Bệnh trĩ được chia thành nhiều dạng, ở mỗi dạng bệnh lý sẽ có dấu hiệu nhận biết và cách điều trị khác nhau. Trong khuôn khổ nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin cần thiết về bệnh trĩ nội. Giúp người bệnh có phương án điều trị bệnh kịp thời, an toàn và đạt hiệu quả cao nhất. Mời bạn đọc cùng theo dõi!
Tìm hiểu khái niệm bệnh trĩ nội là gì ?
Bệnh trĩ nội là hiện tượng tĩnh mạch trên đường lược nằm bên trong trực tràng bị giãn phình hơn mức bình thường. Tình trạng này khiến cho máu không thể lưu thông buộc phải ứ đọng lại xung quanh hậu thành trực tràng, hình thành các niêm mạc dạng búi, được gọi là bệnh trĩ nội.
Thời gian đầu, khi các búi trĩ còn nhỏ chúng sẽ không gây ra nhiều trở ngại trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày cũng như với sức khỏe của người bệnh. Do đó, ít khi bệnh trĩ nội được phát hiện ở giai đoạn sớm.
Khi các búi trĩ tăng sinh về kích thước, bệnh nhân mới cảm nhận được các triệu chứng khó chịu xung quanh khu vực hậu môn. Cảm giác có thể là ê buốt, cũng có thể râm ran như kiến bò, sự khó chịu, đau rát sẽ rõ rệt hơn khi bạn đại tiện. Lúc này bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng đại tiện ra máu.
Trĩ nội – là những tổn thương bên trong cơ thể nên ít khi được phát hiện ở giai đoạn đầu bằng mắt thường. Chỉ khi bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn nặng hoặc khi bạn thăm khám sức khỏe định kỳ mới có thể tình cờ phát hiện ra.
Tuy không gây ra nhiều biến động đối với tính mạng của người bệnh nhưng trĩ nội sẽ gây ra rất nhiều phiền toái, mệt mỏi trong cuộc sống sinh hoạt, lao động và cả tâm lý, tinh thần của bệnh nhân. Do đó, việc chữa trị là rất cần thiết và mang lại nhiều ý nghĩa cho bạn.
Bệnh trĩ nội biểu hiện như nào ?
Bệnh trĩ nội được chia thành 4 cấp độ, ở mỗi cấp độ bệnh sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau. Các biểu hiện của bệnh qua từng giai đoạn sẽ có sự khác biệt rõ rệt, cụ thể như sau:
Triệu chứng bệnh trĩ nội cấp độ 1
- Đây là lúc bệnh chưa gây ra nhiều trở ngại trong cuộc sống của người bệnh. Búi trĩ có kích thước nhỏ và nằm sâu trong trực tràng nên không thể cảm nhận bằng tay hoặc quan sát bằng mắt thường.
- Đại tiện bị chảy máu có lẫn máu trong phân. Theo thời gian, bệnh diễn tiến nghiêm trọng hơn tình trạng chảy máu có thể nhỏ thành giọt hoặc bắn thành từng tia nhỏ.
- Vùng hậu môn tăng cường tiết dịch nhầy khiến cho bộ phận này thường xuyên ẩm ướt, ngứa ngáy với mùi hôi khó chịu.
Triệu chứng trĩ nội cấp độ 2
- Ở giai đoạn này người bệnh có thể dùng tay để cảm nhận búi trĩ do nó đã bắt đầu sa xuống ống hậu môn.
- Khi đại tiện, bệnh nhân gắng sức có thể khiến cho búi trĩ “lộ thiên” ra bên ngoài. Sau đó nó có thể tự co lên sau khi bạn đi vệ sinh xong.
- Người bệnh đại tiện ra máu với lượng máu nhiều hơn.
- Xung quanh hậu môn đau rát, nhức buốt.
Dấu hiệu trĩ nội cấp độ 3
- Các búi trĩ có kích thước lớn với đường kính khoảng 1cm.
- Búi trĩ thường xuyên sa ra ngoài ngay cả khi bạn không đại tiện, không gắng sức. Búi trĩ có màu đỏ thẫm với bề mặt thô ráp.
