Chữa ho bằng tỏi là cách trị ho đơn giản đã được cha ông ta sử dụng và lưu truyền cho đến ngày nay. Sử dụng tỏi chữa ho vừa hiệu quả mà lại an toàn, không tác dụng phụ; có thể sử dụng được cho cả trẻ nhỏ và phụ nữ có thai. Hãy cùng khám phá cách thực hiện như thế nào ngay sau đây nhé!
Vì sao tỏi có thể chữa được ho?
Khi cơ thể bị cảm cúm, cảm lạnh, bị virus, vi khuẩn có hại tấn công vùng cổ họng gây đau ngứa rát cổ họng; cơ thể sẽ phản ứng lại, biểu hiện ra ngoài là hiện tượng ho. Điều này khiến cho người bệnh mệt mỏi, khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày. Nếu tình trạng ho kéo dài sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể như dây thanh quản, phổi… Do đó, khi có hiện tượng ho thì cần phải được trị ho sớm. Một trong những cách chữa ho tự nhiên và an toàn là sử dụng tỏi.
Tỏi không chỉ là gia vị quen thuộc trong bếp của các gia đình, giúp tăng vị cho các món ăn mà còn được sử dụng là vị thuốc tự nhiên chữa ho, đau họng, cảm cúm,… an toàn, không tốn kém mà vô cùng hiệu quả.
Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ấm, hơi độc, tác động vào 2 kinh can, vị; có tác dụng sát khuẩn, tiêu nhọt, tiêu đờm, khử hàn nên chữa ho, đau họng rất tốt.
Y học hiện đại đã chứng minh thành phần chính của tỏi là allincin chất kháng khuẩn mạnh; đóng vai trò quyết định trong việc trị ho. Trong tỏi cũng chứa nhiều vitamin C, E và chất khoảng canxi, sắt, selen và hoạt chất S-allyl cysteine (SAC); có tác dụng nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Các cách chữa ho bằng tỏi đơn giản nhất
Chữa ho bằng tỏi và mật ong
Tỏi và mật ong đều có công dụng kháng khuẩn, ngoài ra mật ong còn có tác dụng giảm sự đau rát, dịu cổ họng và cung cấp vitamin, dưỡng chất tốt cho cơ thể. Khi kết hợp 2 nguyên liệu này với nhau sẽ mang đến hiệu quả cao hơn khi chữa ho.
Cách làm: Bóc sạch vỏ một vài nhánh tỏi rồi dập nát, cho vào bát, thêm một ít mật ong. Đem hấp cách thủy hỗn hợp khoảng 15 phút là được, để nguội bớt rồi uống. Mỗi lần uống khoảng 2 thìa, 3 lần/ngày, sau 2 ngày những cơn ho giảm đi rõ rệt.
Tỏi và muối biển
Muối biển được biết đến với công dụng sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn có hại trú ngụ ở cổ họng. Khi kết hợp tỏi và muối biển sẽ giúp chữa ho khan, ho có đờm vô cùng hiệu quả.
Dập nát vài nhánh tỏi và trộn với vài hạt muối biển, thêm 1 ít nước rồi hấp cách thủy 15 – 30 phút. Lọc lấy nước tỏi muối. Nuốt từng ít một hỗn hợp nước này, làm liên tục sau vài ngày cơn ho giảm hẳn, cổ họng cũng thông thoáng, dịu mát hơn. Lưu ý cách này không nên dùng để chữa ho cho trẻ nhỏ.
Tỏi kết hợp với sữa trị ho
Chất allicin trong tỏi tạo ra mùi đặc trưng của tỏi, có thể nhiều người không thích mùi này, đặc biệt là khi áp dụng những cách trị ho dùng tỏi sống. Nếu như vậy các bạn hãy thử cách chữa ho tỏi kết hợp với sữa này nhé.
Tỏi dập nát, sữa đun nóng. Sau đó cho tỏi vào cốc sữa, để nguội bớt, uống sữa khi còn ấm. Lưu ý bạn nên uống từng ngụm và uống từ từ để hỗn hợp sữa tỏi này làm sạch cổ họng, giúp giảm ho, tiêu đờm hiệu quả.
