Nước dừa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh lý. Tuy nhiên, những bệnh thuộc thể hàn như thấp khớp, huyết áp thấp… lại nên kiêng loại nước uống này. Để biết bệnh trĩ có nên uống nước dừa không, mời bạn tìm hiểu qua bài viết!
Lợi ích của nước dừa với sức khỏe
Nước dừa không chỉ là đồ uống giải khát ngon mát mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong đó, một số công dụng tuyệt vời của nước dừa có thể kể đến gồm:
- Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể: Trong nước dừa có chứa nhiều nhiều dưỡng chất như protein, chất xơ, vitamin C, mangan, magie, kali, canxi, natri… Vì vậy, mỗi ngày bạn chỉ cần bổ sung khoảng 500ml nước dừa có thể duy trì hoạt động cả ngày và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể hiệu quả.
- Tăng cường chất chống oxy hóa: Nước dừa giúp chống oxy hóa, làm thay đổi gốc tự do do đó cải thiện stress hiệu quả, giảm nguy cơ gây hại của các gốc tự do đến sức khỏe.
- Giảm lượng đường trong máu: Nước dừa tốt cho người bệnh tiểu đường nhờ kiểm soát tốt nồng độ hemoglobin A1c trong máu. Ngoài ra, trong nước dừa còn chứa lượng magie dồi dào giúp tăng độ nhạy của insulin tốt.
Bên cạnh các tác dụng trên, nước dừa còn giúp ngăn bệnh sỏi thận, tốt cho tim mạch, giảm cholesterol, hạ huyết áp hiệu quả. Tuy nhiên liệu nước dừa có tốt cho người bệnh trĩ hay không? Phần dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời rõ ràng nhất!
Bệnh trĩ có nên uống nước dừa không?
Nước dừa mang lại nhiều lợi ích tích cực với sức khỏe như tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về tiểu đường, tiết niệu, tim mạch… Tuy nhiên, các chuyên gia không khuyến khích người bệnh trĩ uống nước dừa.
Đặc biệt ở những người trĩ nặng (độ 3, độ 4) thì càng không nên dùng nước dừa. Sở dĩ như vậy bởi loại nước uống này có thể làm tăng nguy cơ sưng viêm và chảy máu ở búi trĩ cao hơn.
Ngoài ra, nước dừa khi hấp thu vào cơ thể còn làm mềm yếu các gân cơ, khiến các gân cơ vùng hậu môn bị trùng giãn, giảm khả năng đàn hồi và làm tình trạng búi trĩ sa ra ngoài nhanh hơn.
Nước dừa có thể gây đầy bụng, buồn nôn, khó tiêu ở những người đang gặp tổn thương đại tràng. Trong đông y, nước dừa có tính hàn, tăng nguy cơ táo bón, tăng áp lực tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng. Vì vậy, uống nước dừa nhiều có thể khiến bệnh trĩ trầm trọng hơn.
Những người bị bệnh trĩ kết hợp với một số triệu chứng sau không nên uống nước dừa:
- Người bị bệnh trĩ kèm theo huyết áp thấp: Bởi nước dừa vừa hạ đường huyết vừa tăng nguy cơ táo bón không tốt cho người bệnh trĩ.
- Người bị bệnh trĩ cấp độ 3,4: Ở những cấp độ này người bệnh thường khó tiêu, dễ bị tiêu chảy, chân tay lạnh. Việc bệnh nhân uống nước dừa càng làm trầm trọng hơn các triệu chứng.
Mặc dù nước dừa không tốt cho người bệnh trĩ, nhưng điều này không có nghĩa là người bệnh trĩ cần kiêng hoàn toàn loại nước uống này. Thay vào đó, nếu bạn không thuộc hai nhóm bệnh trĩ trên vẫn có thể uống với liều lượng vừa phải và lắng nghe tư vấn của bác sĩ. Ngoài ra, việc bổ sung chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt cũng cần thiết để bệnh thuyên giảm nhanh.
Bệnh trĩ không nên uống nước gì?
Khi bị trĩ, người bệnh không nên tự tiện ăn uống thực phẩm không tốt cho sức khỏe vì có thể làm triệu chứng nghiêm trọng hơn. Ngoài nước dừa ra, người bệnh trĩ nên hạn chế uống một số loại nước sau:
- Nước ngọt có ga: Nước ngọt có ga nhiều đường có nguy cơ tăng cân nặng gây áp lực lên hậu môn. Thêm vào đó, uống nước ngọt có ga gây cản trở hấp thu chất dinh dưỡng có trong thức ăn tăng nguy cơ mắc táo bón. Vì vậy, người bệnh trĩ nên hạn chế uống loại nước này.
- Trà đặc, cà phê: Trong cà phê và trà có chứa chất caffein có thể dẫn đến bệnh trĩ tiến triển nặng hơn.
- Rượu bia: Trong rượu bia có chứa chất cồn kích thích tiểu nhiều lần, cơ thể mất nước, phân khô hơn. Ngoài ra, nước uống này còn gây ngứa và nóng rát vùng hậu môn.
Bệnh trĩ nên uống nước gì?
Cách giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ là hạn chế táo bón. Do đó, người bệnh nên bổ sung những thực phẩm, nước uống giàu chất xơ. Dưới đây là một số loại nước tốt cho bệnh nhân trĩ:
- Nước lọc: Nước lọc là cần thiết cho hoạt động hàng ngày của cơ thể. Đặc biệt, với người bệnh trĩ bổ sung đủ 2 lít nước lọc mỗi ngày còn giúp hạn chế nguy cơ táo bón cao.
- Nước ép các loại rau xanh: Nước ép từ các loại rau xanh có hàm lượng chất xơ lớn, nhuận tràng hiệu quả. Vì vậy, loại nước uống này rất tốt cho quá trình tiêu hóa của người bệnh trĩ.
- Nước ép từ các loại rau xanh rất tốt cho người bệnh trĩ
- Nước canh: Nếu không sử dụng rau xanh để ép nước uống thì bạn cũng có thể sử dụng nước nấu canh hạn chế nguy cơ táo bón.
- Nước ép cà rốt: Cà rốt là loại củ chứa nhiều vitamin A, C, chất xơ và khoáng chất. Vì vậy, loại nước ép này rất tốt cho người bệnh trĩ bị táo bón.
- Nước ép quả anh đào: Trong quả anh đào có chứa lượng lớn các chất như anthocyanin và proanthocyanidin giúp tăng cường máu đến các tĩnh mạch trĩ giảm sưng đau hiệu quả.
- Nước ép quả đu đủ: Theo các nghiên cứu khoa học, trong quả đu đủ chứa nhiều hoạt chất papain – loại enzym giúp tiêu hóa protein, làm mềm thức ăn dạ dày. Vì vậy, nước ép này giúp giảm nguy cơ táo bón và đau rát do bệnh trĩ gây nên.
- Nước ép cam chuối: Loại nước ép này giúp tăng cường dưỡng chất, chất xơ, tăng cường chức năng mô, hạn chế táo bón vì vậy rất tốt cho người bệnh trĩ.
Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh trĩ có nên uống nước dừa không. Tốt nhất bệnh nhân trĩ nên thay thế nước dừa bằng nước ép, nước lọc… Ngoài ra, người bệnh muốn điều trị trĩ hiệu quả, cần kết hợp chế độ ăn uống và luyện tập khoa học với các bài thuốc theo chỉ định.