- Các búi trĩ không còn khả năng tự co vào bên trong. Bây giờ bệnh nhân phải dùng tay mới có thể nhét chúng vào trong thành hậu môn.
Biểu hiện bệnh trĩ nội cấp độ 4
- Lúc này các búi trĩ đã phát triển với kích thước rất lớn có thể đạt đường kính đến 2-3cm.
- Ngay cả khi dùng tay để đẩy búi trĩ vào trong thì chúng cũng không thể co vào bên trong ống hậu môn.
- Tình trạng đau rát, ngứa ngáy hậu môn có biểu hiện nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến cả thể chất lẫn tinh thần của bệnh nhân.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội điển hình
Trĩ nội là căn bệnh phát triển âm thầm, xảy ra do nhiều nguyên nhân cùng tác động chứ không riêng về một lý do nào. Tuy nhiên, các nguyên nhân thường gặp dẫn đến bệnh trĩ nội là:
Bệnh nhân mắc bệnh rối loạn tiêu hóa mãn tính
Rối loạn tiêu hóa mãn tính bao gồm: Táo bón kéo dài, thường xuyên rặn khi đại tiện, tiêu chảy,….Đây là những yếu tố khiến cho trực tràng thường xuyên chịu áp lực.
Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ làm đường lược bên trong trực tràng bị giãn phình quá mức dẫn đến bệnh trĩ nội.
Phụ nữ mang thai
Khi mang thai chị em phụ nữ sẽ đối mặt với nguy cơ cao mắc bệnh trĩ nội. Đặc biệt là với những người bị tăng cân khi mang thai một cách khó kiểm soát.
Bệnh trĩ nội xảy ra khi mang thai bởi lúc này cổ tử cung bị giãn nở hơn bình thường, cùng với đó là sự tăng cân đột ngột khiến tĩnh mạch vùng trực tràng-hậu môn chịu nhiều áp lực hơn. Tình trạng này kéo dài cũng sẽ dẫn đến hiện tượng phình mạch trực tràng, hình thành nên các búi trĩ bên trong ống hậu môn- tức là bệnh trĩ nội.
Thường xuyên ngồi lâu một chỗ
Yếu tố này thường xảy ra với những người làm các công việc đặc thù như: Lái xe đường dài, công nhân nhà máy, nhân viên nhân hàng, nhân viên văn phòng,…
Ngồi quá lâu một chỗ cùng với việc ít vận động sẽ khiến cho các cơ thắt, tĩnh mạch của hậu môn thường xuyên chịu áp lực và chịu áp lực kéo dài ngày này qua ngày khác. Dẫn đến nguy cơ hình thành búi trĩ bên trong thành hậu môn.
Tuổi tác
Tuổi tác sẽ khiến cho các cơ quan, bộ phận cơ thể người dần bị lão hóa. Các tĩnh mạch ở vùng hậu môn cũng sẽ bị suy yếu theo thời gian. Tĩnh mạch bị suy yếu sẽ khiến cho việc lưu thông, tuần hoàn máu không còn linh hoạt, nhịp nhàng như trước, gây ứ đọng máu và hình thành nên các búi trĩ nội.
Do quan hệ tình dục đồng giới
Quan hệ tình dục đồng giới sẽ khiến cho ống hậu môn bị tăng lực ma sát, dẫn đến hiện tượng giãn nở tĩnh mạch bên trong thành trực tràng. Thường xuyên quan hệ đồng giới sẽ khiến tĩnh mạch bị phình giãn, viêm nhiễm và ứ đọng huyết.
Một số nguyên nhân khác gây bệnh trĩ nội
- Thường xuyên lao động quá sức
- Uống ít nước
- Ăn ít rau xanh, chất xơ
- Thường xuyên ăn đồ cay nóng,
- Lạm dụng chất kích thích, đồ uống có cồn,…
- Thường xuyên nhịn đại tiện,….
Tác hại của bệnh trĩ nội ít ai biết
Mặc dù trĩ nội không có khả năng đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh nhưng những phiền toái, đau đớn khi mắc bệnh trĩ nội sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của bạn. Nếu không có phương án khắc phục kịp thời bệnh nhân sẽ đối mặt với những biến chứng xấu như:
Ảnh hưởng đến tâm lý
Bệnh nhân thường mất tự tin, xấu hổ trong giao tiếp thường ngày. Đối với bạn tình thì họ trở nên kém hấp dẫn hơn, sự đau đớn do bệnh tật gây ra cũng khiến cho chất lượng tình dục không diễn ra như ý muốn.
Dẫn đến thiếu máu mãn tính
Trĩ nội sẽ khiến bệnh nhân thường xuyên bị chảy máu. Đặc biệt là khi bệnh ở giai đoạn 3-4 còn có thể khiến bệnh nhân mất một lượng máu lớn mỗi khi đại tiện.
Mất máu kéo dài sẽ khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng thiếu máu làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bệnh nhân thường xuyên hoa mắt, chóng mặt, có thể ngất xỉu,…..rất nguy hiểm khi làm việc hoặc di chuyển trên đường.
Gây nhiễm khuẩn búi trĩ
Biến chứng này xảy ra khi bệnh trĩ nội đã trở nên nghiêm trọng, các búi trĩ sa ra ngoài hậu môn. Lúc này búi trĩ bị cơ vòng của hậu môn thắt chặt lại gây viêm nhiễm, lở loét và dẫn đến hoại tử.
Nếu không được xử lý kịp thời, vi khuẩn có thể đi vào tuần hoàn máu. Chúng sẽ gây ra bệnh nhiễm trùng huyết, lúc này tính mạng của người bệnh sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.
Gây ra trĩ tắc mạch
Sa trĩ tắc mạch là khi máu tại vùng trực tràng – hậu môn không được tuần hoàn, lưu thông dẫn đến hình thành các cục máu đông bên trong mạch máu của búi trĩ.
Sự đau đớn khiến cho bệnh nhân có xu hướng nhịn đại tiện, điều này lại càng khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Rối loạn chức năng cơ vùng hậu môn
Cơ vùng hậu môn đóng vai trò kiểm soát hoạt động “thả bom” và đào thải phân ra ngoài. Khi búi trĩ nội thường xuyên bị sa xuống chức năng cơ vùng hậu môn sẽ không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Dẫn đến việc hậu môn“xì hơi” không tự chủ, khiến bạn xấu hổ với những người xung quanh và dẫn đến hiện tượng đại tiện mất kiểm soát.
Cách chữa bệnh trĩ nội như thế nào để đạt hiệu quả tốt?
Tùy vào tình trạng tổn thương cũng như thể trạng, sức khỏe của từng trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Hiện nay, bệnh trĩ nội đang được điều trị bằng một số phương pháp dưới đây:
Điều trị nội khoa
Điều trị trĩ nội bằng phương pháp nội khoa là dùng thuốc kháng sinh để ức chế sự phát triển của các búi trĩ, khiến chúng giảm dần về kích thước và sẽ biến mất sau một thời gian điều trị.
Điều trị nội khoa thường được áp dụng với các trường hợp bệnh trĩ nội ở cấp độ nhẹ. Khi đó, các búi trĩ có kích thước nhỏ và chưa gây tổn thương nghiêm trọng cho thành trực tràng cũng như cơ vòng của hậu môn.
Thuốc dùng để điều trị bệnh trĩ nội được chia thành các nhóm sau:
- Thuốc dạng mỡ- dùng để bôi trực tiếp lên các khu vực xuất hiện búi trĩ. Thuốc dạng mỡ thường chứa các thành phần kháng sinh, hydrocortisone, kẽm oxide, Panthenol,…sẽ nhanh chóng làm giảm đau, chống viêm, cải thiện triệu chứng ngứa ngáy và phù nề tại hậu môn khá hiệu quả đối với các trường hợp trĩ nội cấp độ 1, cấp độ 2.
- Thuốc làm giảm đau, kháng viêm. Một số loại thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm thường được chỉ định với bệnh trĩ nội là: Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac, ,…
- Thuốc có tác dụng nhuận tràng. Thuốc này có tác dụng kích thích sự hoạt động của nhu động ruột, ngăn ngừa phân, chất thải tồn đọng quá lâu bên trong đại tràng. Thuốc giúp bệnh nhân sẽ đại tiện hơn, giảm việc dùng sức để rặn đại tiện. Nhờ vậy, trực tràng sẽ ít bị tác động, bệnh sẽ sớm được cải thiện.
