Búi trĩ lòi ra nhưng không đau không phải là tình trạng hiếm gặp. Thế nhưng, tình trạng này vẫn khiến nhiều người bệnh lo sợ có thể mang lại những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Phải làm sao để đối phó với vấn đề trên một cách hiệu quả nhất? Bạn đọc hãy cùng đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây.
Búi trĩ lòi ra nhưng không đau là bị gì?
Búi trĩ thường được hình thành khi các tĩnh mạch ở hậu môn hoặc trực tràng bị căng giãn quá mức, dẫn đến hiện tượng phình to và khiến lớp niêm mạc bị sưng phồng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, những búi trĩ vốn tồn tại bên trọng trực tràng mà mắt thường khó có thể nhìn thấy sẽ sa xuống và thò ra ngoài qua lỗ hậu môn. Tình trạng này được gọi là búi trĩ lòi ra nhưng không đau.
Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này thường là do chứng táo bón kéo dài lâu ngày, chế độ dinh dưỡng thiếu rau xanh, không uống đủ nước hoặc cơ sàn chậu yếu. Theo nhiều báo cáo, sa trĩ nhưng không đau xuất hiện phổ biến hơn ở người trẻ tuổi, đặc biệt là các trường hợp làm việc văn phòng phải ngồi nhiều, ngồi lâu.
Tình trạng này rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh sa trực tràng. Bởi vì sa trực tràng giai đoạn đầu cũng có thể khiến lớp niêm mạc ở khu vực này bị lòi ra bên ngoài qua cửa hậu và thường không đem lại cảm giác khó chịu gì. Chính vì thế, để chẩn đoán chính xác cũng như ở phác đồ điều trị hiệu quả, ngay khi phát hiện búi trĩ lòi ra, người bệnh cần ngay lập tức đi thăm khám.
Búi trĩ lòi ra nhưng không đau vẫn có thể khiến vùng hậu môn ngứa ngáy, khó chịu, chảy dịch nhầy hoặc đôi khi là máu tươi khi đi đại tiện. Tình trạng này còn phản ánh bệnh trĩ nội đã ở giai đoạn khá nghiêm trọng. Nếu không điều trị dứt điểm, búi trĩ sẽ mất đi khả năng tự co lại và bệnh nhân lúc này bắt buộc phải nhờ đến sự can thiệp của phẫu thuật ngoại khoa.
Búi trĩ lòi ra ngoài nhưng không đau có nguy hiểm không?
Dù búi trĩ sa nhưng không mang lại cảm giác đau là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở những người bị bệnh trĩ nội nhưng nếu không được điều trị kịp thời, vấn đề này có thể dẫn đến những biến chứng nguy hại như:
- Nhiễm trùng: Hậu môn vốn là nơi đảm nhận nhiệm vụ đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể, vì thế khu vực tiềm ẩn nhiều loại vi khuẩn gây hại. Búi trĩ sa có thể bị nhiễm trùng trong quá trình người bệnh đi đại tiện, dẫn đến viêm sưng hoặc ngứa ngáy hậu môn. Riêng đối với nữ giới, hậu môn gần với âm hộ nên nhiễm trùng có thể “tấn công” cả “cô bé”.
- Chảy máu: Chảy máu là một trong những biến chứng phổ biến nhất của tình trạng búi trĩ lòi ra nhưng không đau. Lượng máu chảy ra mỗi lần đi tiêu cũng không hề ít, kèm theo đó là những chất dịch nhầy từ đại tràng. Về lâu dài, chảy máu còn có khả năng dẫn đến hiện tượng thiếu máu cục bộ với biểu hiện đặc trưng là mệt mỏi, xanh xao, chóng mặt và hay thở gấp.
- Nghẹt búi trĩ: Búi trĩ lòi ra nhưng không đau không chỉ gây cản trở cho quá trình đại tiện mà còn khiến lượng máu lưu thông đến chính búi trĩ bị gián đoạn. Nếu tình trạng này không được giải quyết kịp thời, nguồn dinh dưỡng đến nuôi búi trĩ bị thiếu hụt, dẫn đến khả năng hoại tử rất nguy hiểm.
