Các triệu chứng phổi bị viêm ở trẻ thường dễ bị nhầm lẫn với cảm cúm thông thường. Vậy cách nhận biết trẻ sơ sinh bị viêm phổi như thế nào để có biện pháp điều trị kịp thời, tránh biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Cách nhận biết trẻ sơ sinh bị viêm phổi
Viêm phổi ở trẻ sơ sinh là một bệnh nhiễm trùng trong phổi. Bệnh còn được gọi là nhiễm trùng đường hô hấp dưới vì nó xảy ra sâu trong phổi. Hầu hết các trường hợp đều do virus gây ra. Rất ít trường hợp do vi khuẩn và thường xảy ra sau khi bị cảm cúm.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh có thể rất khác nhau ở mỗi trẻ. Các biểu hiện có thể gần giống với cảm lạnh hoặc các triệu chứng của bệnh về đường hô hấp trên khác. Cha mẹ có thể dựa vào các triệu chứng sau để nhận biết trẻ sơ sinh bị viêm phổi hay không.
Sốt cao
Hầu hết các trường hợp viêm phổi ở trẻ sơ sinh đều gây nên triệu chứng sốt cao, thường là khoảng 39 độ C. Tuy nhiên có nhiều trường hợp trẻ sơ sinh trên 3 tháng tuổi sốt 39 độ C nhưng không phải bị bệnh phổi mà là do một số bệnh khác gây nên.
Trẻ bị viêm do vi khuẩn thường bị bệnh khá nhanh và bắt đầu sốt cao đột ngột và đặc biệt thở nhanh.
Tình trạng sốt cao chỉ là một trong những dấu hiệu nhận biết ban đầu, nếu chỉ dựa vào triệu chứng này thì chưa thể khẳng định chính xác bé bị bệnh. Cha mẹ cần quan sát và nhận biết thông qua một số triệu chứng khác nữa để quyết định xem có nên đưa trẻ đi khám hay không.
Trẻ ủ rũ, mệt mỏi
Trẻ sơ sinh bị viêm phổi khiến hoạt động của phổi bị ảnh hưởng không nhỏ. Trẻ sẽ cần nhiều năng lượng hơn để phục vụ cho quá trình hít thở để cung cấp lượng oxy cần thiết cho cơ thể. Vì năng lượng cần tiêu hao nhiều nên trẻ sẽ trở nên mệt mỏi, ủ rũ, không linh hoạt như thường ngày. Trẻ sẽ bị buồn ngủ liên tục, không muốn hoạt động, nằm li bì cả ngày.
Ho
Trẻ bị bệnhi sẽ tăng tiết dịch nhầy trong khoang phổi. Khi bị tình trạng này thì cơ thể sẽ tăng phản xạ ho để loại bỏ đờm, chất nhầy ra khỏi đường hô hấp để khơi thông giúp thở dễ dàng hơn
Cách nhận biết trẻ sơ sinh bị viêm phổi dựa vào triệu chứng ho như sau: Triệu chứng ho khan sẽ xuất hiện vào giai đoạn đầu của bệnh sau đó chuyển sang ho có đờm. Mới đầu, đờm có màu trắng đục sau đó chuyển dần sang màu xanh, vàng.
Ngoài phản ứng ho thì dịch nhầy cũng có thể được loại bỏ ra bên ngoài cơ thể thông qua xoang mũi. Hiện tượng này khiến trẻ sơ sinh bị sổ mũi.
Khó thở
Khi bị bệnh, phổi của trẻ sơ sinh sẽ giảm hiệu suất hoạt động nên trẻ cần phải thở gấp hơn bình thường để nạp đủ lượng oxy cần thiết cho cơ thể. Lúc này trẻ sẽ bị khó thở, thở nhanh, thở gấp. Không chỉ phần lồng ngực phập phồng mà cả phần bụng cũng co bóp để lấy được lượng oxy nhiều hơn.
Trẻ bị viêm do virus có thể sẽ có các triệu chứng xuất hiện dần dần và ít nghiêm trọng hơn, nhưng thở khò khè có thể phổ biến hơn trong viêm do virus.
Trẻ quấy khóc do đau bụng, tức ngực
Do vùng bụng phải co hóp, hoạt động nhiều hơn đồng thời phổi cũng phải tăng cường hoạt động để lưu thông khí cho cơ thể dẫn đến trẻ bị đau bụng, tức ngực khó chịu. Đây cũng là một trong những cách nhận biết trẻ sơ sinh bị viêm phổi cha mẹ cần lưu ý.
Khi nào cần đến bác sĩ?
Gọi cho bác sĩ ngay nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng của bệnh như
- Thở nhanh, thở gấp
- Môi và da đổi màu xanh, xám
- Sốt trên 38 độ C
Cách chính xác để biết trẻ sơ sinh có bị viêm phổi hay không?
Ngoài những cách nhận biết trẻ sơ sinh bị viêm phổi thông qua các triệu chứng bên ngoài kể trên thì các bậc phụ huynh cần đưa con em mình đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để chẩn đoán chính xác bệnh.
Kỹ thuật được sử dụng để chẩn đoán ở trẻ sơ sinh là chụp x-quang ngực, xét nghiệm máu và có thể cấy vi khuẩn của chất nhầy.
Hướng điều trị viêm phổi ở trẻ sơ sinh
Điều trị viêm phổi ở trẻ sơ sinh có thể được thực hiện bằng cách uống thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh và tình trạng sức khỏe của trẻ. Bệnh thường khỏi trong vòng 2 tuần. Ngoài ra bác sĩ cũng có thể chỉ định một số biện pháp chăm sóc tại nhà như:
- Vệ sinh đường hô hấp cho trẻ bằng nước muối sinh lý
- Cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ để tăng cường sức đề kháng
- Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, mặc quần áo phù hợp với tình hình thời tiết cho trẻ
- Vỗ lồng ngực cho bé để bài tiết đờm hiệu quả hơn
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, giữ phòng luôn thoáng mát để tránh viêm nhiễm nặng hơn
Trẻ cần nhập viện điều trị nếu bị viêm phổi ho gà hoặc viêm do vi khuẩn khác gây sốt cao và suy hô hấp. Các trường hợp khác cần nhập viện bao gồm:
- Cần bổ sung thêm oxy
- Bị nhiễm trùng phổi đã lan đến máu
- Mắc các bệnh mãn tính ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch
- Nôn nhiều đến mức không thể uống thuốc qua đường miệng
- Tình trạng bệnh tái phát nhiều lần
Cách phòng ngừa viêm phổi ở trẻ sơ sinh
Biện pháp phòng ngừa tốt nhất là tiêm phòng vacxin phế cầu khuẩn. Mục đích của vắc-xin là để tạo ra các kháng thể cụ thể trong cơ thể. Đó là, một khả năng miễn dịch tích cực, là loại miễn dịch tương tự có được khi mắc bệnh.
Một số cách phòng bệnh khác bao gồm:
- Điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp
- Che chắn kỹ khi ho, hắt hơi
- Vệ sinh sạch sẽ, tránh lây lan
- Không hút thuốc lá hoặc đun nấu trong phòng trẻ nằm
- Cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh ra đến khi 2 tuổi để sức đề kháng của trẻ phát triển toàn diện
Trên đây là các cách nhận biết trẻ sơ sinh bị viêm phổi. Khi nhận thấy bé nhà mình có những biểu hiện như trên thì hãy đưa trẻ đi khám sớm để được điều trị đúng cách. Ngoài ra cha mẹ cũng cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa để hạn chế thấp nhất nguy cơ bé bị các bệnh về đường hô hấp.