Lá khế là vị thuốc nam được nhiều người sử dụng để chữa mề đay bởi tính an toàn, tiết kiệm và không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, cách thực hiện bài thuốc với lá khế làm sao để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất? Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin về vấn đề này!
Lá khế chữa mề đay có tốt không?
Lá khế được xem là một trong những vị thuốc chữa nhiều bệnh lý khác nhau. Trong dân gian, lá khế thường được sử dụng điều trị bệnh về da liễu, có thể kể đến như: viêm da, chàm, mề đay, dị ứng…
Theo đông y thì lá khế có vị chua, tính bình vì vậy được dùng để giải độc, tiêu viêm, giảm ngứa và lợi tiểu. Theo nghiên cứu khoa học thì trong mỗi lá khế chứa nhiều khoáng chất, vitamin, chất chống oxy hóa nên giúp ức chế vi khuẩn hoạt động, phục hồi và tái tạo mô da tốt.
Do những tác dụng tốt cho da nên lá khế được dùng để chữa mề đay khá hiệu quả và an toàn. Dùng lá khế chữa mề đay an toàn cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Mẹo dùng lá khế giúp điều trị mề đay hiệu quả nhanh
Lá khế giúp giảm các triệu chứng bệnh của bệnh mề đay như: phù và nóng rát, mẩn đỏ từng mảng, ngứa ngáy khó chịu. Một số phương pháp phổ biến thường được áp dụng là:
Chườm nóng bằng lá khế
Chườm nóng không chỉ đơn giản mà còn mang cảm giác dễ chịu nhanh chóng cho người bệnh. Người bệnh thực hiện phương pháp này bằng cách:
- Chuẩn bị lá khế tươi (một nắm) sau đó rửa sạch cùng nước muối pha loãng và để ráo.
- Lá khế mang đi sao vàng trên chảo đến khi có mùi thơm, lá quăn lại thì tắt bếp.
- Cho lá khế vào khăn mềm mỏng và bọc lại.
- Vệ sinh vùng da bị bệnh, sau đó dùng khăn bọc lá khế chườm lên. Lưu ý, chườm khi lá còn ấm nóng là tốt nhất.
Nấu nước lá khế để uống
Người bệnh mề đay có thể dùng lá khế để đun sắc nước uống giúp tiêu viêm, lợi tiểu và giảm tình trạng ngứa hiệu quả. Cách dùng nước lá khế này thích hợp với những người bị bệnh do thận, gan và nóng trong.
Cách thực hiện: Ngâm và rửa lá khế bằng nước muối. Tiếp theo, người bệnh cho lá khế đã rửa cùng một lít nước và đun đến khi còn khoảng 700ml thì tắt bếp, chia nước thành 2-3 lần uống trong ngày.
Lá khế với muối tinh
Muối có tác dụng sát trùng, khử khuẩn và giảm viêm hiệu quả. Vì vậy, khi dùng lá khế với muối sẽ mang lại công dụng trị bệnh mề đay khá tốt.
Cách thực hiện:
- Người bệnh chọn lá khế và muối tinh
- Ngâm lá khế trong nước muối pha loãng và rửa sạch lại với nước
- Cho lá khế đã rửa sạch vào cối cùng một thìa muối tinh rồi giã nhuyễn
- Dùng hỗn hợp lá khế và muối đắp lên vùng da bị bệnh sau đó rửa sạch lại với nước
Lưu ý, không dùng muối lên khu vực da bị tổn thương, trầy xước, chảy máu có thể dẫn đến nguy cơ bội nhiễm.
Nước lá khế và thảo dược dùng để tắm
Người bệnh mề đay nên sử dụng các loại nước tắm an toàn, không hóa chất và tốt cho làn da. Trong đó, nước tắm từ lá khế và các loại lá thảo dược khác không chỉ giúp bạn làm sạch da mà còn giảm triệu chứng mề đay rõ rệt.
Cách thực hiện:
- Người bệnh chuẩn bị nguyên liệu: Muối trắng, lá khế, lá đơn đỏ, lá chè xanh.
- Đem các loại lá thảo dược trên rửa và ngâm với nước muối pha loãng
- Đun lá trong nồi cùng 4L nước trong 15 phút.
- Đổ nước lá ra chậu, cho thêm một thìa muối và nước lạnh đến khi đạt được nhiệt độ hợp lý.
- Trong quá trình tắm lá khế, người bệnh dùng lá khế đã đun để chà xát những vùng da mề đay và rửa lại bằng nước sạch, lau khô với khăn mềm.
Xông hơi lá khế
Người bệnh có thể nấu nước lá khế để xông hơi giúp lỗ chân lông nở to và đẩy lùi bụi bẩn, thải độc da tốt. Thêm vào đó, nước lá khế xông hơi còn giúp làm mềm và cấp ẩm da, lấy lại cân bằng cho các lớp biểu bì da.
Cách làm nước lá khế xông hơi tương tự phương pháp nước để tắm và không cho thêm nước nguội. Người bệnh trùm khăn qua đầu và cho nồi nước lá vào để xông hơi.
Lưu ý khi chữa bệnh mề đay bằng lá khế
Bài thuốc chữa bệnh về da bằng lá khế được đánh giá là an toàn cao, tuy nhiên người bệnh cũng cần lưu ý những thông tin sau:
- Đảm bảo rửa sạch lá khế với nước muối pha loãng để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn hiệu quả
- Làm sạch vùng da bị mề đay trước khi sử dụng lá khế hay các loại lá thảo dược khác để tránh nhiễm khuẩn, tăng hiệu quả điều trị bệnh.
- Ngưng dùng lá khế khi có các dấu hiệu lan rộng nốt mề đay, ngứa rát, khó chịu. Bởi vẫn có số lượng nhỏ người bệnh mề đay dị ứng với thành phần trong lá khế hoặc không hợp các phương pháp điều trị.
- Lá khế chỉ giúp chữa triệu chứng của bệnh. Nói cách khác, nó giúp điều trị bên ngoài chứ không giúp chữa căn nguyên bệnh. Vì vậy, người bị mề đay cần thăm khám và điều trị theo các phương pháp y học để dứt điểm bệnh.
- Nếu người bệnh đang sử dụng các phương pháp điều trị khác, cần hỏi ý kiến bác sĩ về sự tương thích khi kết hợp lá khế để hạn chế những biến chứng nguy hiểm.
- Người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để phòng tránh bệnh tái phát hoặc trở nặng. Tốt nhất, bệnh nhân mề đay nên bổ sung nhiều rau, củ quả, khoáng chất và hạn chế thực phẩm dễ gây dị ứng.
Trên đây là những cách chữa mề đay bằng lá khế phổ biến, đơn giản và dễ thực hiện. Người bệnh có thể căn cứ để lựa chọn cho riêng mình bài thuốc phù hợp nhất với cơ địa, giúp tình trạng mề đay thuyên giảm nhanh. Chúc bạn nhanh khỏi bệnh!