Búi trĩ lòi ra nhưng không đau phải làm sao?
Khi búi trĩ lòi ra ngoài tức là tình trạng bệnh đã ở giai đoạn trĩ nội độ 2, 3 hoặc 4. Người bệnh cần được thăm khám tại các bệnh viện chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh cũng như chỉ định dùng thuốc hay biện pháp điều trị hợp lý nhất.
Với những trường hợp búi trĩ vẫn có thể tự co, người bệnh có thể áp dụng những phương pháp sau:
- Thuốc Tây y: Các bác sĩ thường kê đơn hai loại thuốc, gồm có: Thuốc làm mềm phân đường uống (Sorbitol, Duphalac, Laevolac,..) và thuốc bôi tại chỗ (Proctolog, Hemoclin, Titanoreine,..). Để phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm, bác sĩ cũng khuyến khích người bệnh sử dụng thêm thuốc kháng sinh liệu nhẹ (amoxicillin, tetracyclin,…) và các thuốc chống viêm NSAIDs (naproxen, acetaminophen,..)
- Thuốc Đông y: Nếu bệnh nhân là người dễ mẫn cảm với các hoạt chất hóa học trong thuốc Tây thì thuốc Đông y cũng là một lựa chọn đáng thử để khắc phục tình trạng búi trĩ lòi ra nhưng không đau. Thông thường, các bài thuốc thảo dược thường được dùng dưới dạng ngâm rửa hậu môn để kích thích búi trĩ tự co. Ví dụ: Bài thuốc Trung Ích Khí gồm các dược liệu: Sài hồ, thăng ma, đẳng sâm, quy đầu, hoàng kỳ, chích thảo, bạch truật, kê huyết đằng và trần bì.
- Các biện pháp chăm sóc tại nhà: Bên cạnh việc sử dụng thuốc, việc chăm sóc cũng rất cần thiết vì nó giúp người bệnh tránh được nguy cơ viêm nhiễm ở búi trĩ. Ví dụ: Ngâm hậu môn bằng nước muối epsom, ăn nhiều rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt, uống nhiều nước, không rặn khi đi ngoài, đi bộ thường xuyên,….
Còn đối với các trường hợp búi trĩ sa không còn khả năng tự co, thậm chí dùng đầu ngón tay đẩy vào bên trong cũng không hiệu quả, người bệnh cần có sự can thiệp của các biện pháp ngoại khoa. Ví dụ như:
- Thắt dây cao su: Thủ tục thắt dây cao su là một trong những biện pháp ngoại khoa điều trị búi trĩ lòi ra nhưng không đau phổ biến nhất. Các bác sĩ sẽ sử dụng một thiết bị chuyên dụng để thắt dây cao su vào phần đầu của búi trĩ. Việc này khiến máu không thể lưu thông đến nuôi dưỡng búi trĩ, kết quả là nó teo lại và tự rụng.
- Liệu pháp gây xơ cứng: Với biện pháp này, các bác sĩ sẽ tiêm vào phần tĩnh mạch đã co giãn ở trực tràng một loại thuốc đặc biệt khiến chúng bị xơ cứng và mất khả năng nuôi dưỡng các búi trĩ.
- Phẫu thuật cắt bỏ: Phẫu thuật cắt bỏ trĩ sa thường được lựa chọn khi các biện pháp còn lại không thể phát huy tác dụng hoặc trĩ tái phát nhiều lần. Phẫu thuật thường mất nhiều thời gian hồi phục cũng như yêu cầu nghiêm ngặt quy trình chăm sóc sau đó để tránh nhiễm trùng.
Bài viết trên đay hy vọng đã giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin cần thiết liên quan đến chủ đề “Búi trĩ lòi ra nhưng không đau”. Bệnh trĩ thông thường không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại có khả năng ảnh hưởng xấu đến hoạt động sinh hoạt thường ngày. Chính vì vậy, bạn cần phòng tránh bệnh bằng cách bổ sung thêm nhiều rau xanh, chất lỏng và tăng cường luyện tập thể dục thể thao.