Búi trĩ hình thành báo hiệu các tĩnh mạch quanh trực tràng căng giãn quá mức gây sưng và thường gây ra bởi bệnh trĩ. Để hiểu rõ hơn về trường hợp sa búi trĩ nguy hiểm không và cách làm co nhanh, mời bạn tìm hiểu chi tiết qua bài viết!
Búi trĩ là gì?
Búi trĩ xuất hiện khi tĩnh mạch quanh trực tràng dưới hoặc hậu môn sưng lên, là dấu hiệu nhận biết của bệnh trĩ. Búi trĩ càng to càng gây đau đớn, chảy máu ở khu vực hậu môn. Búi trĩ có nhiều loại khác nhau phụ thuộc vào vị trí ảnh hưởng:
- Búi trĩ ở trĩ nội: Trĩ nội hình thành khu vực trong của ống trực tràng. Khi búi trĩ ở trĩ nội phát triển, kích thước lớn và phình to sẽ bị đẩy ra khỏi hậu môn. Trường hợp búi trĩ bị đẩy ra còn được gọi là sa búi trĩ.
- Búi trĩ ở trĩ ngoại: Trĩ ngoại hình thành bên ngoài hậu môn. Khi búi trĩ ở trĩ ngoại phát triển cũng có thể phình ra khỏi hậu môn, tuy nhiên không được gọi là sa búi trĩ.
Sa búi trĩ (lòi búi trĩ) không phải là tình trạng nguy hiểm nhưng có thể gây chảy máu, đau rát, khó chịu cho người bệnh. Bên cạnh đó, người bị sa búi trĩ khó khăn khi đi đại tiện, ngồi hoặc đi lại. Tình trạng này có thể cải thiện bằng cách chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên nếu không phát hiện kịp thời người bệnh thường phải thực hiện điều trị nội khoa, phẫu thuật ngăn ngừa ảnh hưởng, biến chứng.
Nhận biết tình trạng sa búi trĩ
Khi búi trĩ mới hình thành nếu người bệnh ăn uống và sinh hoạt hợp lý có thể tự co lại. Tuy nhiên, khi nó hình thành ở trĩ nội độ 3 hoặc độ 4 có thể nhô ra bên ngoài thì khó để co lại nhanh. Người bệnh có thể nhận biết triệu chứng sa búi trĩ qua các dấu hiệu phổ biến sau:
Cục u xuất hiện ở hậu môn: Khi lau hậu môn, người bệnh cảm nhận khối u nhỏ hoặc vết sưng ở hậu môn, chạm vào gây đau. Đây là dấu hiệu phổ biến nhất nhận biết sa búi trĩ.
Chảy máu: Khi búi trĩ có kích thước lớn, tác động đến hậu môn có thể dẫn đến đi ngoài ra máu. Máu thường có màu đỏ tươi, chứa nhiều chất nhầy khác so với máu do chảy máu đường ruột có màu đen sẫm.
Ngứa rát hậu môn: Tình trạng sa trĩ gây ngứa rát vùng da quanh hậu môn. Ngoài ra người bệnh thường cảm thấy khó chịu khi đi đại tiện hoặc ngồi quá lâu.
Nhận biết cấp độ sa búi trĩ
Ngoài việc nhận biết qua dấu hiệu, người bệnh có thể nhận biết tình trạng bệnh qua cấp độ phụ thuộc vào độ nhô ra của búi trĩ:
- Cấp độ 1: Búi trĩ hình thành trong ống hậu môn nhưng không nhô ra ngoài. Khi đi đại tiện, người bệnh có thể bị chảy máu.
- Cấp độ 2: Khi đi đại tiện, búi trĩ nhô ra khỏi hậu môn tuy nhiên có thể co lại vào bên trong ngay sau đó.
- Cấp độ 3: Sa búi trĩ khi đi đại tiện và không thể tự co lại vào trong. Người bệnh phải dùng tay để đẩy vào.
- Cấp độ 4: Búi trĩ sa hẳn ra ngoài hậu môn, người bệnh không thể đẩy vào bên trong. Ở cấp độ này, người bệnh có thể bị tắc nghẽn hậu môn.
Sa búi trĩ có nguy hiểm không?
