Suy thận cấp là tình trạng thận ngừng hoạt động đột ngột trong một khoảng thời gian rất ngắn (thường là hai ngày hoặc ít hơn). Bài viết này giúp bạn phân biệt suy thận cấp với suy thận mạn, các triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất
Suy thận cấp là gì
Suy thận cấp là tình trạng xảy ra khi thận đột nhiên không thể lọc các chất thải từ máu. Khi thận mất khả năng lọc, lượng chất thải nguy hiểm có thể tích tụ và các hóa chất trong máu có thể mất cân bằng. Bệnh phát triển nhanh chóng trong 1 đến 2 ngày. Suy thận cấp tính phổ biến nhất ở những người đã nhập viện, đặc biệt ở những người bệnh nặng cần được chăm sóc đặc biệt.
Bệnh thường gặp ở các đối tượng sau:
- Người đang điều trị bệnh nặng trong bệnh viện
- Từ 65 tuổi trở lên
- Bị bệnh thận hoặc các vấn đề khác về thận
- Bị cao huyết áp
- Có một bệnh mãn tính như bệnh tim, bệnh gan, tiểu đường
- Bị bệnh động mạch ngoại biên (một tình trạng khiến máu khó lưu thông đến tay và chân)
Suy thận cấp có thể gây tử vong và cần điều trị tích cực. Tuy nhiên, chức năng thận có thể hồi phục. Nếu bạn có sức khỏe tốt, bạn có thể phục hồi chức năng thận bình thường hoặc gần như bình thường.
Phân biệt suy thận cấp và mạn tính
Các vấn đề về thận có thể phát triển đột ngột (cấp tính) hoặc trong thời gian dài (mãn tính). Nhiều điều kiện, bệnh tật và thuốc có thể tạo ra các tình huống dẫn đến các vấn đề về thận cấp tính và mãn tính. Suy thận cấp tính, được gọi là suy thận cấp, thường hồi phục dễ hơn suy thận mạn tính.
Suy thận cấp thường được gây ra bởi một sự kiện dẫn đến trục trặc hoạt động của thận chẳng hạn như mất nước, mất máu do phẫu thuật, chấn thương hoặc sử dụng thuốc.
Trong khi đó suy thận mạn thường được gây ra bởi một căn bệnh lâu dài như cao huyết áp, tiểu đường gây tổn thương từ từ cho thận và làm giảm chức năng thận theo thời gian
Sự hiện diện hoặc tiếu các triệu chứng có thể giúp bác sĩ xác định liệu suy thận cấp hoặc mạn có mặt hay không. Các triệu chứng chức năng thận giảm như tích tụ chất lỏng hoặc mất cân bằng điện giải nhiều khả năng là bị suy thận cấp bất kể thận đã bị trục trặc bao lâu. Các triệu chứng có thể phản ánh nguyên nhân thực sự của vấn đề thận
Tắc nghẽn trong đường tiết niệu có thể gây đau ở bên hông hoặc lưng dưới (đau sườn), máu trong nước tiểu hoặc giảm lượng nước tiểu. Mất nước có thể gây ra khát nước cực độ; nhẹ đầu hoặc ngất xỉu; mạch yếu, nhanh và các triệu chứng khác
Các triệu chứng của bệnh thận mãn tính có thể không phát triển cho đến khi bệnh đã sang các cấp độ nặng như độ 4, độ 5. Các vấn đề khác có thể phát triển với bệnh thận mãn tính chẳng hạn như thiếu máu và tăng nồng độ phốt pho trong máu (tăng phospho máu), cùng với các biến chứng do suy thận. Những biến chứng này thường không phát triển cho đến khi bệnh thận đã xuất hiện một thời gian.
