Nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu khiến cho mẹ bầu cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và kèm theo cảm giác hoang mang, lo lắng. Tình trạng này bắt nguồn từ nguyên nhân nào, biểu hiện ra sao, liệu có nguy hiểm không? Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin tổng quan nhất, từ đó giúp chị em có hướng giải quyết an toàn và kịp thời.
Nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu là gì, có nguy hiểm không?
Khoảng 1/5 phụ nữ mang thai có những thay đổi trên da, bao gồm mụn trứng cá, sạm da và nám da. Điều này có thể khiến chị em cảm thấy tự ti và hoang mang, tuy nhiên đây là những dấu hiệu thai kỳ hết sức bình thường. Nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu ít phổ biến hơn, tuy nhiên bắt buộc phải điều trị ngay chứ không để sau sinh như những vấn đề khác.
Nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu là phản ứng dị ứng với thức ăn, côn trùng, thuốc, hóa chất… Với sự gia tăng nội tiết tố cùng sự phát triển của thai nhi trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu có thể trở nên nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh mề đay.
Theo thống kê thì cứ 150 phụ nữ mang thai lại có 1 người phát triển tình trạng nổi mề đay. Nhìn chung thì mề đay không ảnh hưởng tới tính mạng của mẹ và thai nhi, tuy nhiên nó lại có thể gây ra những hệ lụy khá nghiêm trọng nếu vi nấm ăn sâu vào cơ thể:
- Đối với mẹ: Mề đay lan rộng ra khắp người khiến mẹ bầu cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, bực bội, từ đó gây mất ngủ, suy nhược, ăn uống kém. Nếu để mề đay nặng hơn, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với tình trạng phù nề mao mạch gây sưng phồng, hô hấp kém, đột quỵ…
- Đối với bé: Tam cá nguyệt đầu tiên là giai đoạn mà bé phải triển về hình thái. Nếu mẹ bị nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu thì thai nhi có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trường hợp nhẹ thì bé sinh ra kém phát triển, sức đề kháng kém; nặng thì dị tật chân tay, mặt mũi…
Nguyên nhân
Cũng giống như những trường hợp khác, cơ chế bệnh sinh gây ra chứng mề đay của mẹ bầu là sự suy giảm các tế bào mast và giải phóng amin histamin. Với sự thay đổi về nội tiết tố, yếu tố vật lý, hóa học cùng những tác nhân khác có thể dẫn đến sự phân hủy tự phát của dưỡng bào mà không cần thông qua cơ chế kháng nguyên – kháng thể.
Dưới đây là những yếu tố góp phần hình thành hiện tượng nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu:
- Nội tiết tố thay đổi: Khi có em bé, nồng độ progesterone và estrogen trong cơ thể nữ giới gia tăng nhanh chóng. Điều này vô tình kích hoạt phản ứng giải phóng histamin trên da, gây mề đay mẩn ngứa.
- Lạm dụng thuốc bổ: Chị em nào khi mang thai cũng rất chú trọng việc bổ sung các loại thuốc bổ, vitamin để bé được phát triển tốt nhất. Tuy nhiên vitamin cần uống đúng giờ, đúng liều lượng và cơ thể phải thiếu mới được dùng, nếu không sẽ làm tăng khả năng bị nổi mụn, nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu.
- Sức đề kháng kém: Sự suy giảm hệ miễn dịch có thể khiến mẹ bầu dễ dàng kích ứng trước các tác nhân gây bệnh như lông động vật, bụi bẩn, mỹ phẩm, phấn hóa, thay đổi thời tiết, thực phẩm…
- Tâm lý: Giai đoạn đầu khi có thai, tâm lý chị em thường bất ổn, lo lắng, stress, dễ xúc động hoặc áp lực. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân khởi phát và làm tăng nặng triệu chứng của bệnh.
- Nhiễm khuẩn: Phụ nữ trước khi có bầu đã bị nhiễm bệnh viêm gan, nhiễm khuẩn, vi nấm hoặc các loại giun, sán… có thể gây ra chứng nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu.
Triệu chứng
Triệu chứng mề đay ở mỗi chị em là khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Tuy nhiên về cơ bản, chúng ta có thể căn cứ vào một số dấu hiệu sau để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời:
- Căng đỏ da: Các vùng da bị rạn theo sự tăng trưởng của thai nhi và cân nặng của mẹ bầu như bụng, mặt, háng, chân… sẽ căng dần, xuất hiện 1 vài khoảng đỏ trong giai đoạn đầu.
- Vết mề đay: Các vùng da mề đay sẽ khô và rõ dần, tạo thành các mảng thô ráp, có hình đốm hoặc chấm tròn như đồng xu. Bên ngoài “đồng xu” có thể xuất hiện các nốt mụn nước nhỏ li ti tạo thành vòng tròn xung quanh.
- Ngứa ngáy: Cảm giác ngứa ngáy khó chịu sẽ song hành cùng với sự phát triển, lây lan rộng khắp của vết mề đay. Chị em nên tránh gãi để vết thương không bị bội nhiễm, nhiễm trùng.
- Phù mạch: Triệu chứng này chỉ xảy ra ở những trường hợp nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu quá nặng, không can thiệp sớm hoặc đúng cách. Lúc này vùng da có các mao mạch có thể sưng phồng lên gây đau đớn, nóng rát.
Cách điều trị
Với người bình thường, mề đay có thể được kiểm soát thông qua các loại thuốc kháng nấm và bôi ngoài da. Tuy nhiên, thuốc tây tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ và có thể gây hại cho thai nhi. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng, hãy uống theo đúng đơn thuốc của bác sĩ và theo dõi sức khỏe thai nhi thường xuyên.
Ngoài thuốc Tây thì chị em cũng có thể tham khảo một vài mẹo trị nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu dưới đây:
- Tắm nước lá: Bạn chuẩn bị 1 nắm lá khế hoặc lá kinh giới, rửa sạch rồi đun lấy nước tắm hàng ngày sẽ giúp sát khuẩn, giảm ngứa hiệu quả.
- Đắp lá: Để hỗ trợ làm lành vết mề đay, bạn có thể sử dụng phần thịt nha đam hoặc nước cốt lá bạc hà xoa lên vùng tổn thương. Áp dụng liên tục cho đến khi các triệu chứng bệnh thuyên giảm hẳn.
- Thay đổi chế độ ăn uống: Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi, uống đủ nước sẽ giúp tăng độ đàn hồi cho da, cải thiện tình trạng rối loạn nội tiết và nâng cao sức đề kháng để chống lại bệnh tật.
Trên đây là những thông tin cơ bản xoay quanh vấn đề nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu. Đây là giai đoạn nhạy cảm, quyết định đến sự phát triển của thai nhi, vì vậy mẹ bầu nên cẩn trọng trong việc lựa chọn phương pháp điều trị. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!