Bệnh trĩ có nên chạy bộ không hay những môn thể dục tốt cho người mắc bệnh này là những thắc mắc của rất nhiều người. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp giải đáp những thắc mắc về vấn đề này và bổ sung thêm nhiều kiến thức hữu ích. Mời mọi người đón đọc!
Bị bệnh trĩ có nên chạy bộ?
Bệnh trĩ là bệnh lý phổ biến ở hậu môn – trực tràng, gây ra những khó khăn trong việc đi đại tiện, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Bệnh xảy ra khi các mạch máu, tĩnh mạch ở vùng hậu môn, trực tràng bị giãn nở do các nguyên nhân khác nhau. Nếu bệnh trở nặng và không được chữa trị kịp thời có thể để lại như biến chứng nguy hiểm như sa búi trĩ, thiếu máu, nứt kẽ hậu môn, … thậm chí là ung thư trực tràng.
Nhiều bác sĩ chuyên khoa khuyên người bệnh trĩ nên chạy bộ nhẹ nhàng sẽ giúp nâng cao sức khoẻ đồng thời hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh. Có thể kể đến những công dụng cụ thể như:
- Chạy bộ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường cơ bắp, cải thiện sức bền, giúp cho người bệnh dẻo dai hơn, từ đó bệnh tình cũng đỡ đi nhiều phần.
- Nếu người bệnh bị thừa cân, áp lực lên hậu môn cũng lớn hơn nhiều khiến trình trạng bệnh trở nên trầm trọng. Vì vậy, chạy bộ là phương pháp giữ cân hiệu quả, kết hợp với chế độ ăn uống đầy đủ, giảm chất béo, đường bột, dầu mỡ, tăng cường rau xanh và hoa quả tươi.
- Ngoài ra, chạy bộ cũng là biện pháp hỗ trợ cải thiện tuần hoàn máu hiệu quả, giúp lượng máu dễ dàng lưu thông tới hậu môn, giảm đau nhanh chóng. Hơn nữa, lượng máu đông ở búi cơ giãn cũng sẽ được loại bỏ, giảm sưng cho búi cơ, đồng thời ngăn ngừa bệnh có những tiến triển xấu.
- Nhờ chạy bộ, các hoạt động của nhu động ruột cũng thường xuyên được thúc đẩy, cải thiện hệ tiêu hoá, giúp cho tình hình đi đại tiện dễ dàng hơn, hạn chế táo bón, từ đó bệnh trĩ cũng sẽ có những tín hiệu tích cực vì táo bón là nguyên nhân chính dẫn tới căn bệnh này.
- Chạy bộ cũng làm cho tinh thần người bệnh được thoải mái, thư giãn hơn, được hít thở không khí trong lành nên hiệu quả trị bệnh cũng được nâng cao.
Khi chạy bộ, người bị trĩ cần chú ý gì?
Đối với người bệnh trĩ, việc chạy bộ cũng có những lưu ý nhất định sao cho đúng cách và đạt hiệu quả cao:
- Người bệnh trị cần khởi động trước khi chạy với một vài động tác cơ bản như: Xoay tròn cổ chân, cổ tay, xoay khớp gối,… để giúp cơ thể quen với việc vận động, khi chạy bộ, xương khớp sẽ không quá đau nhức.
- Về trang phục chạy bộ, mọi người nên chọn các loại quần áo rộng rãi, chất mát, thấm mồ hôi tốt. Ngoài ra, người bệnh cũng nên đầu tư một đôi giày tốt, êm chân để thuận lợi trong quá trình chạy bộ.
- Trong quá trình chạy bộ, người bệnh nên giữ một tư thế chuẩn: Lưng thẳng, mắt hướng nhìn về phía trước, vung tay tự nhiên, bước chân đều đặn và thở nhịp nhàng.
- Hãy tập trung trong khi chạy, không phân tâm bởi việc nghe nhạc, nói chuyện trao đổi với những người xung quanh.
- Mỗi ngày, người bệnh hãy dành từ 30 – 60 phút cho việc chạy bộ, thời điểm thích hợp nhất là vào sáng sớm hay chiều mát, không nên chạy bộ vào lúc nắng chói chang hoặc đêm muộn.
- Người bệnh trĩ không nên chạy quá nhanh, cần phải cân đối sức của mình. Khi chạy nhanh, người bệnh cần lấy hơi nhiều, cơ bụng cũng căng hơn, từ đó tạo ra áp lực tới tĩnh mạch gấp 2 – 3 lần. Hơn nữa, với những người bệnh nặng, chạy nhanh sẽ làm cho hậu môn bị cọ xát, đau rát và khó chịu.
- Cơ thể sẽ tiết ra nhiều mồ hôi, đồng thời mất nước trong quá trình chạy, vì vậy, người bệnh nên dành thời gian uống nước giữa hiệp rồi mới tiếp tục chạy, nên uống từ từ chứ không tu liền một mạch.
Các môn thể dục tốt cho bệnh trĩ
Ngoài chạy bộ, người bị trĩ cũng có thể tìm đến một số môn thể thao khác, áp dụng nhịp nhàng và đúng cách đều giúp cải thiện bệnh rất tốt:
Đi bộ
Nhiều nghiên cứu y khoa đã chỉ ra đi bộ là giải pháp tốt cho những bệnh nhân mắc trĩ. Đi bộ vừa giúp nâng cao sức khoẻ, chống chọi với bệnh tật, tăng cường tuần hoàn máu nhằm giảm áp lực xuống hậu môn. Người bệnh có thể đi bộ 30 phút mỗi ngày hoặc hơn tuỳ vào tình trạng sức khỏe. Trong quá trình tập luyện, người bệnh cũng nên thư giãn, thả lỏng, đi lại với tư thế thẳng lưng để bệnh tình mau chóng có những tiến triển tốt.
Bơi lội
Môn bơi phù hợp với những người bị trĩ nhẹ, giúp cho cơ thể được vận động nhẹ nhàng toàn thân nhằm tăng cường trương lực ở tĩnh mạch trĩ, cải thiện cơ thắt cơ hậu môn. Người bệnh nên tập bơi từ 3 – 4 lần mỗi tuần, trung bình 30 phút mỗi lần, không nên bơi quá sức và không dùng bia rượu hay ăn no trước khi bơi.
Tập yoga
Yoga là môn thể thao rèn luyện sự mềm dẻo, nhẹ nhàng cho những bệnh nhân trĩ. Mỗi bài tập sẽ có những tác dụng khác nhau như cải thiện lưu thông máu, giúp trương lực cơ ở vùng hạ vị mạnh mẽ hơn, giúp búi trĩ co lại. Đặc biệt, yoga còn hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả với những ai từng phẫu thuật cắt trĩ. Người bệnh có thể tìm tới những trung tâm yoga chuyên nghiệp để luyện tập các bài phù hợp cho bản thân.
Trên đây là 4 môn thể dục thích hợp nhất với người bị trĩ, được các chuyên gia khuyên tập, còn lại những môn khác như chạy nhanh, nâng tạ, khiêu vũ, ngồi thiền,… thì người bệnh nên tránh vì có thể gây tác động xấu tới sức khỏe cũng như tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chú ý tuân thủ điều trị theo phác đồ chuẩn của bác sĩ, có dấu hiệu bất thường nào cần báo lại ngay để có những điều chỉnh kịp thời.
Bài viết trên đây đã tổng hợp đầy đủ thông tin về chủ đề bị bệnh trĩ có nên chạy bộ, cũng như cung cấp thêm một vài môn thể thao phù hợp cho người bị bệnh trĩ. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích cho nhiều bạn đọc. Chúc mọi người luôn khoẻ mạnh và sẽ vượt qua mọi bệnh tật!