Viêm amidan là căn bệnh phổ biến về đường hô hấp. Viêm amidan có khá nhiều loại tiêu biểu như amidan vòm mũi họng, viêm amidan lưỡi, viêm amidan khẩu cái… Trong bài chia sẻ ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bệnh viêm amidan lưỡi. Một vài thông tin quan trọng về bệnh này bạn đừng bỏ qua ngay sau đây.

Viêm amidan lưỡi là bệnh gì?
Bệnh viêm amidan lưỡi là đám tổ chức lympho nằm ở vị trí dưới đáy lưỡi, sau V lưỡi. Amidan lưỡi là khu vực phản xạ nhạy bén do chi phối dây thần kinh lưỡi. Bệnh chủ yếu do vi khuẩn, virus tấn công; gây nên tình trạng viêm nhiễm, tổn thương tổ chức lympho khiến người bệnh gánh chịu những triệu chứng khó chịu.
Xem thêm: Bệnh viêm amidan hốc mủ bã đậu là gì?
Nguyên nhân dẫn đến viêm amidan lưỡi
Amidan đóng vai trò là hàng rào miễn dịch của vùng miệng và họng. Amidan hoạt động mạnh mẽ từ 4 – 10 tuổi; giúp ngăn chặn các loại vi khuẩn, virus có hại tấn công trực tiếp vào khoang miệng. Khi các loại vi khuẩn có hại xâm nhập mạnh mẽ; amidan sẽ bị suy yếu dần chức năng miễn dịch và gây ra tình trạng viêm amidan.
Biểu hiện viêm amidan lưỡi là hệ lụy của bệnh lý viêm amidan; khi các vị trí lympho bên dưới đáy lưỡi bị tấn công và viêm nhiễm; hình thành các triệu chứng đau nhức họng, lưỡi.
Những người có sức đề kháng yếu rất dễ bị viêm amidan. Ngoài do vi khuẩn thì các nguyên nhân bên ngoài như khí hậu, thời tiết cũng gây viêm amidan lưỡi.

Triệu chứng của bệnh viêm amidan lưỡi
Căn bệnh này cũng giống như các loại viêm amidan khác; một vài triệu chứng thông thường dễ nhận biết bao gồm:
- Cảm giác đau rát cổ họng, nuốt vướng, khó nuốt; từ đó khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng ăn uống khó khăn, chán ăn lười ăn, sợ ăn; dần dần nếu không được điều trị hoặc bệnh tái phát lại nhiều lần; sẽ ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe của bệnh nhân.
- Khô rát họng, lưỡi bị trắng, bẩn.
- Niêm mạc sưng đỏ, phù nề kèm theo khản tiếng, ho nhiều, ho có đờm, tức ngực.
- Đau cuống họng, khô rát họng, có dấu hiệu phát sốt.
- Đau họng kéo dài liên tục dẫn đến thở khò khè khi ngủ và bị mất ngủ thường xuyên.
- Người bị bệnh viêm amidan nặng có thể dẫn đến mọc mủ. Những nốt mủ, mảng trắng bao phủ trên bề mặt lưỡi và amidan.
Điều trị bệnh viêm amidan lưỡi
Giai đoạn cấp tính
Dù là căn bệnh nào đi chăng nữa cũng có giai đoạn trước và sau; và dĩ nhiên phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, vừa mới bắt đầu, khả năng điều trị dứt điểm sẽ cao hơn và ngược lại. Bệnh để lâu chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng; quá trình chữa trị sẽ tốn kém hơn, mất thời gian và thậm chí sẽ không mang lại được kết quả khả quan.

Với giai đoạn viêm amidan lưỡi cấp tính, người bệnh nếu chủ động điều trị sớm, chỉ cần dùng một vài loại thuốc như thuốc giảm đau; thuốc hạ sốt theo sự chỉ định của bác sĩ; triệu chứng bệnh sẽ giảm thiểu ngay lập tức, ngăn ngừa tình trạng tái phát bệnh đến mức tối thiểu.
Giai đoạn mãn tính
Và trong trường hợp ngược lại, nếu ở giai đoạn lúc ban đầu bệnh viêm amidan lưỡi không được chữa trị đến nơi đến chốn; bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng viêm amidan lưỡi mãn tính.
Để điều trị bệnh viêm amidan lưỡi mãn tính, phương pháp phẫu thuật, cắt amidan là phương pháp phổ biến sẽ được áp dụng. Tuy nhiên để chắc chắn hơn bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để nhận được lời tư vấn chính xác nhất. Tùy vào từng tình trạng bệnh mà quyết định có nên phẫu thuật hay không, áp dụng kiểu phẫu thuật nào.
Chú ý khi điều trị bệnh viêm amidan lưỡi
Bên cạnh việc thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ trong quá trình điều trị, người bệnh viêm amidan lưỡi cũng cần chú ý một vài lời khuyên sau đây.
Chăm sóc tại nhà đúng cách
Hãy thực hiện đồng thời chế độ chăm sóc tại nhà và phác đồ chữa trị của bác sĩ nhằm thúc đẩy quá trình điều trị bệnh đạt kết quả tốt nhất nhé.
Trước hết bệnh nhân cần xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh; có chế độ nghỉ ngơi hợp lý đúng giờ giấc, bổ sung các chất dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể.

Uống nước đầy đủ
Bệnh nhân bị viêm amidan nhất là khi gặp phải các triệu chứng phát nặng như đau họng, khô họng khô miệng… cần chú ý vẫn phải bổ sung nước đầy đủ; nhằm đẩy lùi vi khuẩn, virus có hại trú ngụ trong cơ thể và khoang miệng.
Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi
Thực hiện việc ăn chín uống sôi; bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi; sử dụng nước ấm thay vì nước lạnh. Bệnh nhân nên ăn các món dạng lỏng như súp hay cháo để tránh tình trạng đau tái phát khiến bạn khó chịu.
Tránh xa rượu bia, thuốc lá
Người bệnh cần tránh xa các loại thực phẩm đồ ăn đồ uống có khả năng kích thích. Bởi chúng khiến bệnh thêm nghiêm trọng hơn bao gồm thuốc lá, bia rượu, đồ ăn cay nóng…

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày
Bệnh nhân nên vệ sinh khoang miệng sạch sẽ mỗi ngày bằng cách súc miệng với nước muối loãng, nước ấm ngày vài lần để tránh các vi khuẩn trú ngụ.
Trong trường hợp bệnh nhân rơi vào triệu chứng sốt, sốt cao, bạn nên sử dụng thuốc hạ sốt hoặc liên hệ với bác sĩ để được tư vấn
Bên trên là một vài thông tin cần biết về bệnh viêm amidan lưỡi mà mọi người nên tìm hiểu và tham khảo để có thể bảo vệ sức khỏe bản thân được tốt nhất nhé.