Sa búi trĩ nếu điều trị sớm, đúng cách thường không gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Trường hợp khi búi trĩ sa ra ngoài có thể dẫn đến sưng nghiêm trọng và cản trở nhu động ruột của người bệnh. Tình trạng này khiến máu ở các mô khu vực hậu môn bị cản trở và khó lưu thông. Nếu để lâu dài, bệnh có thể gây nên một số biến chứng nguy hiểm như:
Sa nghẹt búi trĩ
Tình trạng thường gặp ở người bệnh, xảy ra do búi trĩ bị sa ra ngoài và mắc lại ở vùng hậu môn, cản trở lưu thông máu. Tình trạng này khiến người bệnh đau đớn khi đi đại tiện, vận động, nguy cơ tắc tĩnh mạch cao.
Nhiễm trùng máu, thiếu máu
Khi sa búi trĩ thường kèm theo hiện tượng chảy máu. Khi chảy máu kéo dài có thể khiến người bệnh bị nhiễm trùng máu hoặc thiếu máu khiến người bệnh mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt.
Chức năng hậu môn rối loạn
Hậu môn đóng vai trò thải chất độc ra bên ngoài thông qua quá trình đại tiện. Tuy nhiên khi bị sa búi trĩ, hậu môn bị ảnh hưởng dẫn đến chức năng đại tiện khó khăn, không kiểm soát được việc đi đại tiện.
Viêm nhiễm, bội nhiễm
Búi trĩ bị sa ra ngoài nếu không được điều trị, vệ sinh sạch có thể dẫn đến viêm nhiễm hoặc bội nhiễm. Kéo theo viêm nhiễm phụ khoa, nam khoa.
Búi trĩ bị sưng phải làm sao?
Tình trạng sa búi trĩ nếu phát hiện sớm có thể tự cải thiện thông qua các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên khi trường hợp bệnh nặng thường được can thiệp nội khoa, phẫu thuật. Một số cách dưới đây giúp búi trĩ co lên nhanh:
Chú ý khi chăm sóc tại nhà
Trường hợp sa búi trĩ không nghiêm trọng, không đau đớn, người bệnh có thể làm co nhanh tại nhà. Một số biện pháp sau giúp giảm sưng, giảm đau, cải thiện chứng sa trĩ:
- Ngâm mình trong nước ấm giúp giảm sưng, chống viêm, giảm đau
- Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ sau khi đi đại tiện bằng khăn ấm hoặc khăn dành cho trẻ em. Chú ý chọn sản phẩm không mùi hương, không hóa chất.
- Dùng túi nước đá chườm lạnh khoảng 10 phút để giảm viêm, sưng.
- Thay đổi tư thế đại tiện như nâng đầu gối cao bằng hông, đặt chân lên ghế thấp để giúp búi trĩ co nhanh hơn.
- Thay đổi tư thế khi ngồi làm việc, nên ngồi lên bề mặt mềm.
- Bổ sung nhiều rau xanh, hạn chế thực phẩm dầu mỡ, cay nóng
Điều trị y tế
Khi sa búi trĩ không thuyên giảm, gây chảy máu, đau đớn, người bệnh nên thăm khám và điều trị y tế. Một số phương pháp phổ biến gồm:
- Dây cao su thắt quanh búi trĩ: Bác sĩ dùng dây cao su nhằm cắt đứt lưu lượng máu đến búi trĩ. Sau đó, nó có thể tự rơi ra trong vòng 7-10 ngày.
- Tiêm hóa chất: Tiêm các loại hóa chất đặc thù giúp co các mạch máu trong mô búi trĩ và giúp nó tự rơi ra.
- Đông máu: Các bác sĩ sử dụng tia laser, tia hồng ngoại để cắt máu lưu thông đến búi trĩ giúp nó cứng lại và rơi ra.
- Phẫu thuật: Thường dùng cho 10% bệnh nhân và phù hợp với bệnh trĩ nội độ 3, 4. Phẫu thuật cải thiện triệu chứng nhanh nhưng quá trình chăm sóc khó khăn và thường gây đau kéo dài.
Sa búi trĩ không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, sức khỏe người bệnh. Vì thế, việc lựa chọn phương pháp điều trị, chế độ ăn và lối sống khoa học là rất cần thiết để ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát trong tương lai.