảnh báo và đề phòng
Cần hết sức chú ý, tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi dùng Telfast nếu như:
- Có vấn đề về thận, gan
- Đã hoặc đang bị bệnh về tim
- Người cao tuổi
Telfast tương tác với thuốc nào?
Hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết những loại thuốc bạn đang dùng gần đây. Thuốc Telfast có thể tương tác với các loại thuốc sau:
- Aspirin Low Strength: Aspirin
- Advair Diskus: Fluticasone, salmeterol
- Celecoxib
- Calcium 600 D: Calcium, vitamin D
- Crestor: Rosuvastatin
- Axit béo không bão hòa omega-3: Dầu cá
- Cymbalta: Duloxetine
- Các loại vitamin: B12, C, D3
- Lyrica: Pregabalin
- Nexium: Esomeprazole
- Singulair: Montelukast
- Flonase: Fluticasone nasal
- Alprazolam
- Clopidogrel
- Atorvastatin
- Albuterol
- Levothyroxine
- Mometasone nasal
Bên cạnh đó, thuốc Telfast còn có thể tương tác với các loại thực phẩm, đồ uống như rượu bia, thuốc lá. Do đó, không nên hút thuốc lá, uống rượu bia trong thời gian sử dụng thuốc.
Tình trạng sức khỏe cũng có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Hãy cho bác sĩ biết tình trạng sức khỏe hiện tạo của bạn để được hướng dẫn sử dụng thuốc hiệu quả nhất.
Telfast có dùng được cho bà bầu?
Thuốc Telfast không dùng khi mang thai, ngoại trừ cần thiết. Cần phải tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Telfast cũng không được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú.
Cách dùng thuốc Telfast
Cần phải dùng đúng đủ liều lượng, thời gian, thời điểm theo chỉ định của bác sĩ. Nếu bạn không chắc chắn thì cần xác nhận, kiểm tra lại với bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng.
Liều dùng:
Người lớn, trẻ em trên 12 tuổi
1 viên 120mg/ngày. Uống trước khi ăn.
Trẻ dưới 12 tuổi
Nếu bị viêm mũi dị ứng thì:
- Trẻ từ 2 – 5 tuổi: 5ml (hay 30mg) Telfast oral Liquid, 2 lần/ngày, khi cần thiết.
- Trẻ từ 6 – 11 tuổi: 5ml (hay 30mg) Telfast oral Liquid hoặc 1 viên. Uống 2 lần/ngày, khi cần.
Nếu trẻ bị nổi mề đay, mẩn ngứa thì:
- Trẻ từ 2 – 23 tháng tuổi: 2,5 ml (hay 15mg) Telfast oral Liquid, 2 lần/ngày khi cần thiết.
- Bé từ 2 – 5 tuổi: 5ml (hay 30mg) Telfast oral Liquid, 2 lần/ngày, khi cần thiết.
- Trẻ từ 6 – 11 tuổi: 5ml (hay 30mg) Telfast oral Liquid hoặc 1 viên. Uống 2 lần/ngày, khi cần.
Thuốc Telfas sẽ có tác dụng giảm các triệu chứng bệnh nhanh chóng trong vòng 1 giờ và thuốc có tác dụng kéo dài trong 24 giờ.
Dùng quá liều thuốc Telfas phải làm sao?
Nếu dùng quá liều người lớn có thể có biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt, khô miệng và buồn ngủ. Khi đó cần liên hệ ngay lập tức với bác sĩ chuyên khoa hoặc đến bệnh viện, cơ sở gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời.
Phải làm sao khi quên uống Telfast?
Tuyệt đối không uống gấp đôi liều cho liều đã quên trước đó. Hãy uống liều tiếp theo đúng với chỉ định của bác sĩ.
Ngưng sử dụng thuốc Telfast
Nếu muốn ngừng uống thuốc Telfas thì cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ. Bởi nếu tự ý ngưng dùng thuốc trước khi hết liệu trình điều trị có thể khiến các dấu hiệu, triệu chứng bệnh tái phát lại và khó chữa hơn.
Tác dụng phụ của thuốc Telfast có thể xảy ra
Hầu hết các loại thuốc đều có thể xảy ra tác dụng phụ, thuốc Telfast cũng không ngoại lệ. Hãy thông báo cho bác sĩ ngay lập tức và dừng sử dụng thuốc Telfast nếu như gặp phái tình trạng sưng môi, lưỡi, mặt, cổ họng, khó thở. Đây có thể là biểu hiện của phản ứng dị ứng nghiêm trọng của cơ thể với thuốc.
Các tác dụng phụ phổ biến thường gặp:
- Đau đầu
- Buồn ngủ
- Buồn nôn
- Chóng mặt
Tác dụng phụ không phổ biến: Mệt mỏi khó chịu
Các tác dụng phụ bổ sung có thể xảy ra gồm:
- Rối loạn giấc ngủ: Mất ngủ, khó ngủ
- Gặp ác mộng
- Cảm giác hồi hộp
- Tim đập nhanh, không đều
- Nổi mề đay, mẩn ngứa
- Tiêu chảy
- Phản ứng dị ứng nghiêm trọng: Tức ngực, khó thở, sưng môi, mặt, cổ họng
Cách bảo quản thuốc Telfast
- Để thuốc tránh xa tầm nhìn và tầm tay của trẻ em.
- Không dùng thuốc hết hạn sử dụng.
- Để ở nơi khô thoáng, tránh ánh sáng trực tiếp.
- Không để thuốc ở nơi ẩm ướt, nhà tắm.
Một số thông tin khác về thuốc Telfast
Uống telfast nhiều có hại không?
Khi sử dụng thuốc Telfast nhiều có thể xảy ra tác dụng phụ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Chính vì vậy, khi sử dụng thuốc cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Nếu chẳng may dùng quá liều thì hãy liên hệ với bác sĩ hoặc đến bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Thuốc Telfast 120mg chứa gì?
Thành phần của thuốc Telfast 120mg gồm:
- Fexofenadine hydrochloride: 120mg/viên nén.
- Các chất khác: Cellulose vi tinh thể, natri croscarmelloz, gelatin, magiê stearate, povidone K30, hypromellose, titan dioxide (E171), macrogol 400, oxit sắt đỏ (E172), oxit sắt màu vàng (E172), silica.
Thuốc Telfast 120mg trông như thế nào?
Thuốc Telfast 120mg dạng viên nén. Mỗi viên có kích thước 6,1 x 15,8 mm, có màu hồng đào. Thuốc hình viên nang, đóng thành gói vỉ.
Trên đây là những thông tin cần biết về thuốc Telfast. Bạn đọc có thể tham khảo trước khi sử dụng thuốc này. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn. Tuy nhiên, cần lưu ý thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Để sử dụng đúng cách, hiệu quả tốt nhất thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng nhé!
>> Tin liên quan: Acetylcysteine là thuốc gì?