Người mắc bệnh trĩ thường gặp tình trạng chảy máu vùng hậu môn. Chảy máu trĩ thường là do búi trĩ bị vỡ, gây cảm giác đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về triệu chứng bệnh trĩ chảy máu nhé!
Nguyên nhân của bệnh trĩ chảy máu
Bệnh trĩ hình thành là do các tĩnh mạch ở vùng hậu môn – trực tràng bị sưng hoặc giãn nở. Về lâu về dài chúng sẽ hình thành các búi trĩ và gây ảnh hưởng đến quá trình đại tiện cũng như chất lượng sống của con người.
Hai dạng thức của bệnh trĩ (trĩ nội và trĩ ngoại) đều có thể gây ra hiện tượng chảy máu. Ngoài ra, chứng bệnh trĩ huyết khối cũng có thể là nguyên nhân gây viêm và đi ngoài ra máu ở cơ thể người bệnh. Bên cạnh đó, việc căng thẳng khi đi đại tiện hoặc chứng táo bón lâu ngày cũng có thể gây ra chứng chảy máu thành khi khi đi đại tiện.
Một vài nguyên nhân cụ thể ra bệnh trĩ chảy máu có thể liệt kê gồm:
- Chứng táo bón mãn tính, tình trạng căng thẳng khi đi đại tiện.
- Hệ thống tiêu hóa rối loạn, bị tiêu chảy hoặc đi đại tiện quá nhiều lần trong ngày.
- Các rối loạn di truyền hoặc các bệnh lý liên quan đến máu.
- Chế độ ăn uống không lành mạch, sử dụng thực phẩm gây kích thích, dị ứng.
- Hút thuốc hoặc sử dụng bia, rượu quá mức.
Dấu hiệu của bệnh trĩ chảy máu
Tình trạng chảy máu sẽ xuất hiện sau khi người bệnh đi đại tiện. Máu có thể dính trên đồ lót hoặc ở giấy vệ sinh. Thậm chí, máu có thể nhỏ trên bồn cầu hoặc hòa lẫn trong phân. Máu sẽ có màu đỏ tươi, đỏ sẫm hoặc thậm chí là màu đen tùy thuộc vào cơ thể của mỗi người bệnh khác nhau.
Ngoài ra, một vài dấu hiệu đi kèm với tình trạng chảy máu của bệnh gồm:
- Phân bị kẹt tại cửa hậu môn, người bệnh không đi đại tiện hoàn toàn được.
- Dịch nhầy từ hậu môn gây ngứa rát, ẩm ướt khó chịu.
- Có thể xuất hiện các dấu hiệu của áp xe, viêm mô tế bào vùng trực tràng.
Bệnh trĩ chảy máu có nguy hiểm không?
Trĩ là loại bệnh lý không đe dọa đến tính mạng con người. Thế nhưng, nếu để tình trạng bệnh quá nặng thì sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Dấu hiệu chảy máu khi bị trĩ được đánh giá là nguy hiểm. Ngoài việc phải chịu đựng những cơn đau khó chịu, người bệnh sẽ bị mất máu, gây mệt mỏi, chán ăn, ngủ không sâu giấc. Tình trạng này về lâu về dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và làm giảm chất lượng của cuộc sống. Đặc biệt, nếu tình trạng nặng hơn, người bệnh sẽ mắc các bệnh liên quan đến máu như nhiễm trùng máu, bội nhiễm,… và có thể gây ra các biến chứng khác.
Cách xử lý và điều trị bệnh trĩ chảy máu
Khi người bệnh mắc trĩ chảy máu, cần phải tiến hành thăm khám và tiến hành điều trị. Dưới đây là một vài giải pháp điều trị mà người bệnh có thể tham khảo!