Triệu chứng suy thận cấp
Ban đầu bạn có thể không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của bệnh. Tuy nhiên vẫn có những dấu hiệu nhất biết bạn có thể theo dõi bao gồm
- Lượng nước tiểu không nhiều
- Sưng ở chân, mắt cá chân hoặc bàn chân
- Cảm thấy mệt mỏi
- Khó thở
- Buồn nôn
- Đau hoặc tức ngực
- Nếu suy thận cấp nặng bạn có thể bị co giật hoặc rơi vào trạng thái hôn mê
Nếu bạn nhất thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong số kể trên thì hãy đi khám ngay lập tức để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và có phương án điều trị kịp thời
Nguyên nhân suy thận cấp
Suy thận cấp thường xảy ra khi thận bị tổn thương đột ngột do các yếu tố sau:
- Lưu lượng máu chảy qua thận không đủ do huyết áp thấp, mất máu, bị tiêu chảy, đau tim, nhiễm trùng, suy gian, sử dụng thuốc chống viêm không steroid, bỏng nặng, mất nước, dị ứng…
- Có chấn thương trực tiếp ở thận như cục máu đông trong thận, viêm cầu thận, lupus, nhiễm trùng, thuốc hóa trị, thuốc kháng sinh, thuốc nhuộm tương phản được sử dụng trong chụp CT, quyets MRI và các xét nghiệm hình ảnh khác, uống nhiều rượu, rối loạn mạch máu…
- Tắc nghẽn trong niệu quản và các ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang do ung thư, huyết khối, sỏi thận, tuyến tiền liệt mở rộng ở nam giới
Suy thận cấp có nguy hiểm không
Các biến chứng tiềm ẩn của suy thận cấp bao gồm:
- Tích tụ chất lỏng ở phổi gây khó thở
- Đau ngực nếu lớp lót bao phủ tim bị viêm
- Yếu cơ khi chất lỏng và chất điện giải mất cân bằng
- Có thể gây mất chức năng thận vĩnh viễn hoặc bệnh thận giai đoạn cuối. Lúc này bệnh nhân phải lọc máu để loại bỏ độc tố hoặc ghép thận
- Tử vong nếu không điều trị kịp thời do chức năng thận bị mất hoàn toàn
Chẩn đoán
- Đo lượng nước tiểu: Đo lượng nước tiểu trong 24 giờ có thể giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây ra suy thận.
- Xét nghiệm nước tiểu xác định các bất thường liên quan đến suy thận
- Xét nghiệm máu xác định nồng độ ure và creatinin
- Xét nghiệm hình ảnh như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính giúp bác sĩ quan sát thận
- Sinh thiết thận
Cách điều trị suy thận cấp
Việc điều trị suy thận cấp phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Hầu hết mọi người cần ở lại bệnh viện điều trị cho đến khi thận phục hồi bình thường. Trong quá trình điều trị, bạn cũng có thể có các phương pháp điều trị để ngăn ngừa các vấn đề có thể khiến thận của bạn khó lành hơn.
Một số phương pháp điều trị có thể bao gồm:
- Chạy thận nhân tạo tạm thời để thực hiện công việc mà thận của bạn nên làm, cho đến khi chúng có thể phục hồi
- Thuốc để kiểm soát lượng vitamin và khoáng chất trong máu
- Phương pháp điều trị để giữ đúng lượng chất lỏng trong máu
- Khi bạn trở về nhà, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện kế hoạch ăn kiêng thân thiện với thận để giúp thận tiếp tục hồi phục
Chăm sóc bệnh nhân suy thận cấp
Suy thận cấp thường khó dự đoán hoặc phòng ngừa. Nhưng bạn có thể giảm nguy cơ bằng cách chăm sóc thận nhờ thực hiện các công việc sau:
- Chú ý đến nhãn khi dùng thuốc giảm đau không kê đơn. Uống quá nhiều một số loại thuốc giảm đau có thể làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng thận. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn bị bệnh thận từ trước, bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao.
- Chế độ ăn cần đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế ăn nhiều muối, đồ ăn chế biến sẵn, chất béo…
- Không uống bia rượu, cà phê, hút thuốc lá…
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên