Trẻ bị nổi mề đay bao lâu thì khỏi là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bệnh khiến các bé phải chịu đựng những cơn ngứa ngáy, khó chịu tại vùng da bị tổn thương. Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi trên. Mời bạn cùng đồng hành với chúng tôi ngay thôi nào!
Trẻ bị nổi mề đay bao lâu thì khỏi?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, nổi mề đay trên da có thể dẫn tới mãn tính hoặc viêm nếu bệnh không được phát hiện và có hướng điều trị đúng đắn. Đặc biệt, ở trẻ em, thời gian điều trị bệnh rất khó xác định chính xác là bao lâu thì khỏi, cụ thể:
Nếu trẻ bị mề đay cấp tính
Đây là mức độ bệnh nhẹ, những nốt mẩn đỏ gây ngứa trên da mới hình thành và chưa lây lan ra những vị trí khác. Do đó những triệu chứng này sẽ tự giảm dần hoặc khỏi hẳn sau 1-2 giờ tùy theo độ nhạy cảm của mỗi làn da bằng các biện pháp hỗ trợ tại nhà (Chi tiết đề cập bên dưới).
Khi bé bị mề đay mãn tính
Trẻ bị mề đay mãn tính là trường hợp bệnh tái phát nhiều ngày liên tiếp, thường xuyên trong mỗi năm và không khỏi khi đã dùng các biện pháp chữa trị thông dụng. Biểu hiện bệnh ở giai đoạn này sẽ dữ dội hơn khi bệnh ở thể cấp tính. Đồng thời, thời gian chữa bệnh cũng lâu hơn, khoảng 4 – 8 tháng thì tình trạng này mới có thể thuyên giảm.
Tuy nhiên khi trẻ đã bị mề đay mãn tính thì xác suất để chữa khỏi bệnh hoàn toàn là rất thấp. Vì thế trong trường hợp này, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để bác sĩ đưa ra phác đồ phù hợp.
Khi trẻ bị mề đay do di truyền
Tương tự mề đay mãn tính, khi bé mắc mề đay do di truyền thì cũng rất khó để chữa trị dứt điểm. Những cơn ngứa ngáy trên da sẽ thường xuyên tái phát. Lúc này các loại thuốc chỉ có tác dụng tạm thời giảm đi triệu chứng bệnh. Các bậc phụ huynh cần xây dựng chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng khoa học cho trẻ để nâng cao thêm sức đề kháng của bé.
Hướng dẫn điều trị mề đay cấp tính cho trẻ tại nhà
Như bài viết đã nêu rõ bên trên, khi trẻ bị mề đay mãn tính hoặc do di truyền thì các bố các mẹ cần đưa bé tới các cơ sở y tế để có hướng điều trị phù hợp nhất. Trường hợp trẻ bị mề đay cấp tính thì các bậc phụ huynh có thể dùng các loại lá sau để tắm cho bé:
Dùng lá trà xanh
Thành phần có trong lá chè xanh không chỉ giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc mà còn giúp khắc phục nhanh chóng những bệnh ngoài da như mề đay. Với trẻ nhỏ, để dùng lá trà xanh chữa mề đay, các bậc phụ huynh có thể tham khảo hướng dẫn sau:
- Bước 1: Bạn cần rửa sạch chừng 20g lá chè xanh rồi ngâm chúng trong nước muối pha loãng.
- Bước 2: Vớt lá chè lên và cho vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước trong 5-7 phút thì ngừng.
- Bước 3: Bạn hãy đổ nước chè xanh đã sôi ra chậu, pha thêm với nước sạch mát để tắm cho bé. Trong quá trình tắm lá cho trẻ, các phụ huynh có thể kết hợp massage nhẹ nhàng cho da bé dễ chịu hơn.
Tắm nước lá ngải cứu
Trong các loại lá tắm cho trẻ bị nổi mề đay, ngải cứu là thảo dược được sử dụng thông dụng nhất. Với khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, nước lá ngải cứu sẽ giúp triệu chứng ngứa trên da do bệnh gây ra giảm nhanh chóng. Các bước làm chi tiết như sau:
- Bước 1: Phụ huynh hãy rửa sạch lá ngải cứu và để cho ráo nước.
- Bước 2: Đun sôi lá trong 3 lít nước trong vòng 15 phút. Sau đó bạn hãy cho thêm một ít muối vào nồi nước rồi tắt bếp đi.
- Bước 3: Bạn hãy đổ nước lá ngải cứu ra chậu rồi pha với nước lạnh để tắm cho bé.
Tắm lá tía tô cho bé
Lá tía tô là vị thuốc có khả năng sát khuẩn, tiêu viêm nên sẽ hỗ trợ làm giảm đi các triệu chứng bệnh một cách an toàn. Cách thực hiện chi tiết như sau:
- Bước 1: Phụ huynh hãy chuẩn bị một nắm lá tía tô tươi, rửa sạch và ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút để bụi bẩn ra hết.
- Bước 2: Bạn hãy vớt hết lá ra và cho vào nồi đun sôi với 2 lít nước trong 5 phút thì ngừng.
- Bước 3: Bạn hãy đổ hết nước lá tía tô ra chậu và hòa chung với nước sạch vừa đủ để tắm cho bé.
Lưu ý khi dùng lá tắm cho trẻ bị mề đay
Mặc dù biện pháp chữa mề đay cho trẻ bằng cách dùng lá tắm khá lành tính nhưng da bé vẫn còn mỏng manh nên các bậc huynh cần lưu ý một số vấn đề sau:
Sơ chế các loại lá cẩn thận
Các loại lá tắm chữa nổi mề đay cho bé có nguồn gốc tự nhiên nên có thể chứa nhiều bụi bẩn, côn trùng hoặc vi khuẩn. Do đó bạn hãy chú ý làm sạch chúng cẩn thận bằng cách ngâm với nước muối pha loãng và rửa kỹ càng.
Chú ý tới nhiệt độ nước tắm cho bé
Nhiệt độ nước tắm cho bé cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn khả năng chữa bệnh hiệu quả của các bài thuốc. Nước lá tắm khoảng từ 35 – 38 độ C sẽ là tốt nhất để hạn chế tình trạng kích ứng da trẻ. Nếu nước quá nóng sẽ khiến da bé bị khô lại, mất đi độ pH tự nhiên, thậm chí có thể gây bỏng da. Trường hợp nước quá lạnh có thể khiến bé bị cảm.
Cân nhắc thời gian tắm nước lá cho trẻ
Nhiều người thường nhầm tưởng tắm nước lá cho bé càng lâu càng tốt. Thế nhưng quan niệm này là không có căn cứ. Khi bé bị mề đay hay bất kỳ bệnh ngoài da nào thì bạn chỉ nên tắm cho trẻ trong khoảng 5 – 10 phút. Cố tình tắm quá lâu cho trẻ sẽ khiến da bé mất đi độ ẩm tự nhiên và càng gây ngứa ngáy hơn.
Không nên chà xát quá mạnh khi tắm cho bé
Việc chà xát mạnh trên da khi tắm cho bé sẽ khiến trẻ dễ bị nhiễm trùng và có thể để lại sẹo sâu. Do đó, để bảo vệ làn da mỏng manh của trẻ, các bố các mẹ không nên chà xát quá mạnh khi tắm cho bé.
Như vậy bài viết đã giúp bạn tìm ra câu trả lời cho câu hỏi trẻ bị nổi mề đay bao lâu thì khỏi rồi nhé. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết, các bậc phụ huynh đã có thêm những thông tin bổ ích!
Theo : THP