Các biện pháp thực hiện tại nhà
Các giải pháp chữa trị tại nhà áp dụng trong trường hợp bệnh nhẹ, máu chảy ít. Người bệnh có thể tham khảo các giải pháp sau:
- Tăng cường uống nước và ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ: Nước và các loại chất xơ giúp làm mềm phân, người bệnh đi đại tiện dễ hơn, sẽ làm giảm nguy cơ chảy máu.
- Sử dụng thuốc hỗ trợ tiêu hóa, làm mềm phân: Sẽ giúp đường ruột của người bệnh ổn định, tránh được tình trạng táo bón gây ra bệnh trĩ.
- Sử dụng thuốc bôi: Các loại thuốc bôi sẽ hỗ trợ giảm đau và ngứa rát tại vùng hậu môn.
- Hình thành thói quen đi đại tiện khi có nhu cầu, tránh nhịn hoặc ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu vì đây chính là nguyên nhân gây ra trĩ chảy máu.
- Kết hợp đi lại nhẹ nhàng và vận động các bài tập thể dục thể thao: Cách này giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, cơ thể dẻo dai và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Nếu người bệnh áp dụng các phương pháp điều trị bệnh trĩ chảy máu tại nhà mà không đem lại kết quả thì cần đến cơ sở y tế thăm khám.
Các biện pháp y tế
Như đã trình bày phía trên, người bệnh áp dụng điều trị tại nhà trong 1,2 tuần mà không đem đến hiệu quả thì cần được khám và có phác đồ y tế. Một vài can thiệp y tế dành cho bệnh trĩ chảy máu có thể liệt kê gồm:
- Phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn trĩ: Đây là giải pháp dành cho bệnh nhân bị trĩ nặng, tình trạng máu chảy nhiều, không kiểm soát.
- Tiêm xơ vào búi trĩ: Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiêm thuốc trực tiếp và búi trĩ. Tác dụng của thuốc là ngăn chặn máu lưu thông vào các búi trĩ, từ đó làm teo lại và tự rụng.
- Thắt dây cao su: Nguyên lý của cách này là thắt dây cao su vào phần đáy búi trĩ. Chúng làm teo và rụng búi trĩ.
Giải pháp phòng ngừa bệnh trĩ chảy máu
Việc phòng bệnh trĩ ngay từ sớm sẽ giúp bạn tránh được loại bệnh lý này dễ dàng nhất. Do đó, ngay từ bây giờ, bạn hãy lưu ý đến những nguyên tắc cần thực hiện bao gồm:
- Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và đừng quên tăng cường chất xơ: Các bữa ăn cần có đủ các dưỡng chất và nhiều thực phẩm giàu chất xơ. Bạn có thể bổ sung các loại rau như bông cải xanh, cải bắp, bí đỏ,…, các loại trái cây như cam, kiwi, dâu tây,.. và các loại ngũ cốc nguyên hạt như hạt óc chó,… Ngoài ra, sữa chua là thực phẩm lý tưởng để hỗ trợ tiêu hóa, điều chỉnh nhu động ruột, hạn chế bệnh táo bón.
- Uống đủ nước: 2 lít nước mỗi ngày và đan xen sử dụng nước ép rau củ quả đem đến một cơ thể mạnh khỏe. Uống đủ nước và dàn trải đều trong ngày sẽ giúp đi đại tiện dễ dàng, không bị táo bón.
- Vận động thể dục thể thao hàng ngày: Không nên ngồi hoặc nằm quá lâu một chỗ. Bạn hãy đi lại và tập các bài thể dục thể thao phù hợp với cơ thể và độ tuổi để nâng cao thể lực.
- Tuyệt đối không hút thuốc, uống bia rượu, ăn đồ quá nhiều gia vị hoặc nhịn đi đại tiện.
Như vậy, trong bài viết này, chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin tổng quát về bệnh bệnh trĩ chảy máu. Hy vọng rằng, những thông tin này sẽ hữu ích dành cho bạn đọc. Chúc bạn đọc luôn khỏe mạnh!
Theo: THP