Dùng cây lá vông chữa bệnh trĩ là phương pháp dân gian được nhiều người lựa chọn bởi sự an toàn, phù hợp với những trường hợp nhẹ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết trong cây lá vông có những hoạt chất gì, dùng như thế nào thì mới hiệu quả? Bài viết sau sẽ giúp bạn!
Công dụng chữa bệnh trĩ bằng cây lá vông
Lá vông còn được gọi là thích đồng bì, có tên khoa học là Erythrina variegata lank. Đây là một loại cây thân gỗ với chiều cao từ 10-20m, lá có kích thước nhỏ, hoa màu đỏ tươi và mọc thành từng chùm. Cây lá vông thường được trồng nhiều ở các vùng quê, vườn thuốc nam.
Theo đông y, cây lá vông có vị đắng, tính bình giúp an thần, ức chế hệ thần kinh trung ương giúp ngủ sâu, hạn chế các bệnh về huyết áp. Bên cạnh đó, lá vông còn có công dụng sát trùng, trừ phong thấp hạ nhiệt, chữa bệnh trĩ, chảy máu mũi, bệnh đau nhức xương khớp, đại tiện ra máu…
Về công dụng chữa bệnh trĩ, trong lá vông có hoạt chất Saponin – loại hoạt chất làm giãn đồng tử. Vì vậy, lá vông có khả năng giúp giảm đau, giảm co thắt cơ vòng hậu môn và làm teo búi trĩ…
7 Cách dùng cây lá vông chữa bệnh trĩ hiệu quả nhanh
Chữa bệnh trĩ bằng lá vông là bài thuốc dân gian được nhiều người áp dụng, mang lại hiệu quả cao cho người mắc bệnh trĩ nhẹ. Để hiệu quả chữa bệnh trĩ bằng lá vông tốt nhất, dưới đây là một số cách thông dụng:
Dùng lá vông đắp trực tiếp
Lá vông đắp trực tiếp lên da có khả năng cung cấp nhiệt lượng giúp giảm đau rát, khó chịu do bệnh trĩ nhanh chóng. Cách thực hiện phương pháp này rất đơn giản như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 3 lá vông, muối biển.
- Cách thực hiện: Rửa sạch lá vông, để ráo nước. Ngâm lá vông với nước muối pha loãng 15 phút, sau đó vớt ra để ráo. Hơ nóng lá vông trên lửa, sau đó đắp trực tiếp lên hậu môn. Lưu ý, bạn cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ trước khi đắp lá. Nên thực hiện phương pháp này vào buổi tối và tránh hơ lá vông quá nóng vì có thể gây bỏng rát vùng hậu môn.
Dấm thanh kết hợp lá vông
Trong dấm thanh có chứa acid acetic giúp kháng viêm, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, virus. Kết hợp dấm thanh với lá vông giúp giảm triệu chứng bệnh trĩ hiệu quả.
- Chuẩn bị nguyên liệu: 10 lá vông, 40ml giấm thanh, nước muối pha loãng
- Cách thực hiện: Rửa sạch lá vông với nước muối pha loãng, để ráo nước. Cho lá vông vào máy xay để xay nhuyễn. Tiếp tục cho dấm thanh vào hỗn hợp lá vông xay nhuyễn, dùng thìa khuấy đều. Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ bằng nước muối pha loãng, lau khô. Dùng hỗn hợp lá vông, dấm thanh đắp lên khu vực bị tổn thương do trĩ, cố định lại bằng gạc trong 30 phút.
Rượu trắng kết hợp lá vông
Đây là cách dùng lá vông chữa bệnh trĩ hiệu quả vì tính sát khuẩn cao, giúp giảm viêm nhiễm.
- Nguyên liệu: 2 lít rượu trắng, 500gram lá vông.
- Cách thực hiện: Rửa sạch lá vông với nước muối pha loãng. Cho lá vông vào lọ thủy tinh, đổ 2 lít rượu trắng vào sau đó đậy nắp kín lại. Ngâm lá vông với rượu trắng trong khoảng 1 tuần là có thể sử dụng. Cuối cùng, dùng nước lá vông ngâm rượu pha với nước ấm để rửa vùng hậu môn.
