Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có lây không là mối quan tâm của nhiều người bệnh và người nhà trực tiếp chăm sóc. Những người đã từng và đang hút thuốc lá là nhóm có nguy cơ cao nhất mắc phải căn bệnh này. Bài viết sẽ đi sâu giải đáp vấn đề lây nhiễm và một số thông tin liên quan đến bệnh COPD
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có lây không?
Từ viết tắt của bệnh là COPD, đây là một bệnh tiến triển, có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian khi lượng không khí đi vào và đi ra khỏi đường thở giảm vì 1 hoặc nhiều lý do. Triệu chứng của bệnh có thể gây ho khi sản sinh một lượng lớn đờm dẫn đến thở khò khè, khó thở, áp lực ngực và nhiều triệu chứng khác
Bên trong phổi, nhánh phế quản ra thành hàng ngàn ống nhỏ hơn, mỏng hơn gọi là tiểu phế quản. Những ống này kết thúc trong cụm túi khí tròn gọi là phế nang.
Các mạch máu nhỏ được gọi là mao mạch đi qua các vách của các túi khí hoặc phế nang này. Khi không khí đến phế nang, oxy đi qua các thành của phế nang vào máu của mao mạch. Đồng thời, carbon dioxide, một loại khí thải, truyền từ mao mạch đến phế nang. Quá trình này được gọi là trao đổi khí.
Phế quản và phế nang có tính đàn hồi. Khi hít vào, mỗi phế nang sẽ lấp đầy không khí như một quả bóng nhỏ. Khi bạn thở ra hoặc để không khí thoát ra, phế nang xì hơi và không khí thoát ra.
Để biết chính xác bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có lây không thì người bệnh cần nắm rõ nguyên nhân gây bệnh. Các nguyên nhân chủ yếu bao gồm:
- Hút thuốc lá: Hầu hết những người bị COPD hút thuốc hoặc tiếp xúc lâu dài với các chất kích thích phổi khác như chất ô nhiễm, bụi bẩn
- Phế quản và phế nang mất tính đàn hồi
- Các vách ngăn cách nhiều phế nang bị phá hủy
- Các vách của phế quản trở nên dày và bị viêm
- Phế quản sản xuất nhiều chất nhầy hơn trong điều kiện bình thường và chất nhầy này có thể cản trở hoạt động của phế quản
Từ các nguyên nhân nêu trên thì bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh không lây nhiễm cho người khác bởi nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do hút thuốc, tiếp xúc với chất ô nhiễm trong thời gian dài
COPD không phải là bệnh gây nên bởi vi khuẩn virus. Vi khuẩn, ký sinh trùng, virus chỉ có thể khởi phát các đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên người chăm sóc bệnh nhân có thể yên tâm là bệnh không lây.
Có những loại COPD nào?
COPD là một thuật ngữ bao gồm viêm phế quản mãn tính, khí phế thũng và sự kết hợp của cả hai tình trạng này.
Trong viêm phế quản mãn tính, tắc nghẽn đường thở xảy ra do phế quản bị viêm và sản xuất một lượng lớn chất nhầy. Viêm và chất nhầy có thể làm cho khó thở, vì bên trong phế quản bị thu hẹp hoặc đóng lại, điều này có nghĩa là rất khó để tống chất nhầy dư thừa và phế quản cũng dễ dàng bị nhiễm trùng.
Mặt khác, khí phế thũng liên quan đến tổn thương thành các phế nang của phổi. Trong phổi có hơn 300 triệu phế nang giống như những quả bóng đàn hồi nhỏ. Trong khí phế thũng, các vách của một số phế nang đã bị hư hại khiến chúng mất tính đàn hồi và nhiều không khí bị mắc kẹt trong đó.
Sự lưu giữ không khí này làm cho phổi bị viêm và đường thở bị tắc nghẽn. Sự kết hợp của việc liên tục có thêm không khí trong phổi là điều khiến người bệnh khó thở và các triệu chứng của bệnh xuất hiện.
Làm gì để cải thiện bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bỏ thuốc lá
Từ bỏ nicotine là một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm cho sức khỏe của mình. Có một số cách hữu ích để bỏ thuốc lá bao gồm tư vấn, liệu pháp thay thế nicotine, thuốc…
Thực hiện chế độ ăn uống và luyện tập khoa hoc
Khó thở đi kèm với COPD có thể khiến bạn khó thực hiện chế độ ăn uống cân bằng. Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục là rất quan trọng để giữ và cải thiện sức khỏe của đường hô hấp.
- Chia thành các bữa nhỏ để ăn trong ngày
- Uống nước trước khi ăn
- Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi
- Tập thể dục nhẹ nhàng để duy trì sức mạnh cơ bắp
- Sử dụng ứng dụng theo dõi sức khỏe để đếm số bước chân đi bộ hàng ngày, lượng calo tiêu thụ…để điều chỉnh chế độ tập luyện cho phù hợp
- Có thể sử dụng phương pháp vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ
Chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Nghỉ ngơi rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt đối với người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Người bệnh có thể khó ngủ tuy nhiên có thể thực hiện một số cách sau để dễ ngủ hơn:
- Tránh ngủ trưa quá lâu
- Cố gắng tập thể dục 30 phút mỗi lần, 3 lần mỗi tuần
- Không làm một số việc trước khi ngủ như tập thể dục, làm việc, ăn, tranh luận…
- Giữ phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát, yên tĩnh
- Đi tất để giữ ấm chân khi trời lạnh
- Đi ngủ đúng giờ, thức dậy đúng giờ để tạo thói quen, nhịp sinh học
Sử dụng thuốc đúng cách
Hầu hết người bị COPD dùng thuốc có thể cải thiện vấn đề về hô hấp. Hãy uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu phát hiện có bất kỳ tác dụng phụ nào trong quá trình sử dụng thuốc hãy báo cho bác sĩ để được theo dõi và điều chỉnh kịp thời.
Sử dụng oxy
Một số bệnh nhân cần sử dụng liệu pháp oxy để đảm bảo lượng oxy cần thiết cho cơ thể. Liệu pháp oxy cho phép bệnh nhân hoạt động nhiều hơn và không gây ra bất kỳ tác hại nào cho phổi hoặc cơ thể nếu nó được sử dụng đúng cách.
Tập thở
Học các kỹ thuật thở mới sẽ giúp bệnh nhân hít thở nhiều không khí vào và ra khỏi phổi. Điều này giúp giảm khó thở. Ngoài ra bệnh nhân cũng cần học cách ho để đẩy đờm ra ngoài.
Phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng
Nếu bạn bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì bạn có nguy cơ cao bị nhiễm trùng phổi. Lúc này vacxin là giải pháp được khuyên dùng. Vắc-xin cúm được khuyên dùng hàng năm. Vắc-xin viêm phổi được khuyến cáo cứ sau 5 đến 7 năm. Rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa sự lây lan của vi trùng và nhiễm trùng.
Trên đây là bài viết giải đáp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có lây không và một số giải pháp điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt tại nhà để cải thiện tình trạng bệnh. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với mọi người.