Nổi mề đay ở lưng là dạng bệnh lý không quá xa lạ với mọi người. Có không ít người đã từng mắc phải căn bệnh này ít nhất một lần trong đời. Tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng và điều trị ngay sau đây!
Nổi mề đay ở lưng do đâu?
Nổi mề đay ở lưng là dạng bệnh ngoài ra có thể xuất hiện ở bất kỳ ai trong bất kể độ tuổi nào. Không những thế, nếu không không được điều trị đúng cách căn bệnh này còn có nguy cơ tái phát rất cao.
Dạng bệnh lý ngoài da này có thể mắc phải do khá nhiều nguyên nhân, trong đó các nguyên nhân chủ yếu thường gặp nhất mà chúng ta không thể bỏ qua là:
- Việc vệ sinh thân thể không đảm bảo sạch sẽ, các vùng da có nếp gấp hoặc bị trầy xước không được chăm sóc đúng cách.
- Không tắm sạch xà phòng khi tắm khiến cho hóa chất có trong xà phòng tắm tồn đọng lâu ngày trên da dẫn đến viêm da, mẩn ngứa, nổi mề đay.
- Cơ địa của người bệnh dễ bị dị ứng với sự thay đổi thời tiết và gây ra các phản ứng bất thường khi khí hậu thay đổi. Một trong những phản ứng thường gặp là nổi mề đay ở lưng.
- Do thời tiết thay đổi, giao mùa, nóng lạnh thất thường khiến cho cơ thể không kịp thích nghi. Nổi mề đay ở lưng được xem là hiện tượng dị ứng thời tiết.
- Do người bệnh ăn uống các loại thực phẩm, đồ uống dễ bị dị ứng như các loại hải sản, nước ngọt, chất kích thích
- Bị nổi mề đay ở lưng do mặc quần áo quá chật chội, bó sát, độ thấm hút kém khiến tuyến bã nhờn hoạt động không hiệu quả, mồ môi, chất cặn bã tồn đọng lâu trên da gây nổi mề đay.
- Mắc bệnh do yếu tố di truyền.
- Dị ứng với các thành phần hóa chất có trong sữa tắm, dung dịch chăm sóc da
- Do người bệnh có tiền sử mắc bệnh rối loạn chuyển hóa, bệnh về đường hô hấp hoặc chức năng thận suy giảm.
Dấu hiệu nhận biết nổi mề đay ở lưng
Các dấu hiệu ban đầu của bệnh nổi mề đay ở lưng là hiện tượng ngứa ngáy nên người bệnh rất dễ lầm tưởng căn bệnh này với tình trạng ngứa thông thường. Do đó, tình trạng nổi mề đay ở lưng không được phát hiện sớm dẫn đến việc chữa trị gặp nhiều khó khăn.
Các dấu hiệu thường gặp của bệnh nổi mề đay ở lưng bao gồm:
- Khu vực lưng xuất hiện các vết mẩn đỏ, lốm đốm, sần sùi như bị côn trùng cắn. Các vết tổn thương này xuất hiện thành từng mảng lớn trên da vùng lưng.
- Cảm giác ngứa ngáy dữ dội vùng lưng, càng gãi càng ngứa, thậm chí các vết nổi mề đay bị chảy máu.
- Vùng da lưng thiếu độ ẩm, khô rát, nứt nẻ, tróc ra từng mảng trắng gây cảm giác bứt rứt, đau đớn.
- Khu vực lưng chuyển màu hồng hoặc màu đỏ và trở nên nhạy cảm ơn khi bạn tắm hoặc chà xát lên bộ phận này.
Nổi mề đay ở lưng có nguy hiểm không?
Cũng như hiện tượng nổi mề đay ở cổ, tình trạng nổi mề đay ở lưng không được xử lý kịp thời và chăm sóc đúng cách có thể gây ra rất nhiều mối lo ngại cho sức khỏe của người bệnh. Thậm chí nó còn có thể đe dọa đến tính mạng nếu nếu như bị nhiễm trùng.
Ngoài ra, căn bệnh này càng kéo dài càng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Sự ngứa ngáy, đau rát, khó chịu của bệnh khiến cho cuộc sống của họ rất phiền toái và mệt mỏi.
Trong trường hợp nổi mề đay ở lưng rơi vào một trong số các tình huống dưới đây, bạn cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa sớm nhất có thể để ngăn ngừa diễn tiến của bệnh và phòng tránh các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
- Tốc độ lây lan, loang rộng của vùng da bị nổi mề đay quá nhanh, lan rộng ra khắp vùng lưng, sang hai bên hông và bụng.
- Các khu vực bị nổi mề đay ngày càng rộng, vết sưng viêm có dấu hiệu nghiêm trọng hơn.
- Nổi mề đay ở lưng kéo dài đến 6 tuần mà vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Các khu vực bị nổi mề đay bị nứt nẻ chảy máu hoặc xuất hiện mụn mủ, chảy dịch, sưng, phù nề,..
- Người bệnh bị tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng,…
- Triệu chứng của bệnh không thuyên giảm dù đã áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà.
Cách khắc phục nổi mề đay ở lưng hiệu quả
Chữa nổi mề đay ở lưng bằng bài thuốc dân gian
Các bài thuốc dân gian chữa nổi mề đay ở lưng được biết đến khá rộng rãi bởi tính an toàn, ít tác dụng phụ và dễ thực hiện. Hiệu quả của các bài thuốc dân gian đã được kiểm chứng và mang lại tác dụng nhất định đối với các trường hợp bệnh ở giai đoạn nhẹ.
Một số bài thuốc chữa nổi mề đay ở lưng bạn có thể áp dụng là:
Trà gừng mật ong
Người bệnh lấy vài lát gừng bỏ vào cốc nước ấm. Thêm 2 thìa mật ong nguyên chất vào rồi khuấy đều lên để uống trực tiếp khi nước còn ấm. Áp dụng bài thuốc này đều đặn hàng ngày, bệnh nổi mề đay ở lưng sẽ được cải thiện.
Đắp lá kinh giới chữa nổi mề đay ở lưng
Người bệnh lấy một nắm lá kinh giới tươi đem rửa sạch. Tiếp đến bạn giã nguyên liệu cùng vài hạt muối trắng cho đến khi nhuyễn. Sau đó bạn bôi hỗn hợp này lên khu vực lưng bị nổi mề đay. Các tinh chất có trong lá kinh giới và khả năng sát khuẩn của muối sẽ giúp tiêu diệt tác nhân gây nổi mề đay ở lưng khá hiệu quả. Người bệnh kiên trì áp dụng bài thuốc để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý: Chữa nổi mề đay ở lưng thường chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn với những trường hợp mắc bệnh ở giai đoạn nhẹ. Vì vậy, nếu bạn bị nổi mề đay ở lưng với các dấu hiệu nghiêm trọng thì nên tham khảo phương pháp điều trị khác hữu hiệu hơn.
Dùng thuốc Tây để chữa nổi mề đay ở lưng
Sử dụng thuốc Tây để chữa nổi mề đay ở lưng là cách điều trị khá dễ thực hiện. Một số loại thuốc kháng sinh Histamin và thuốc kháng viêm Corticoid là các loại thuốc đang được chỉ định phổ biến với người bị nổi mề đay ở lưng.
Thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển của nấm ký sinh gây bệnh. Đồng thời giúp giữ ẩm da, làm mềm da, đẩy lùi cảm giác khô rát, đau đớn do bệnh nổi mề đay ở lưng gây ra.
Mặc dù điều trị nổi mề đay ở lưng bằng thuốc Tây mang lại tác dụng nhanh hơn so với các phương pháp khác. Nhưng các thành phần của thuốc này có thể gây ra một số tác dụng ngoài ý muốn như nóng rát khi bôi thuốc, hoa mắt, chóng mặt,…Vì vậy, khi điều trị nổi mề đay ở lưng bằng thuốc Tây bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm
Dùng thuốc Đông y để chữa nổi mề đay ở lưng
Thuốc Đông y là sản phẩm được bào chế từ các loại dược liệu thiên nhiên quý. Đặc tính của nó là an toàn, lành tính, không độc, mang lại tác dụng từ trong ra ngoài. Vì vậy, khi sử dụng thuốc Đông y để điều trị bệnh, bạn sẽ nhận được kết quả lâu dài, hiếm khi bệnh tái phát. Đồng thời nâng cao sức đề kháng và cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên, thuốc thường chậm phát huy tác dụng hơn thuốc Tây y nên bạn cần phải kiên trì áp dụng bài thuốc để đạt được kết quả tốt nhất nhé.
Các nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Linh bì, bội lan, hoàng cầm, hoạt thạch, xích thược mỗi loại 10g
- Cam thảo, hậu phác, trần bì mỗi thứ 6g
- Bồ công anh, kim ngân hoa mỗi loại 15g
Người bệnh đem rửa sạch tất cả các nguyên liệu rồi đổ vào ấm sắc cùng 300ml nước, dùng nước này uống hàng ngày. Kiên trì thực hiện trong khoảng 1 tháng, bệnh sẽ được đẩy lùi.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây về bệnh nổi mề đay ở lưng đã mang đến cho bạn đọc thêm nhiều kiến thức hữu ích. Chúc bạn đọc sức khỏe!
Theo : THP