Tập yoga cho người bị gai cột sống là liệu pháp khá đơn giản, dễ thực hiện và mang lại nhiều lợi ích tích cực cho người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn mọi người tập yoga khi bị gai cột sống đúng cách và hiệu quả.
Tập yoga khi bị gai cột sống mang lại lợi ích gì?
Tập yoga giúp tăng cường tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể. Bên cạnh đó, tập yoga còn giúp quá trình vận chuyển oxy diễn ra thuận lợi hơn. Với người bị gai cột sống, tập yoga còn mang lại rất nhiều ý nghĩa thiết thực hơn. Cụ thể như:
- Giúp cơ thể linh hoạt hơn, việc di chuyển đi lại trở nên dễ dàng, giảm thiểu các triệu chứng đau nhức.
- Tăng cường sự dẻo dai, săn chắc cho cơ thể, phòng ngừa và giảm các yếu tố gây bệnh về cột sống như: Thoát vị địa đệm, thoái hóa khớp, đau mỏi vai gáy,…
- Ổn định nồng độ đường huyết trong cơ thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, huyết áp.
- Tăng cường sản sinh chất serotonin giúp ổn định não bộ, mang lại năng lượng tích cực cho thể, giúp người tập luôn cảm thấy vui vẻ, phấn chấn.
- Cải thiện và củng cố chức năng gân, cơ vùng bụng và thắt lưng, phòng ngừa nguy cơ co cứng cơ.
- Mang lại sự dẻo dai, săn chắc cho cột sống, giúp người tập có vóc dáng lý tưởng.
- Củng cố hệ thống dây chằng vùng thắt lưng, kìm hãm diễn tiến bệnh gai cột sống.
Hướng dẫn thực hiện bài tập yoga đúng cách
Tập yoga cho người bị gai cột sống mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Vì vậy mọi người có thể kiên trì áp dụng các bài tập yoga để hỗ trợ và phòng ngừa điều trị bệnh hiệu quả.
Dưới đây là các bài tập hiệu quả cao mọi người có thể tham khảo, áp dụng:
Bài tập rắn hổ mang
Tư thế rắn hổ mang là tư thế uốn cong lưng, có tác dụng kéo giãn cơ phía trước thân, hai cánh tay và vai, giúp cột sống linh hoạt hơn. Giảm các triệu chứng đau mỏi.
Người bị gai cột sống áp dụng bài tập như sau:
- Nằm sấp và duỗi thẳng hai chân lên mặt phẳng sàn nhà. Hai bàn tay ôm hai khủy tay áp sát vào ngực. Hai đùi, xương mu và mũi bàn chân bám chắc vào mặt sàn nhà.
- Chạm nhẹ hai tay lên mặt sàn, hít vào đồng thời nâng cao vai và ngực lên khỏi mặt sàn, cảm nhận sự gắn kết giữa chân và xương mu. Bộ phận xương cụt hướng về phía xương mu, xương mu hướng lên rốn. Khớp hông hướng vào giữa, cơ mông được kích thích và săn chắc khi tập luyện.
- Bả vai chống lại với lực ở lưng, hít thở sâu đồng thời mở rộng xương sườn ra phía trước. Người tập nâng hai vai và ngực nhưng không đẩy xương sườn lên phía trước để tránh gây ra cảm giác cứng lưng. Từ từ duỗi đều cột sống.
- Giữ tư thế trên trong khoảng 15 giây rồi đưa cơ thể trở về trạng thái ban đầu.
Bài tập tư thế chú mèo
Bài tập tư thế chú mèo có tác dụng kéo giãn cột sống, khắc phục tình trạng cứng khớp. giúp hệ cơ xương dẻo dai, linh hoạt. Bên cạnh đó, bài tập này còn giúp ổn định, sắp xếp đĩa đệm cột sống, giúp cơ bụng săn chắc, khỏe khoắn hơn.
