Thận ức nước có nguy hiểm không? Bạn biết gì về bệnh thận ứ nước? Thận ứ nước là tình trạng thận bị giãn và sưng to hơn so với bình thường. Bệnh có thể diễn ra ở một hoặc 2 bên thận. Vậy sự thật thì bệnh thận ứ nước có nguy hiểm không? Đã nói đến thận chỉ cần là ảnh hưởng dù nhỏ cũng có thể gây nguy hiểm đến cơ thể. Vậy nguyên nhân do đâu dẫn tới bệnh thận ứ nước hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.
Bệnh thận ứ nước có nguy hiểm không?
Thận ứ nước có khả năng dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu như không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách. Khi bị bệnh, các chức năng của thận bị suy giảm khiến cho khả năng bài tiết các chất độc hại khỏi cơ thể người bệnh cũng yếu đi dần. Bệnh nếu như xảy ra trong khoảng thời gian càng dài thì các chất độc trong cơ thể tích tụ lại càng nhiều hơn và gây ra các vấn đề nguy hại ảnh hưởng tới sức khỏe.
Các biến chứng của thận ứ nước có thể gây ra là: hội chứng suy thận, suy thận cấp có thể xảy ra trong thời gian ngắn. Ngoài ra do có sự tích tụ của nước ở bên trong bể thận nên khiến màng lọc cầu thận bị căng ra quá mức dẫn tới hệ lụy là giảm năng suất công việc và các tế bào thận bị tổn thương nghiêm trọng rất nguy hiểm.
Thận ứ nước có khả năng dẫn tới viêm cầu thận mạn tính gây ra các triệu chứng nhiễm trùng, hồng cầu tăng đột biến, phù, niệu, huyết áp cao.
Một số biến chứng khác của bệnh thận ứ nước như:
- Nước tiểu có màu cocacola hay màu trà do màu đỏ của các tế bào máu
- Hiện tượng tích nước ở bụng, chân, tay, mặt xảy ra rõ rệt gây phù
- Thiếu máu, cơ thể mệ mỏi
- Tiểu tiện thường xuyên nhiều hơn mức bình thường
- Suy thận mạn nếu phát hiện muộn
Chính vì sự nguy hiểm của bệnh thận ứ nước nên lời khuyên dành cho các bệnh nhân bị bệnh thận ứ nước độ 1 và 2 nên đi siêu âm mỗi 3 tháng 1 lần để kiểm tra chức năng thận. Đối với những người bệnh mắc bệnh thận ứ nước độ 3 thì nên phẫu thuật sớm vì đây là giai đoạn nguy hiểm, có thể cần phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.
Top những nguyên nhân chính gây bệnh thận ứ nước cần chú ý
Nguyên nhân gây nên bệnh thận ứ nước là gì? Bạn hãy chú ý tới điều này vì đây là một chứng bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Nguyên nhân bệnh có thể do bẩm sinh mắc một số những chứng bệnh như u nang thận, hẹp niệu quản, dính niệu quản… Hoặc có thể do biến chứng của các loại bệnh lý liên quan tới đường tiết niệu gây nên. Bệnh đáng nói tới đây là bệnh sỏi thận.
Nhưng dù là nguyên nhân gì đi chăng nữa thì việc điều trị bệnh vẫn là yếu tố cấp thiết nhất. Vì bệnh điều trị càng sớm thì khả năng chữa trị thành công sẽ là rất lớn. Bệnh thận ứ nước có nguy hiểm không? Với những người được điều trị kịp thời thì bệnh không phải là vấn đề quá đáng lo.
Nguyên nhân cần chú ý:
- Tắc nghẽn niệu quản do bệnh sỏi thận là biểu hiện thường gặp nhất của bệnh sỏi thận. Sỏi nhỏ có thể đi theo đường niệu quản ra ngoài. Nhưng với sỏi lớn là ta có thể gặp rắc rối ở đây. Sỏi lớn có thể làm tắc nghẽn đường niệu quản, dẫn tới tình trạng nước tiểu không được lưu thông và sẽ ứ đọng nước tiểu.
- Những bệnh nhân mổ sỏi thận cũng rất dễ mắc bệnh thận ứ nước vì do niệu quản có thể bị thu hẹp.
- Các bệnh về đường tiết niệu như sỏi bàng quang, ung thư cổ bàng quang, viêm đường tiết niệu, cổ bàng quang co thắt bất thường gây ra tắc nghẽn đường tiểu rất dễ mắc bệnh thận ứ nước.
- Viêm nhiễm các bệnh phụ khoa, những khối u chèn ép niệu quản có thể gây cản trở tới dòng chảy của nước tiểu.
Điều trị bệnh thận ứ nước bằng cách nào là tốt nhất
Biểu hiện của bệnh thận ứ nước để bạn có thể dễ dàng để nhận biết đó là xuấ hiện dấu hiệu đau bụng. Cơn đau bắt nguồn từ bên sườn, hông lưng lan xuống những vùng lân cận, đau thường kèm theo cảm giác buồn nôn và toát mồ hôi. Đôi khi trong nước tiểu của người bệnh có xuất hiện máu.
Ngay sau khi bạn phát hiện được những triệu chứng bất thường của cơ thể. Bạn cần tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm nhất có thể nhằm giảm thiểu tối đa được các cơn đau và ngăn chặn sự nhiểm khuẩn đường tiết niệu.
Mục đích của quá trình điều trị là giúp khơi thông dòng chảy của nước tiểu xuống bàng quang, để từ đó làm giảm đi áp lực của dòng chảy lên thận.
- Người bệnh có thể lựa chọn hình thức phẫu thuật để có thể lấy sỏi ra khỏi niệu quản trong trường hợp người bệnh có sỏi, loại bỏ các khối u, hay bất kì những tác nhân nào gây tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu.
- Dùng thuốc để giảm đau và ngăn ngừa nhiễm trùng
- Nếu sỏi thận của bệnh nhân không quá cứng thì người bệnh không cần phải phẫu thuật mà bác sỹ sẽ có thể áp dụng phương pháp tán sỏi để có thể làm sỏi vỡ vụn và dòng chảy sẽ được khai thông.
Người bệnh cần chú ý trong quá trình điều trị bệnh thận ứ nước
Ngoài những vấn đề người bệnh được bác sỹ chỉ định, người bệnh cần phải chú ý để có thể giúp tăng hiệu quả của quá trình điều trị bệnh thận ứ nước.
- Với chế độ dinh dưỡng người bệnh cần chú ý tới việc luôn phải đảm bảo sự cân bằng và điều độ hằng ngày. Người bệnh nên chú ý ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm có tính mạt, giải đọc,… Hạn chế tối đa những thực phẩm có tính cay nóng, nhiều dầu mỡ và quá nhiều chất đạm.
- Không được phép sử dụng rượu bia, những loại nước uống có gas, những loại chất kích thích.
- Nên sử dụng đủ lượng nước mỗi ngày (2 – 3l).
- Hạn chế việc sử dụng muối.
- Nên dành ra 30 phút mỗi ngày để tập luyện thể dục giúp tăng cường sức khỏe.
Bệnh thận ứ nước nên được phát hiện và điều trị sớm nhất có thể tránh để lại những tổn thương vĩnh viễn không thể phục hồi cho thận. Lúc nào cũng hãy đặt câu khẩu hiểu để làm kim chỉ nam phòng bệnh cho mình là: ”Phòng bệnh hơn chữa bệnh“. Chúc bạn luôn có một sức khỏe tốt!