Sau mổ trĩ bị đi ngoài ra máu là tình trạng khiến không ít bệnh nhân gặp phải hoang mang và lo lắng. Liệu rằng đây có phải là dấu hiệu của biến chứng hậu phẫu nguy hiểm nào hay không? Bạn đọc hãy cùng với bài viết dưới đây đi tìm câu trả lời nhé!
Tại sao sau mổ trĩ bị đi ngoài ra máu
Trĩ là tình trạng căng giãn quá mức của các tĩnh mạch nằm bên dưới lớp niêm mạc hậu môn hay trực tràng. Ban đầu, kích thước của búi trĩ chỉ tương đương hạt đậu nhưng nếu người bệnh không có chế độ chăm sóc và điều trị kịp thời, chúng có thể phát triển lớn hơn so với lúc đầu nhiều lần, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa.
Bệnh trĩ nếu ở mức độ nhẹ có thể sử dụng một số loại thuốc uống, thuốc bôi ngoài hoặc thuốc đại trực tràng. Tuy nhiên, nếu kích cỡ của búi trĩ trở nên quá to và mất đi khả năng tự co thì người bệnh sẽ cần đến sự can thiệp của phẫu thuật. Đa phần phương pháp phẫu thuật ở Việt Nam hiện nay là cắt trĩ và thắt dây cao su.
Hầu hết các bệnh nhân sau khi mổ trĩ có thể bắt đầu trở lại sinh hoạt bình thường trong khoảng thời gian một tuần. Đối với một số trường hợp, người bệnh có thể gặp phải tình trạng đau đớn ở hậu môn khi đi đại tiện hoặc sau mổ trĩ bị đi ngoài ra máu. Theo các bác sĩ, những vấn đề trên có thể là do các nguyên nhân sau:
- Chế độ dinh dưỡng hậu phẫu không khoa học: Nhiều người bệnh sau mổ trĩ bị đi ngoài ra máu cho rằng bản thân đã hoàn toàn hồi phục và tiêu thụ bất kỳ loại thực phẩm nào theo sở thích. Thế nhưng, điều này rất dễ dẫn đến nguy cơ thiếu hụt các chất xơ hòa tan và chất lỏng, khiến phân thải ra cứng hơn hay tồi tệ hơn là chứng táo bón kéo dài. Kết quả là tình trạng chảy máu xảy ra.
- Lựa chọn cơ sở y tế không chuyên: Phẫu thuật loại bỏ trĩ là một trong những thủ tục phức tạp, yêu cầu bác sĩ thực hiện có đầy đủ chuyên môn cũng như kinh nghiệm. Nếu người bệnh lựa chọn các cơ sở y tế không chuyên với bác sĩ tay nghề còn non trẻ thì sau khi mổ trĩ, người bệnh rất dễ gặp tình trạng chảy máu do vết cắt không đạt chuẩn. Không những vậy còn gia tăng nguy cơ biến chứng hậu phẫu như xuất huyết, nhiễm trùng hay tái phát bệnh.
- Rối loạn chức năng đông máu: Nếu bệnh nhân vốn có tiền sử một số bệnh mãn tính như tiểu đường, huyết áp cao,…thì chức năng đông máu sẽ bị suy giảm, dẫn đến tình trạng máu loãng hơn. Chính điều này khiến vết mổ trĩ mất thời gian lành lại lâu hơn, kéo theo đó là tình trạng chảy máu kéo dài, nhất là sau khi người bệnh đi đại tiện.
- Do tác dụng phụ của thuốc: Trước khi phẫu thuật, các bác sĩ thường tiêm cho người bệnh một số các loại thuốc mê y tế. Sau khi mổ trĩ, họ cũng thường kê thêm thuốc giảm đau hoặc chống viêm nhiễm. Những loại dược phẩm này có thể khiến cơ thể phản ứng và phát sinh tác dụng ngoài mong muốn như gây táo bón dẫn đến chảy máu hậu môn – trực tràng.
- Vận động mạnh sau khi phẫu thuật: Đối với các bệnh nhân lựa chọn hình thức mổ trĩ dạng đóng, nghĩa là các bác sĩ sẽ khâu lại vết cắt sau phẫu thuật thì cần hạn chế vận động mạnh. Bởi vì vận động mạnh có thể ảnh hưởng đến vết khâu, làm bung chỉ khiến tình trạng chảy máu xảy ra.
Sau phẫu thuật trĩ đi ngoài ra máu có sao không?
Tình trạng chảy máu sau khi mổ trĩ khiến nhiều người bệnh lo lắng liệu có tiềm ẩn những nguy hiểm nào cho sức khỏe hay không. Theo các chuyên gia y tế, hiện tượng chảy máu hậu phẫu không phải là trường hợp hiếm gặp ở bệnh nhân trĩ. Người bệnh có thể thấy máu dính trong quần lót, trên bồn cầu, đặc biệt khi đi đại tiện trong khoảng thời gian 48 đến 72 giờ sau khi mổ trĩ.
Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý theo dõi lượng máu xuất hiện trong giai đoạn này. Nếu chỉ là những vệt máu lẫn trong chất nhầy trong suốt tiết ra từ hậu môn thì người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm vì đó không phải vấn đề nguy hiểm. Nhưng nếu tình trạng chảy máu diễn ra lâu dài (trên 7 ngày) và với số lượng cùng tần suất dày đặc thì bệnh nhân nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay. Bởi vì có khả năng đây là những biến chứng xuất huyết sau phẫu thuật loại bỏ búi trĩ.
Đi ngoài ra máu sau khi cắt trĩ phải làm sao
Người bệnh nếu gặp phải tình trạng sau mổ trĩ bị đi ngoài ra máu cần chú ý một số các vấn đề dưới đây:
- Sử dụng các loại thuốc làm mềm phân: Chất lượng phân thải ra ảnh hưởng rất lớn đến sự hồi phục sau phẫu thuật cắt trĩ. Bên cạnh đó, nó cũng giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ đi ngoài ra máu ở người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý mua thuốc làm mềm phân về sử dụng mà cần có sự cho phép của bác sĩ điều trị. Một số loại thuốc mềm phân phổ biến: Docusate, đoecyl, laxative,…
- Vệ sinh hậu môn sau khi đi tiêu: Việc vệ sinh hậu môn sau khi đi tiêu bằng cách ngâm rửa với nước ấm pha với muối biển có thể giúp loại bỏ vi khuẩn, giảm tình trạng viêm sưng và cầm máu hiệu quả. Người bệnh cũng nên tránh sử dụng giấy vệ sinh khi đi đại tiện, thay vào đó nên rửa sạch bằng nước và xà phòng diệt khuẩn.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bệnh trĩ vốn là vấn đề liên quan đến hệ thống tiêu hóa, vì vậy người bệnh cần xây dựng cho bản thân một thực đơn bổ sung đầy đủ rau xanh, trái cây tươi và các loại thịt trắng. Người bệnh cũng nên thay thế các loại ngũ cốc tinh chế bằng các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch hay gạo lứt vì chúng rất giàu chất xơ hòa tan. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng khuyến khích bệnh nhân uống đủ nước và tránh xa chất cồn, đồ ăn cay nóng, dầu mỡ.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp được phần nào những vấn đề thắc mắc xung quanh chủ đề “Sau mổ trĩ bị đi ngoài ra máu”. Để đảm bảo sức khỏe hồi phục nhanh chóng nhất, người bệnh hậu phẫu thuật nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và chất xơ, uống đủ nước cũng như tăng cường vận động thể chất và giữ cho tâm lý luôn thoải mái.