Trĩ huyết khối là dạng bệnh lý phổ biến và có ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Vậy trĩ huyết khối là bệnh gì, chúng có triệu chứng như thế nào và giải pháp chữa bệnh hợp lý là gì? Mời các bạn đón đọc thông tin trong bài viết sau!
Bệnh trĩ huyết khối là gì?
Bệnh trĩ là tình trạng các mạch máu dọc theo ống hậu môn vị viêm nhiễm hoặc co giãn. Về lâu về dài, chúng gây ra cục máu đông ngăn chặn 1 phần hoặc toàn bộ lưu lượng máu – tình trạng này được gọi là trĩ huyết khối.
Bệnh phổ biến ở dân số độ tuổi từ 45-65. Bệnh gây ra những cơn đau đớn nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày, đặc biệt là khi đi đại tiện, ngồi, hoặc đi bộ. Búi trĩ huyết khối có thể gây đau trong 48 giờ và đạt đỉnh của sự đau đớn trong vòng 48 giờ tiếp theo. Thông thường sẽ mất khoảng 1- 4 tuần để búi trĩ tự vỡ hoặc tái hấp thu. Trong một vài trường hợp, người bệnh sẽ được chỉ định các thủ thuật để loại bỏ búi trĩ, ngăn ngừa những rủi ro nguy hiểm khác.
Phân loại trĩ huyết khối?
Bệnh trĩ huyết khối được phân chia thành 2 loại gồm:
- Trĩ nội huyết khối: Tình trạng cục máu đông ở bên trong ống trực tràng được gọi là trĩ nội huyết khối. Bệnh này gây viêm, sưng khá nghiêm trọng và làm việc đi đại tiện gặp nhiều khó khăn.
- Trĩ ngoại huyết khối: Tình trạng cục máu đông ở bên ngoài ống trực tràng được gọi là trĩ ngoại huyết khối. Loại này khiến người bệnh thường xuyên có cảm giác đau đớn, đặc biệt là vào ban đêm khiến chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng. Trĩ ngoại huyết khối rất thường gặp và phổ biến ở người bệnh.
Dấu hiệu và nguyên nhân gây ra trĩ huyết khối
Dấu hiệu bệnh trĩ huyết khối
Các búi trĩ của bệnh thường hình thành và tiến triển bên ngoài hậu môn. Người bệnh có thể sờ bằng tay và nhìn bằng mắt thường. Búi trĩ có màu hơi xanh, bên trong có các mạch máu. Tuy nhiên, phụ thuộc vào từng loại bệnh trĩ mà dấu hiệu nhận biết bệnh khác nhau, cụ thể như sau:
- Người bệnh có thể nhìn và sờ thấy cục máu đông tại vùng hậu môn.
- Các cơn đau đớn dữ dội làm ảnh hưởng đến cuộc sống của con người.
- Ngứa ngáy khó chịu xung quanh vùng hậu môn.
- Chảy máu nhiều tại vùng hậu môn. Triệu chứng này có thể làm giảm đau do hậu môn giải phóng được lượng máu ứ đọng, dư thừa,…
- Đi đại tiện khó khăn do búi trĩ phát triển lên kích thước lớn, làm tắc nghẽn và ngăn chặn ống trực tràng. Người bệnh đau đớn và thậm chí là không thể đi đại tiện được.
- Cơ co thắt tại vùng hậu môn mất dần chức năng và gây tình trạng rò rỉ phân
Ngoài những triệu chứng điển hình nêu trên, người mắc bệnh trĩ huyết khối còn hay bị sốt. Điều này được lý giải là do búi trĩ bị nhiễm trùng hoặc người bệnh bị áp xe quanh hậu môn. Vùng hậu môn cũng có thể thấy xuất hiện những khối nhọt đỏ kèm triệu chứng ngứa rát.
Nguyên nhân gây ra trĩ huyết khối
Người mắc bệnh trĩ huyết khối có thể là do các nguyên nhân sau:
- Lười vận động: Những người lười vận động, chỉ ngồi hoặc nằm một chỗ sẽ có nguy cơ bị trĩ rất cao. Các búi trĩ hình thành và gây nên xuất huyết – đây là nguyên tắc cơ bản gây bệnh trĩ huyết khối.
- Căng thẳng khi đi đại tiện: Tình trạng này làm tăng nguy cơ bị táo bón, tiêu chảy và làm ảnh hưởng đến mạch máu ở ống trực tràng.
- Chế độ ăn ít chất xơ: Chất xơ đóng vai trò giúp hoạt động tiêu hóa nhịp nhàng. Người ăn ít các thực phẩm chứa chất xơ sẽ có thể gây táo bón, phân cứng và làm tăng nguy cơ mắc trĩ huyết khối.
- Béo phì, thừa cân quá đà: Người thừa cân sẽ có áp lực lên hệ tim mạch, mạch máu lớn. Ngoài ra, các mẹ bầu đang trong thời gian mang thai có sự tăng lên về kích thước và cân nặng cũng gặp dấu hiệu tương tự. Khi đó, các mạch máu khi bị chèn ép có thể dẫn đến tình trạng tắc nghẽn, gây ra nguy cơ mắc trĩ huyết khối.
- Vấn đề tuổi tác, sức khỏe: Cơ thể khi vào độ tuổi lão hóa, cơ và mỗ yếu hơn hoặc mắc các bệnh lý về viêm ruột, viêm dạ dày, bệnh lý… đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ huyết khối.
Giải pháp điều trị và phòng tránh trĩ huyết khối
Người mắc bệnh trĩ huyết khối có thể áp dụng các phương pháp để đẩy lùi bệnh gồm:
- Chữa trị tại nhà: Một vài phương pháp điều trị tại nhà có thể giúp người bệnh giảm đau và cải thiện triệu chứng bệnh. Có thể kể đến các giải pháp như ngâm vùng bệnh bằng nước ấm, thay đổi chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt.
- Sử dụng thuốc điều trị: Bệnh nhân mắc trĩ huyết khối có thể được bác sĩ kê thuốc để làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh. Các loại thuốc phổ biến gồm thuốc giảm đau, thuốc bôi chống viêm, thuốc mở giảm viêm, giảm ngứa,… Người bệnh cần lưu ý sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của các bác sĩ để đảm bảo hiệu quả chữa bệnh.
- Phẫu thuật cắt bỏ trĩ: Nhờ sự phát triển của nền y học hiện đại, có rất nhiều phương pháp phẫu thuật đem đến hiệu quả loại bỏ bệnh trĩ huyết khối như thắt dây cao su, cắt bỏ trĩ, cắt trĩ bằng kẹp ghim,… Người bệnh nên thực hiện cắt trĩ tại các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo sức khỏe, tránh được những biến chứng không mong muốn.
Bên cạnh giải pháp điều trị trĩ huyết khối, người bệnh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh hoặc tái phát bệnh sau phẫu thuật thông qua các nguyên tắc sau:
- Thiết lập chế độ ăn uống giàu chất xơ: Các loại thực phẩm nên bổ sung vào khẩu phần ăn của người mắc trĩ là bông cải xanh, măng tây, dâu tây, chanh, kiwi, hạt hạnh nhân, hạt óc chó, sữa chua,…
- Uống đủ nước: Ngoài nước lọc, người bệnh nên uống đan xen các loại nước ép rau củ quả và uống dàn trải trong cả ngày.
- Vận động thường xuyên: Người bệnh tuyệt đối không nên ngồi hoặc nằm lâu một chỗ. Thay vào đó hãy vận động nhẹ nhàng và kết hợp thực hiện các bài thể dục phù hợp với độ tuổi và cơ thể.
- Rèn luyện thói quen đi tiêu đúng giờ, khi có nhu cầu cần giải quyết ngay, tránh nhịn làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tăng nguy cơ bị trĩ.
- Tránh căng thẳng kéo dài, tránh hút thuốc, uống bia rượu, cafe, trà đặc,…
Trong bài viết này, chúng tôi đã cung cấp những thông tin chung về bệnh trĩ huyết khối. Hy vọng người bệnh đã nắm được những kiến thức về bệnh lý này một cách đầy đủ và chính xác. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!
Theo: THP