Bé bị viêm phế quản kiêng ăn gì? Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng thường xuyên mắc phải bệnh viêm phế quản do thay đổi thời tiết, dị ứng hoặc biến chứng từ các bệnh lý khác. Ngoài sử dụng thuốc điều trị thì chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt giúp trẻ bị viêm phế quản phục hồi nhanh hơn. Cùng tìm hiểu xem bé bị viêm phế quản kiêng gì, nên ăn gì thì tốt nhất?
Bé bị viêm phế quản kiêng gì?
Các chuyên gia y tế thế giới đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, chế độ ăn uống có thể làm tăng nặng hoặc giảm nhẹ tình trạng viêm phế quản. Bởi vậy, để bé yêu có sức đề kháng tốt nhằm chống lại tác nhân tăng nặng của bệnh viêm phế quản thì các bậc phụ huynh cần chú ý tới các loại thực phẩn cần tránh sau:

Đồ ăn chiên, xào, rán
Đây là những món ăn nhiều dầu mỡ, chứa hàm lượng chất béo và calo cao được liệt vào danh sách “hung thủ” làm tăng triệu chứng khó thở và ho hen với những bệnh nhân viêm phế quản và các bệnh lý về đường hô hấp khác.
Tuyệt đối tránh xa những đồ ăn chua cay
Ví dụ như hạt tiêu, ớt, mận, cam, quýt, cà chua,… dễ gây hiện tượng ho dai dẳng kéo dài và tăng nhiều đờm.
Đồ ăn chứa đường
Cha mẹ nên hạn chế sử dụng đồ ăn chứa đường như đường tinh luyện, sữa, bánh kẹo và nước ngọt,… bởi vì các loại thực phẩm này sẽ làm trẻ bị viêm phế quản khó thở, nhiều đờm hơn.
Nên tránh xa thức ăn mặn
Nếu thừa muối sẽ gây tích lũy chất lỏng, chất nhầy, làm các mô phế quản gia tăng viêm. Muối có chứa nhiều trong các loại đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn đông lạnh và đóng hộp.
Thức ăn gây dị ứng
Thực phẩm gây dị ứng do làm tình trạng dị ứng tái phát, ho do viêm phế quản sẽ nặng hơn.
Thói quen sinh hoạt hàng ngày cần tránh khi bé bị viêm phế quản
Bên cạnh chế độ ăn uống cần kiêng khem thì thói quen sinh hoạt hàng ngày dưới đây, cha mẹ cũng nên chú ý cho con trẻ:
- Tránh xa những người bị cảm lạnh, cảm cúm bởi những đối tượng này dễ khiến trẻ nhỏ nhiễm virus hoặc vi khuẩn nguy hiểm làm bệnh viêm phế quản tăng nặng.

- Không nên để trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, độc hại như khói thuốc lá, bụi bẩn.
- Thời tiết lạnh không để trẻ ăn mặc phong phanh. Mùa hè tránh để quạt thốc thẳng vào mặt của bé.
- Bé bị viêm phế quản cần kiêng gì khi sử dụng điều hòa? Lời khuyên cho bạn là nên để nhiệt độ không quá chênh lệch với nhiệt độ ngoài trời vì điều này không những làm phế quản của bé bị tổn thương mà các bộ phận hô hấp khác cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Kiêng không cho bé lấy tay xì mũi hoặc chạm tay vào mắt sau khi chơi hoặc vừa đi đại tiện xong dễ gây nhiễm khuẩn đường hô hấp của trẻ.
>> XEM NGAY: Cách điều trị viêm phế quản hiệu quả tốt nhất
Bé bị viêm phế quản có được ăn thịt gà không?
Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy, Trưởng bộ môn Nhi trường Đại học Y Hà Nội cho rằng. Việc kiêng thịt gà khi bị viêm phế quản là không đúng. Thịt gà rất giàu chất dinh dưỡng. Hàm lượng protein và đạm có trong thịt gà cao nhất trong các loại thịt. Bên cạnh đó, thịt gà còn có nhiều vi chất dinh dưỡng, nhất là sắt và kẽm.
Khi bé bị viêm phế quản nên ăn nhiều, bổ sung chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Qua đó, sẽ hỗ trợ việc điều trị bệnh nhanh khỏi hơn. Nên chế biến thịt gà ở dạng mềm, lỏng, dễ nuốt. Bởi lẽ, cho bé ăn thực phẩm cứng sẽ khó nuốt và dễ nôn trớ. Có thể nấu thành súp gà cho bé ăn mỗi ngày.