Lá sen kết hợp lá vông
Sử dụng lá sen kết hợp lá vông có thể giúp giảm đau rát, hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh trĩ.
- Chuẩn bị nguyên liệu: 20g lá vông tươi, 20g lá sen, nước muối pha loãng.
- Cách thực hiện: Rửa sạch lá vông với nước muối pha loãng, để ráo. Xay nhỏ lá vông và lá sen. Đun sôi hỗn hợp trên cùng 1 lít nước khoảng 15 phút. Sau đó, để riêng phần nước và phần bã. Phần nước dùng để uống, phần bã dùng để đắp ở hậu môn.
Lá thầu dầu và lá vông chữa bệnh trĩ
Lá thầu dầu có khả năng giảm đau rát và giảm viêm khá hiệu quả.
- Chuẩn bị nguyên liệu: 50g lá vông, 50g lá thầu dầu.
- Cách thực hiện: Rửa sạch lá vông, lá thầu dầu với nước muối pha loãng, để ráo sau đó xay nhuyễn. Chắt lấy phần bã và đắp lên vùng hậu môn bị trĩ.
Ngoài việc dùng cây lá vông chữa bệnh trĩ kệt hợp với các dược liệu khác, người bệnh có thể sử dụng các món ăn từ lá vông giúp nhuận tràng hiệu quả. Một số món ăn từ lá vông bạn có tham khảo:
Canh thịt lợn xay nấu lá vông
Canh thịt lớn nấu lá vông giúp thanh nhiệt, an thần, nhuận tràng hiệu quả.
- Nguyên liệu: 100gram thịt lợn xay, 1 nắm lá vông tươi, hành tím, gia vị vừa đủ.
- Cách thực hiện: Ướp thịt lợn xay với gia vị. Rửa sạch và thái nhỏ lá vông. Lột vỏ hành tím, rửa sạch, băm nhuyễn. Bắc nồi lên bếp, phi thơm hành tím, cho thịt xay vào đảo đều đến khi săn lại thì đổ nước vào. Khi nước sôi, cho lá vông vào và nấu chín, nêm nếm gia vị vừa ăn, tắt bếp.
Thịt bò xào lá vông
- Nguyên liệu: 300gr thịt bò, 500gr lá vông tươi, tỏi giã nhuyễn, gia vị vừa đủ.
- Cách thực hiện: Rửa sạch thịt bò, thái lát mỏng, ướp gia vị trong 15 phút. Lá vông thái nhỏ vừa ăn. Phi thơm tỏi trong dầu ăn, sau đó cho thịt bò vào đảo đều đến đến khi vừa chín tới thì cho lá vông vào xào chung, nêm nếm gia vị vừa ăn và tắt bếp.
Lưu ý khi dùng cây lá vông chữa bệnh trĩ
- Thành phần dược liệu trong lá vông không cao như thuốc tây y, đông y vì vậy hiệu quả thấp hơn, thời gian khỏi bệnh lâu hơn.
- Chỉ nên sử dụng lá vông với lượng vừa đủ (khoảng 15 lá/ngày). Không nên quá lạm dụng phương pháp chữa bệnh này.
- Rửa lá vông sạch sẽ trước khi đắp để phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng.
- Cây lá vông chữa bệnh trĩ chỉ có tác dụng hỗ trợ, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh trĩ. Thông thường lá vông chỉ hiệu quả với trường hợp trĩ nhẹ, chưa biến chứng.
- Không sử dụng lá vông với người mẫn cảm với các thành phần của thuốc, phụ nữ mang thai và cho con bú. Các trường hợp này muốn sử dụng thì cần hỏi ý kiến bác sĩ.
- Người bệnh trĩ cần chú ý xây dựng chế độ ăn uống khoa học: bổ sung rau xanh, trái cây, nước uống để giúp nhuận tràng. Đồng thời, người bệnh hạn chế các thực phẩm dầu mỡ, chất kích thích, nhiều đường…
- Người bệnh nên nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động mạnh, thăm khám y khoa thường xuyên
Sử dụng cây lá vông chữa bệnh trĩ là một trong những biện pháp an toàn. Tuy nhiên, người bệnh trĩ cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng để đảm bảo phù hợp với tình trạng bệnh.