Chữa ho bằng tỏi nướng
Cách chữa ho bằng tỏi đơn giản nhất là nướng tỏi. Lấy một vài nhánh tỏi ta nướng chín kỹ; giã nhuyễn rồi pha với nước ấm. Uống mỗi ngày 1 lần cho đến khi khỏi hẳn bệnh.
Đắp tỏi vào chân
Mỗi tối trước khi đi ngủ rửa sạch chân, đắp tỏi vào chân trị ho hiệu quả. Cách thực hiện: Tỏi bóc sạch vỏ trắng, đập dập, đắp vào lòng bàn chân trên huyệt dũng tuyền; dùng băng gạc y tế bó lại. Sáng sớm khi tỉnh giấc thì bỏ ra.
Cách xác định huyệt dũng tuyền: Co bàn chân và các ngón chân lại; chỗ hõm xuất hiện ngay ở 1/3 trước gan bàn chân chính là huyệt dũng tuyền.
Thực hiện liên tục trong khoảng 1 tuần, sẽ cho hiệu quả tốt; tình trạng ho, táo bón, xuất huyết mũi cải thiện rõ rệt. Khi đắp có thể sẽ bị phồng, lúc đó nên tạm thời dừng lại đợi da phục hồi rồi tiếp tục để không ảnh hưởng đến da.
Trà tỏi
Lấy khoảng 10 tép tỏi, ngâm vào cố nước; sau đó thêm lượng đường vừa đủ, cho nước nóng vào hãm như trà. Sau khoảng 15 phút là dùng được. Mỗi ngày dùng 1 lần, nếu ho nhiều dùng 2 lần. Đây là cách trị ho và giảm đờm rất hiệu quả.
Tỏi và gừng trị ho
Nguyên liệu:
Trẻ em: Dùng 3 lát gừng tươi, 3 tép tỏi và 1 thìa cà phê đường đỏ.
Người lớn: Sử dụng 7 – 8 tép tỏi, 7 – 8 lát gừng tươi và 1 thìa cà phê đường đỏ.
Cách thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu trên vào xoong, rồi thêm lượng nước thích hợp. Cho lên bếp, đun lửa vừa phải. Sau khoảng 10 phút là có thể dùng được.
Mỗi ngày dùng 1 lần. Nếu ho nặng, đờm nhiều màu trắng đục thì có thể dùng 3 lần/ngày.
Tỏi tươi
Dùng 1 tép tỏi tươi, bóc sạch vỏ trắng, ngậm trong miệng. Thỉnh thoảng nhai một chút, vị cay nồng của tỏi tiết ra, nuốt dần xuống cổ họng. Mỗi 1 tép tỏi ăn trong khoảng 1 giờ. Cách này sẽ giúp giảm ngứa rát cổ họng, ho khan hiệu quả.
Tỏi hấp
Dùng 2 – 3 tép tỏi (trẻ nhỏ) hoặc 7 – 8 tép tỏi (người lớn) cho vào bát; thêm một vài viên đường phèn, cho nước thích hợp khoảng 2/3 bát con; cho vào nồi đậy kín hấp. Sau khi nước sôi giảm nhỏ lửa, hấp trong khoảng 15 phút là được. Ăn tép tỏi, không uống nước. Mỗi ngày 3 lần.
Lời khuyên được đưa ra khi bạn bị ho là không nên uống thuốc kháng sinh ngay lập tức; hãy thử áp dụng cách chữa ho bằng tỏi xem tình trạng bệnh có thuyên giảm không. Hy vọng rằng với những cách chữa ho bằng tỏi khác nhau; bạn sẽ tìm được cách phù hợp với mình, trị triệt để những cơn ho. Chúc bạn sớm khỏe mạnh!
>> Xem thêm: Mẹ cho con bú uống thuốc ho gì an toàn, khỏi nhanh?