- Thuốc tăng độ bền tĩnh mạch. Loại thuốc này có tác dụng ngăn chặn nguy cơ tắc vỡ mạch, kìm hãm sự tăng sinh của các búi trĩ. Các loại thuốc có tác dụng làm tăng độ bền của tĩnh mạch thường được sử dụng là: Daflon, Hesperidin, Diosmin,…..
Ngoài các loại thuốc thường được sử dụng như đã liệt kê trên đây thì tùy vào từng trường hợp tổn thương cụ thể bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc khác như: Thuốc điều hòa sự hoạt động của nhu động ruột. vitamin C,….
Hiện nay bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không cũng đang được áp dụng phổ biến và mang lại nhiều tín hiệu tích cực cho bệnh nhân mắc bệnh trĩ nội. Bạn có thể tham khảo phương pháp này tại bài viết chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không để biết cách điều trị bệnh trĩ tại nhà một cách hiệu quả và ít tốn kém chi phí.
Thủ thuật cắt bỏ búi trĩ
Khi bệnh trĩ nội đã trở nên nghiêm trọng, bắt buộc bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp thủ thuật cắt bỏ búi trĩ để điều trị bệnh cho bạn.
Một số thủ thuật xâm lấn tối thiểu thường được sử dụng, giúp mang lại hiệu quả cao mà ít gây tổn thương, đau đớn cho người bệnh là:
- Thắt búi trĩ: Thắt búi trĩ là phương pháp nội soi và đưa vòng cao su vào bên trong trực tràng để thắt búi trĩ để chúng tự hoại tử và rụng ra ngoài.
- Thủ thuật chích xơ búi trĩ: Là phương pháp tiêm trực tiếp vào búi trĩ để làm cho búi trĩ bị xơ hóa, giảm nguy cơ xuất huyết, giảm tình trạng sa búi trĩ. Đây là thủ thuật thường được áp dụng đối với bệnh trĩ nội cấp độ 2.
Ngoài ra, còn có một số thủ thuật khác có thể sẽ được bác sĩ chỉ định là: Áp lạnh búi trĩ, đốt laser, đốt điện,…
Đây là các thủ thuật ngoại khoa khá đơn giản, ít tốn kém nhưng không ngăn được nguy cơ bệnh tái phát. Do đó bệnh nhân cần lưu ý đến vấn đề này.
Phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ
Phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ là phương pháp được áp dụng đối với các trường hợp bệnh trĩ nội giai đoạn cuối, khi các phương pháp trước đó không thể mang lại hiệu quả điều trị như mong đợi.
Một số phương pháp phẫu thuật được áp dụng để điều trị bệnh trĩ nội là:
- Kỹ thuật Longo: Là phương pháp thường được chỉ định trong các trường hợp bệnh trĩ nội cấp độ 2-3-4. Để thực hiện phương pháp này bác sĩ sẽ sử dụng máy khâu vòng cắt niêm mạc phía trên đường lược với mục đích cản trở sự tuần hoàn máu ở búi trĩ. Tiếp đến bác sĩ sẽ đưa búi trĩ vào bên trong ống hậu môn, khiến chúng dần dần bị teo và hoại tử.
- Phẫu thuật khâu triệt mạch THD: Thông qua kỹ thuật siêu âm, các bác sĩ sẽ làm tắc tĩnh mạch cung cấp máu cho hậu môn. Nhờ vậy, sự phình giãn của búi trĩ sẽ bị ức chế và kìm hãm lại. Khi các búi trĩ không được cung cấp máu chúng sẽ teo dần và hoại tử theo thời gian.
Như vậy, nội dung bài viết trên đây đã truyền tải đến bạn đọc tất cả những thông tin cơ bản bản về bệnh trĩ nội cũng như cách điều trị bệnh hiệu quả đang được áp dụng hiện nay. Nếu có điều gì thắc mắc liên quan đến bệnh trĩ nội hãy liên hệ lại cho chúng tôi để được giải đáp miễn phí!
Theo: THP