Bài tập được thực hiện lần lượt theo các bước dưới đây:
- Người tập quỳ xuống nền nhà, chống hai tay và hai đầu gối xuống mặt sàn. Chú ý đặt bàn tay, chân và đầu gối cùng mở rộng trên đường thẳng.
- Đặt 2 tay vuông góc với mặt sàn sau đó mở 2 tay rộng bằng vai, đầu gối mở rộng và song song với độ rộng của hông, hai bàn chân duỗi thẳng, hướng mắt về trước.
- Hít vào đồng thời hóp bụng, đưa cằm về phía ngực bằng cách cúi đầu xuống, cố gắng chạm cằm xuống ngực, lưng uốn cong hướng lên sàn nhà và siết hông lại.
- Từ từ hít sâu giữ trong 3-5 giây.
- Thở ra chậm rãi rồi trở về tư thế ban đầu.
- Mỗi lần tập trong khoảng 15 phút.
Bài tập tư thế em bé
Bài tập yoga tư thế em bé có hiệu quả tốt trong việc thư giãn và kéo dài cột sống lưng. Khắc phục hiệu quả tình trạng đau mỏi cổ và đau lưng.
Các bước thực hiện như sau:
- Người tập quỳ gối xuống nền nhà, ngồi lên gót chân và mở rộng hai bên đầu gối và vùng hông đồng thời hít thở đều.
- Hai tay duỗi thẳng trước mặt, thả lỏng lòng bàn tay, chạm trán vào thảm tập và hít thở sâu.
- Mở rộng hông một cách chậm rãi rồi thư giãn hai đùi
- Duỗi thẳng và đưa hai tay về phía sau, lòng bàn tay hướng lên trên. Kết hợp thả lỏng vai, thư giãn bụng trên đùi.
- Giữ nguyên tư thế trong khoảng 60 giây rồi hít thở sâu, từ từ nâng người lên, trở về tư thế ban đầu.
Tập yoga khi bị gai cột sống cần lưu ý gì?
Tập yoga cho người bị gai cột sống mang lại hiệu quả tốt và đạt được tín hiệu tích cực khi người bệnh kiên trì tập luyện. Tuy nhiên, để bài tập phát huy tác dụng tốt và tránh bị đau đớn do tập sai cách, các bạn cần lưu ý đến một số vấn đề dưới đây:
- Lựa chọn bài tập dễ thực hiện, vừa sức và phù hợp với mức độ tổn thương mình đang gặp phải
- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi tập để được tư vấn về cách tập hiệu quả nhất với thể trạng của mình.
- Các bài tập yoga mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên, nó chỉ mang lại tác dụng khi kiên trì tập luyện. Do đó người bệnh cần áp dụng bài tập ít nhất trong 1 tháng.
- Hạn chế thay đổi tư thế một cách đột ngột để tránh làm tổn thương cột sống.
- Xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học, nghỉ ngơi hợp lý.
- Thiết lập chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ, vitamin nhất là vitamin nhóm B, D để tăng sự dẻo dai cho xương khớp. Tránh xa rượu bia, đồ uống có cồn, chất kích thích, đồ ăn cay nóng, các món ăn nhiều dầu mỡ,….
- Lựa chọn tư thế ngủ phù hợp, không nên ngủ kê gối quá cao, không nên nằm đệm quá cứng khiến tổn thương nghiêm trọng hơn.
Bài tập yoga cho người bị gai cột sống có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh về xương khớp nếu áp dụng đúng cách và kiên trì. Tuy nhiên, nó không thể thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh. Vì vậy, trong trường hợp gặp tổn thương nghiêm trọng hoặc đã tập luyện trong thời gian dài mà không nhận được tín hiệu tích cực. Người bệnh nên thăm khám bác sĩ để được áp dụng phương pháp điều trị phù hợp hơn. Chúc bạn đọc sức khỏe!
Theo : THP