Các món ăn cho trẻ bị viêm phế quản
Ngoài việc bé bị viêm phế quản cần kiêng gì về chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt hàng ngày thì cha mẹ cũng nên chú ý:
- Tăng cường rau xanh, các loại nước hoa quả trong khẩu phần ăn của bé.
- Xịt rửa nước mũi cho trẻ bằng nước muối loãng.
- Cho trẻ vận động hàng ngày…
Điều đó sẽ giúp giảm ho, long đờm và tăng cường hệ miễn dịch phòng ngừa nguy cơ tăng nặng bệnh hiệu quả. Sau đây là một vài món ăn bé bị viêm phế quản nên ăn.
Cháo hành
Nguyên liệu: Hành lá, hành củ và 60g gạo nếp và 2 – 3 lát gừng tươi.
Cách chế biến: Hành lá cắt đoạn dài 2 – 3 cm. Hành củ cắt nhỏ. Rồi đem nấu cháo với gạo nếp, gừng. Nêm nếm vừa ăn theo khẩu vị của bé.
Cho trẻ ăn khi còn nóng, ăn xong đắp chăn để ra mồ hôi. Trẻ bị ho do táo nhiệt, ra nhiều mồ hôi không nên dùng.
Cháo hạnh nhân
Chuẩn bị: 15g hạnh nhân, 50g gạo trắng.
Cách làm: Hạnh nhân bóc vỏ, nghiền với nước. Sau đó, gạn lấy nước đem nấu với gạo, thêm 1 ít gia vị. Ăn cháo lúc nóng. Mỗi ngày cho bé ăn 2 lần vào sáng sớm và chiều tối. Món cháo này giúp giảm các triệu chứng viêm phế quản như ho, khó thở, ngực bứt rứt.

Cháo bí đao, thịt heo
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Bí đao, thịt thăn heo, muối và gừng.
Cách thực hiện: Bí đao gọt vỏ, băm nhỏ. Thịt thăn heo rửa sạch rồi xay nhuyễn. Gạo tẻ vo sạch, để cho ráo nước. Đem nấu gạo tẻ với lượng nước vừa đủ. Sau khi sôi cho bí đao, thịt heo, đun nhỏ lửa nấu thành cháo. Nêm muối vừa ăn và thêm vài lát gừng.
Cho trẻ ăn cháo bí đao, thịt heo vào buổi trưa và tối mỗi ngày. Món cháo này có công dụng giảm ho, hạ sốt.
Cháo mướp hương
Nguyên liệu: 100g mướp hương, 250g gạo tẻ, 10g mỡ lợn chín, 3g muối ăn.
Cách nấu: Mướp hương bỏ vỏ, rửa sạch, thái thành miếng dài. Gạo đãi sạch cho vào nôi, thêm nước lượng vừa đủ. Đun lửa lớn cho sôi, chuyển lửa nhỏ, nấu đến khi cháo chín, cho mướp hương, mỡ lợn, muối vào. Nấu sôi 6 – 8 phút là được.
Cháo mướp hương cho bé ăn 2 lần/ngày, vào sáng và tối.
Qua những thông tin trên, các bậc phụ huynh chắc hẳn nắm rõ được: bé bị viêm phế quản cần kiêng gì? Các món ăn tốt cho trẻ khi bị viêm phế quản. Từ đó có cách chăm sóc trẻ khoa học nhất, giúp bé nhanh khỏi bệnh hơn.
=>> Tìm hiểu thêm: Bệnh án nội khoa viêm phế quản