Chữa mề đay mãn tính bằng Đông y được nhiều người quan tâm. Một số bệnh nhân tin tưởng đây là liệu pháp hữu hiệu, số khác lại băn khoăn không biết phương pháp này có tốt không? Để hiểu rõ hơn cách chữa bệnh mề đay mãn tính theo Đông y thì bạn hãy theo dõi ngay bài viết sau đây nhé!
Bệnh mề đay theo quan niệm của Đông y
Trong Đông y, bệnh mề đay hay còn có hàng loạt những tên gọi khác như tầm ma chẩn, phong ngứa. Đây là căn bệnh thuộc chứng phong ngứa, do cả yếu tố trong cơ thể và tác động bên ngoài gây ra:
- Nguyên nhân bên trong cơ thể
Khi chức năng hoạt động của lục phủ ngũ tạng bị suy giảm sẽ khiến hoạt động của các cơ quan khác bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhất là can (gan) và phế (phổi). Lúc này, các bộ phận trên sẽ bài tiết độc tố trong cơ thể kém dẫn tới tình trạng tích tụ tác nhân gây hại và da sẽ xuất hiện những nốt mề đay. Hoặc những người có cơ địa dễ bị dị ứng cũng có khả năng cao mắc bệnh.
- Do tác động bên ngoài
Khi cơ thể đang không khỏe mà gặp phong hàn sẽ khiến chức năng đào thải độc tố bị ảnh hưởng xấu. Khí huyết bên trong cũng khó lưu thông dẫn tới việc hình thành u kết tại bì. Khi uất tích tại bì đạt tới một lượng nhất định sẽ khiến da bị mẩn đỏ lên và ngứa, đây chính là bệnh mề đay.
Nguyên tắc và lợi ích của việc chữa mề đay mãn tính bằng Đông y
Nguyên tắc của các bài thuốc chữa mề đay mãn tính bằng Đông y là giải quyết tận gốc tác nhân gây bệnh. Cụ thể là cần giải độc, lợi tiểu, chống dị ứng và dần phục hồi chức năng hoạt động của cơ thể.
Tuy các phương pháp chữa bệnh theo Tây y đang ngày càng phát triển mạnh nhưng những ứng dụng của Đông y trong việc điều trị mề đay vẫn được nhiều người quan tâm. Bởi vì hướng chữa bệnh này có những điểm cộng nổi bật như:
- Được bào chế từ các thảo dược tự nhiên lành tính, không chứa bất kỳ thành phần hóa học nào nên an toàn cho sức khỏe người bệnh và ít gây phản ứng phụ.
- Tác động sâu vào nguyên nhân gây bệnh để quá trình chữa bệnh có hiệu quả cao hơn. Đồng thời phương pháp này có khả năng ngăn ngừa mề đay tái phát lại.
- Bên cạnh tác dụng chữa bệnh, các biện pháp can thiệp từ Đông y còn có thể giúp phục hồi chức năng và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Sử dụng rộng rãi cho các đối tượng và giới tính khác nhau.
Hướng dẫn chữa mề đay mãn tính bằng Đông y
Bệnh mề đay mãn tính hiện nay được chia thành 4 thể: mề đay do phong nhiệt, phong hàn, thực tích và thấp nhiệt. Với mỗi thể bệnh sẽ có bài thuốc Đông y chữa trị phù hợp. Chi tiết mời bạn tham khảo thông tin ngay sau đây!
Cách chữa mề đay phong nhiệt theo Đông y
Mề đay do phong nhiệt gây ra có biểu hiện ngứa tập trung thành mảng, sau đó lây nhanh ra các vị trí khác. Bệnh bộc phát khi cơ thể bị táo bón, nóng trong hoặc thiếu nước.
Để điều trị tình trạng này, bạn cần sử dụng những bài thuốc Đông y có tính mát để giải độc, thanh nhiệt:
Bài thuốc số 1
- Chuẩn bị: Chi tử, phòng phong, đương quy, huyền sâm (mỗi vị 12g); Kinh giới, nam hoàng bá, cỏ mực, cam thảo (mỗi vị 16g) và kim ngân hoa (20g).
- Thực hiện: Tất cả thành phần trên gọi là 1 thang thuốc. Người bệnh hãy sắc 1 thang chung với nước để uống vào 3 buổi tương ứng trong ngày.
Bài thuốc số 2
- Chuẩn bị: Kinh giới, thuyền thoái, phòng phong, cam thảo (mỗi vị 6g); Đại thanh diệp, đan bì, liên kiều, ngưu bàng, lá đơn đỏ, kim ngân hoa (mỗi vị 10g).
- Thực hiện: Bạn hãy sắc chung những vị thuốc trên với nước và chia đều để uống trong một ngày.
Điều trị mề đay mãn tính do phong hàn gây ra
Vào thời điểm giao mùa hoặc thời tiết thay đổi thất thường sẽ khiến các làn da nhạy cảm dễ bị kích ứng, nổi mề đay do khí lạnh xâm nhập vào bên trong. Lúc này, bài thuốc tán phong trong Đông y bắt nguồn từ cam thảo, quế,… sẽ là hướng giải quyết phù hợp dành cho người bệnh. Một số bài thuốc bạn có thể tham khảo trong trường hợp này gồm có:
Bài thuốc số 1
- Chuẩn bị: Bạch chỉ, tế tân (mỗi vị 10g); Cát cánh, trần bì, thục địa, cam thảo, đương quy, hoạt động, xuyên khung (mỗi vị 12g); Thương bổ, thương nhĩ (mỗi vị 16g).
- Thực hiện: Sắc chung tất cả các vị thuốc trên trong ấm và chia đều nước thuốc thành 3 bát nhỏ để uống trong ngày.
Bài thuốc số 2
- Chuẩn bị: Quế chi, bạch chỉ (mỗi vị 8g); Tô tử, đan sâm (mỗi loại 12g); Ké đầu ngựa, lá đơn đỏ, kinh giới, hạt ý dĩ (mỗi loại 16g).
- Thực hiện: Mỗi ngày người bệnh hãy sắc uống 1 thang thuốc gồm tất cả các thảo dược trên với hàm lượng tương ứng đã nêu và uống thành 3 lần/ ngày.
Bài thuốc số 3
- Chuẩn bị: Sài hồ, kim ngân hoa (mỗi vị 12g); Ngải diệp, đơn đỏ, cam thảo, tang ký sinh, hạ khô và bồ công anh (mỗi vị 16g).
- Thực hiện: Người bệnh hãy sắc các dược liệu trên chung với nước. Sau khi có được nước thuốc, bạn hãy chia nhỏ ấm ra để uống trong ngày.
Cách chữa mề đay thực tích bằng Đông y
Nguyên nhân chính gây mề đay thực tích là do dị ứng thực phẩm như hải sản, nẫm, một số loại trái cây,…Khi mắc bệnh, bạn sẽ cảm thấy da có những mảng mẩn đỏ màu trắng, tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn ói,…Trong trường hợp này, bài thuốc Đông y sau có thể giúp bạn giảm nhanh những triệu chứng trên:
- Chuẩn bị: Sao chỉ xác (6g); Kê nội kim, xích thược, tiêu tân lang, phục linh, tiêu sơn tra, cúc hoa, địa phụ tử, tiêu mạch nha (mỗi vị 10g); Kim ngân hoa (12g) và bạch tiễn bì (15g)
- Thực hiện: Mỗi ngày bạn hãy sắc uống 1 thang thuốc gồm các dược liệu trên để bệnh mau chóng phục hồi.
Điều trị mề đay thấp nhiệt
Dạng mề đay này sẽ tái phát khi người bệnh gặp phải gió độc hoặc nhiệt độ bên trong tăng đột ngột. Để chữa mề đay thấp nhiệt, bạn có thể tham khảo bài thuốc Đông y sau:
- Chuẩn bị: Hậu phác, trần bì, sinh cam thảo (mỗi vị 6g); Hoàng cầm, hoạt thạch, xích thược, linh bì (mỗi vị 10g); Ngân hoa, bồ công anh (mỗi vị 15g).
- Thực hiện: Người bệnh hãy sắc những thảo dược trên thành nước thuốc, sau đó cho thêm hoắc hương (6g) và bội lan (10g) và đun tiếp 5 phút thì có thể uống được.
Trên đây là những bài thuốc chữa mề đay mãn tính bằng Đông y mà bạn có thể tham khảo. Mức độ hiệu quả của phương pháp trên sẽ phụ thuộc vào cơ địa và khả năng hấp thụ thuốc của từng người. Do đó bạn cần kiên trì thực hiện nhiều ngày để thấy được kết quả cuối cùng nhé!
Theo : THP