Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ thay đổi gây ra những triệu chứng hoặc bệnh lý khó chịu. Trong số đó, bà bầu bị trĩ là một hiện tượng khá phổ biến.Vậy vì sao lại mắc trĩ và bà bầu bị trĩ có sinh thường được không? Mời bạn đọc tham khảo thông tin giải đáp trong bài viết sau.
Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị trĩ
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai thường có nguy cơ bị trĩ cao. Điều này được lý giải là do mẹ bầu bị giãn tĩnh mạch ở vùng chậu và vùng âm hộ.
- Thai nhi càng lớn thì phần tử cung càng giãn ra. Chúng gây áp lực lên tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch chủ dưới. Do đó, ở phần nửa dưới của cơ thể, tuần hoàn máu chậm, gây áp lực lên tĩnh mạch dưới tử cung và khiến chúng bị sưng lên. Đây cũng có thể là lý do mẹ bầu thường bị tụ máu, phù nề,…
- Khi quá trình tuần hoàn máu kém dẫn đến căng cơ. Mẹ bầu đi lại khó khăn, khi đi đại tiện phải ngồi lâu, rặn nhiều, lâu dần dẫn đến bệnh trĩ.
- Nồng độ nội tiết tố progesterone trong thời gian mang bầu tăng dần. ĐIều này khiến phần thành tĩnh mạch bị sưng lên. Progesterone sẽ làm chậm nhu động ruột và khiến chị em dễ bị táo bón và gây ra trĩ.
Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không?
Dù có nhiều cảnh báo về nguy cơ bị trĩ ở phụ nữ là phổ biến, Thế nhưng, cho đến thời điểm hiện tại chưa có chỉ định nào chính thức nào từ bác sĩ về việc bà bầu bị trĩ bắt buộc phải mổ sinh con.
Bên cạnh đó, tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mẹ bầu, trong một vài trường hợp cần thiết, các bác sĩ sẽ chỉ định sinh thường hay sinh mổ. Mẹ bầu có thể tham khảo thông tin cụ thể như sau:
Bà bầu mắc trĩ cấp độ 1, 2
Cấp độ 1, 2 là giai đoạn đầu của bệnh trĩ. Sức khỏe mẹ bầu bình thường thì hoàn toàn có thể sinh thường. Thế nhưng, trong quá trình sinh thường, búi trĩ có thể sa ra ngoài, gây ra nguy cơ bị nhiễm trùng, tổn thương đến các cơ quan khác. Sau khi sinh, mẹ bầu có nguy cơ bị trĩ nặng hơn.
Bà bầu mắc trĩ cấp độ 3, 4
Cấp độ 3, 4 là khi mẹ bầu đang ở thời kỳ bệnh trĩ khá nặng. Bên cạnh các cơn đau, ngứa ngáy thì còn kèm theo hiện tượng chảy máu. Thậm chí, máu chảy không kiểm soát, chảy thành tia gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu. Trong trường hợp này, mẹ bầu thường sẽ được chỉ định sinh mổ. Nếu mẹ bầu mắc trĩ cấp độ 3, 4 sinh thường sẽ mất nhiều thời gian trong việc rặn sinh con. Điều này làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và tính mạng của em bé.
Như vậy có thể thấy rằng, việc mắc bệnh trĩ trong quá trình mang thai và sinh nở ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Phụ nữ mang thai cần căn cứ vào tình trạng sức khỏe và tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn phương pháp sinh đẻ tốt nhất.
Một vài lưu ý giúp mẹ bầu phòng ngừa trĩ khi mang thai
Nguy cơ mắc bệnh trĩ trong thời kỳ mang thai là khá cao. Thế nhưng, chị em phụ nữ hoàn toàn có thể phòng tránh, hạn chế bệnh thông qua những nguyên tắc ăn uống, sinh hoạt như:
- Bổ sung thêm chất xơ trong chế độ ăn: Chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn nhờ khả năng kích thích ruột già, làm nhuận tràng và loại bỏ các sản phẩm oxy hóa. Chất xơ có trong rất nhiều các loại rau củ quả, các loại ngũ cốc nguyên cám. Một vài thực phẩm chứa nhiều chất xơ gồm khoai lang, sữa chua, rau cải bắp, súp lơ xanh, cam, táo, kiwi, rau tây, cần tây, hạt hạnh nhân, hạt óc chó…
- Điều chỉnh các loại thực phẩm giàu chất sắt: Cơ thể dư thừa chất sắt có thể gia tăng tình trạng táo bón gây nên bệnh trĩ. Do đó, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về lượng sắt cần thiết ở mỗi giai đoạn mang thai và điều chỉnh lượng sắt cân đối.
- Uống đủ nước: Mẹ bầu cần bổ sung nước lọc và các loại nước ép rau củ quả để đảm bảo sức khỏe cũng như tránh tình trạng táo bón. Cần lưu ý rằng cần uống nước dàn trải cả ngày, tránh uống dồn một lúc chỉ để đủ lượng nước.
- Hạn chế đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu: Mẹ bầu thường mệt mỏi hoặc do cơ thể nặng nề nên chỉ muốn nằm hoặc ngồi nghỉ ngơi cả ngày dài. Điều này sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn bình thường. Do đó, hãy kết hợp đi lại và tập các bài thể dục nhẹ nhàng để giữ cho cơ thể luôn linh hoạt cũng như hạn chế mắc bệnh trĩ.
- Giữ cơ thể ở mức cân nặng vừa phải: Việc tăng cân quá đà khiến phần trực tràng gặp áp lực lớn, về lâu về dài gây nguy cơ bị trĩ ở mẹ bầu.
- Tuyệt đối không nhịn đi tiêu: Việc nhịn đi vệ sinh làm áp lực giữa chất thải và đại tràng tăng cao. Về lâu về dài, các chất thải tích tụ lâu trong đại tràng làm mất nước, khô cứng. Điều này làm việc đi đại tiện khó khăn hơn. Ngoài ra, chị em nên hình thành thói quen đi tiêu đúng giờ và không ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh để tránh mắc bệnh trĩ.
- Khám thai định kỳ và lắng nghe tư vấn của bác sĩ chuyên khoa: Việc khám thai giúp mẹ bầu nắm được sức khỏe của bản thân cũng như của thai nhi. Ngoài ra, khi cơ thể mẹ bầu có những dấu hiệu của bệnh trĩ như táo bón lâu ngày, đi đại tiện khó, đau rát vùng hậu môn,… hãy thăm khám và bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp hợp lý để điều trị kịp thời.
Trên đây là bài giải đáp bà bầu bị trĩ có sinh thường được không. Việc bị trĩ ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như phương pháp sinh em bé của mẹ bầu. Chị em cần bổ sung dinh dưỡng và rèn luyện các thói quen tốt để hạn chế bệnh trĩ trước, trong và sau quá trình mang thai. Chúc các mẹ bầu luôn khỏe mạnh!
Theo: THP