Cây hoàn ngọc từ xưa đến nay còn được gọi là cây con khỉ; như là một vị thuốc nam hiệu quả cực kỳ tốt cho bệnh nhân ung thư, và rất tốt cho hệ tiêu hóa. Nhưng chuyên gia khuyến cáo không nên dùng lá tươi một cách tùy tiện mà phải đúng liều lượng. Mặt khác có thể người dùng còn đang nhầm lẫn cây hoàn ngọc với một số cây có hình dạng tương tự.
Đặc điểm nhận biết của cây hoàn ngọc
Cây hoàn ngọc có rất nhiều tên khác, như là cây xuân hoa, cây con khỉ, cây nhật nguyệt, cay lan điền… Nhưng sở dĩ có cái tên Hoàn Ngọc là vì một câu chuyện được lưu truyền trong dân gian rằng: Có một chú bé khi đang chơi đùa với chúng bạn thì không may bị bạn đá vào chỗ hiểm “của quý”, hòn “ngọc hành” bị chạy đâu mất; sau đó nhờ bài thuốc gì từ cây con khỉ mà đã lấy lại được hòn “ngọc hành” cho chú bé kia. Nhờ vậy, cây con khỉ mới được người dân gọi với cái tên là cây Hoàn Ngọc. Cũng từ đó, cây Hoàn Ngọc được nhiều người biết đến và sử dụng rộng rãi.
Hoàn ngọc có khá nhiều loại khác nhau; nhưng người ta vẫn thường nhắc đến hai loại là cây hoàn ngọc đỏ và hoàn ngọc trắng.
Cây hoàn ngọc đỏ
- Thuộc dạng cây bụi, cao khoảng từ 0,6 đến 1,5 mét.
- Mọc nhiều ở các tỉnh phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hưng Yên… Lá non, ngọn và thân có màu đỏ tía.
- Lá của cây hoàn ngọc đỏ thường được dùng ăn kèm với thịt cá; đặc biệt là các món gỏi vì nó có vị se chát, hơi chua nên giúp tránh đau bụng, đầy bụng.
- Cây hoàn ngọc đỏ có tác dụng trị các bệnh đường ruột cấp mãn tính rất tốt.
Cây hoàn ngọc trắng
- Là một dạng cây bụi, phát triển rất nhanh, cây cao khoảng từ 1 đến 3 mét.
- Cây thường mọc trong những cánh rừng sâu ở Lạng Sơn.
- Lá cây hoàn ngọc trắng mềm và nhọn, mặt phải có màu xanh thẫm, mặt trái xanh nhạt, mọc đối nhau, dài từ 10 đến 15 cm.
- Hoàn ngọc trắng có hoa màu trắng pha tím nhạt, thường nở vào mùa xuân thành từng chùm ở cuối cành.
- Có sức sống và rất dễ phát triển, nhất là vào mùa mưa; cây thích nước nên lớn rất nhanh, cành lá xum xuê.
Tất cả các bộ phận của cây hoàn ngọc đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh: rễ, thân, cành cây, lá cây… Trong đó lá cây hoàn ngọc được người dân sử dụng nhiều nhất; có thể dùng tươi hoặc sấy khô.
Tác dụng của cây hoàn ngọc
Các bệnh kèm theo hiện tượng chảy máu
Ra máu dạ dày, chỉ cần lấy một nắm lá tươi bỏ vào ấm nấu, cho 2 chén nước sắc còn 1 chén. Dùng ngay khi còn ấm, uống lúc buổi sáng chưa ăn uống gì hoặc là lúc đói. Ngày chia ra uống 3 lần, khoảng một tuần là hết bệnh.
Các bệnh về gan
Viêm gan hay chứng xơ gan cổ trướng. Nhai chừng 10 lá tươi khi bụng đói, ngày uống 3 lần. Hoặc dùng lá khô xay bột, hòa với một chút bột Tam Thất theo tỷ lệ 1/1 sẽ cực kì hiệu quả. Nên uống trước bữa ăn khoảng 1 muỗng cà phê; ngày uống làm 3 lần. Từ từ bụng cảm thấy xẹp dần, hai tháng hết hẳn.
Khắc phục chấn thương
Các loại chấn thương ra máu, như gãy, dập xương hay bắp thịt. dùng lá Hoàn Ngọc già với công dụng cầm máu; khôi phục các mô cơ bị dập, viêm nhiễm. Tùy vào vết thương nặng nhẹ, rồi nhai lá đắp vào vết thương.

Bệnh cảm cúm, sốt, đau đầu, mệt mỏi
Nhai chừng 8 lá, cách khoảng 1 giờ sau lại nhai tiếp 8 lá. 3 lần như thế cơn sốt nhanh chóng hạ sốt, sẽ hết đau đầu. Còn mệt thì ăn cháo cá hay cháo thịt nấu cùng với lá thuốc thêm gừng. Chừng một vài ngày sau sẽ trở lại bình thường.
Đối với bệnh ung thư
Thời kỳ mới đầu phát bệnh thường đau nhức nhiều, ăn ngủ không được. Nhai thật kỹ chừng 10 lá. Sau khoảng 20 phút thì cơn đau sẽ bắt đầu giảm dần, cứ như thế ngày nhai 5 lần, sau khoảng 3 tháng hết ung thư. Cứ cố gắng nhai 15 lá ngày 6 lần và phải kiêng đạm động vật.
Cây hoàn ngọc là thảo dược tự nhiên, lành tính không độc hại, không đề kháng thuốc. Vì vậy dù là phụ nữ mang thai, trẻ em hay người già đều có thể an tâm sử dụng; không có bất cứ tác dụng phụ nào. Hy vọng bài viết trên giúp các bạn có thêm kiến thức về các cây thuốc dân gian chữa bệnh cũng như giúp mọi người sống vui khỏe hơn.